Hà Nội: Hãi hùng khi đi qua tuyến đường “tử thần” tại Sóc Sơn
Tuyến đường 14 (đoạn qua xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) tuy mới đi vào hoạt động trong 3 năm nay nhưng đã xuống cấp trầm trọng, nhiều nắp hố ga bị mất, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi qua đoạn đường này.
Đoạn đường 14 qua xã Phú Minh nối từ tuyến đường 35 vào sân gôn Hà Nội và khu du lịch hồ Đại Lải. Qua tìm hiểu, tuyến đường này tuy chỉ mới hoàn thiện và đi vào sử dụng được gần 3 năm nay nhưng con đường đã xuống cấp nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người đi đường. Đoạn đường nhiều chỗ bị nứt nẻ nghiêm trọng, đặc biệt trong khoảng gần 1km, các hố ga đều bị mất nắp đậy. Được biết trước đây, các hố ga này chỉ được che đậy bằng những nắp bằng gang mỏng, do lưu lượng giao thông qua đoạn đường lớn nên những nắp này thường bị vỡ và rơi xuống hố, biến những hố ga này thành những cái bẫy chết người. Thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại khu vực này. Nhất là vào buổi tối, không có hệ thống đèn đường, tai nạn lại càng dễ xảy ra
Tuy mới hoàn thiện được khoảng 3 năm nay nhưng đường 14 đã xuống cấp nghiêm trọng
Các xe tải có trọng tải lớn thường xuyên đi qua đoạn đường này
Người dân sống trong khu vực trong khu vực cho biết: người làng người xóm đi quen thì không sao, người gặp tai nạn thường là những người mới đi qua tuyến đường này, không thông thạo địa hình. Khi đi với tốc độ cao, các xe đụng phải hố ga dễ mất lái, gặp tai nạn. Ngoài ra, các xe tải có tải trọng lớn cũng thường xuyên chở vật liệu, đất cát để thi công đại lộ Xuyên Á, khiến chất lượng mặt đường bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Các hố ga không nắp xuất hiện rải rác suốt dọc đường
Người dân thường tự lấy đá, cành cây bịt hố ga, tránh gây tai nạn
Ông Nguyễn Văn Minh – người dân sống ở xã Minh Phú ven đường cho biết: Người dân thấy quá nhiều tai nạn xảy ra nên đã tự lấy cây, lấy đá lấp hố ga lại. Thậm chí, có nhiều cụ già ở xã đã tự lăn đá ra để chắn hố, giảm bớt nguy cơ tai nạn.
Đường 14 đi qua xã Minh Phú là tuyến đường quan trọng, nối đường 35 tới những khu du lịch, sân gôn, có lưu lượng tham gia giao thông lớn. Mong chính quyền địa phương và những người có trách nhiệm sớm có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng những người đi đường.
Theo Dân Trí
Tan nát đường tránh TP.Huế
Thường xuyên được duy tu, sửa chữa nhưng gần 36km đường tránh TP.Huế (QL 1A) luôn trong tình trạng tan nát như bị giội bom, rất dễ gây tai nạn cho các phương tiện lưu thông.
Tuyến đường tử thần
Đó là cách gọi của giới tài xế xe tải, xe khách Bắc - Nam dành cho tuyến đường tránh TP. Huế. Anh Nguyễn Văn Thái - tài xế xe tải tuyến Hà Nội - Nha Trang, thường xuyên điều khiển xe qua tuyến đường này, ngao ngán: "Đường sá gì mà mặt đường chỗ nào cũng toàn ổ voi, ổ gà, tay lái không vững là xe lật chỏng vó ngay. Tôi đi nhiều nơi nhưng chưa thấy đường ở đâu xuống cấp khủng khiếp như đường này".
Với 70% mặt đường tan nát, dư luận đang nghi ngờ chất lượng xây dựng và chất lượng sửa chữa tuyến đường tránh TP. Huế.
Những tài xế xe khách Bắc - Nam khác cũng cho biết, hành khách trên xe khi qua đoạn đường này thường nôn thốc nôn tháo do xe lắc liên tục.
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, hiện tuyến đường tránh TP. Huế có đến hàng vạn ổ voi, ổ gà. Nhiều chỗ xuất hiện những mạch nước ùn lên mặt đường. Khi có mưa, mặt đường biến thành những vũng nước lớn nhão nhoẹt bùn lầy. Tai nạn giao thông do lật xe, xe tông nhau vì tránh ổ voi, ổ gà và tình trạng xe thủng lốp, gãy nhíp vì thế mà xảy ra thường xuyên. Không ít tài xế vì quá sợ tuyến đường này nên liều điều khiển xe đi qua TP.Huế để tránh đường xấu, khiến trật tự an toàn giao thông ở TP. Huế bị đảo lộn.
Hoài nghi chất lượng xây dựng, sửa chữa
Tuyến QL 1A tránh TP. Huế được khởi công năm 2001 và đưa vào sử dụng đầu năm 2004, với tổng kinh phí 385 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công trình được Khu Quản lý đường bộ IV bàn giao cho Công ty CP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên - Huế quản lý. Trên thực tế, từ năm 2007, chỉ sau 3 năm đưa vào sử dụng, tuyến đường này đã trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.
Để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông, từ năm 2007 đến nay, Công ty CP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên - Huế thường xuyên bảo trì, sửa chữa tuyến đường này, trong đó có 8 lần sửa chữa quy mô khá lớn. Việc sửa chữa chủ yếu tập trung vào việc xóa bỏ các ổ voi, ổ gà trên đường. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn được sửa chữa, tuyến đường lại rơi vào tình trạng... nát như tương. Dư luận rất hoài nghi về chất lượng xây dựng và sửa chữa tuyến đường này.
Chỉ gần 36km mà xe phải chạy đến 2 giờ đồng hồ. Ban ngày còn đỡ vì dễ quan sát, chứ ban đêm chạy tuyến đường nát như bị bom giội này, tài xế chúng tôi luôn trong tâm trạng sợ hãi.
Anh Bùi Quân - tài xế xe tải
Trao đổi với NTNN, ông Phan Châu Thành - Trưởng phòng Quản lý giao thông Công ty CP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện có đến 70% mặt đường của tuyến đường này bị hư hỏng. Nguyên nhân khiến tuyến đường này bị hư hỏng nặng là do địa hình và thời tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Về tình trạng đường nhanh chóng tan nát sau mỗi lần được công ty bảo trì, sửa chữa, ông Thành giải thích là do kinh phí quá ít. Cụ thể, mỗi năm kinh phí bảo trì, sửa chữa thường xuyên tuyến đường này chỉ khoảng 1 tỷ đồng, trung bình 1km chỉ có kinh phí sửa chữa 34 triệu đồng.
Hiện mỗi ngày có từ 5.000- 5.500 lượt xe tải, xe khách đi qua tuyến đường tránh TP. Huế. Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở GTVT tỉnh đã rất nhiều lần đề nghị đơn vị quản lý tuyến đường khắc phục tình trạng xuống cấp, nhưng tình hình không được cải thiện.
Theo Dân Việt
TP. HCM: Lại chết người trên đường "tử thần" Lưu thông dưới trời mưa đường lại thiếu ánh sáng nhưng chạy với tốc độ cao, xe máy của anh Trọng đã lao sang trái đường đâm vào xe tải ngược chiều khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn xảy ra lúc 22h ngày 15/8 trên đường Kha Vạn Cân, Thủ Đức, TPHCM. Theo nhiều nhân chứng kể lại: anh...