Hà Nội giấu dịch, Bộ NNPTNT yêu cầu chấn chỉnh ngay
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch lở mồm long móng (LMLM) tại nhiều địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội, ngày 26.12.2018, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 10127/BNN-TY yêu cầu UBND TP.Hà Nội cần vào cuộc tích cực để khống chế dứt điểm dịch bệnh.
1.000 con lợn buộc phải tiêu hủy
Theo kết quả kiểm tra của Cục Thú y, dịch bệnh LMLM đã và đang xảy ra tại 15 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn Hà Nội: Quốc Oai, Ba Vì, Đan Phượng và Thường Tín; đã có 821 con gia súc buộc phải tiêu hủy.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, để xảy ra tình trạng này là do mặc dù các cơ quan thú y và chính quyền cơ sở đã tổ chức các biện pháp phòng chống dịch nhưng chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, chưa kiểm soát được dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát, lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao; đe dọa phát triển chăn nuôi gia súc của thành phố, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, gây tổn thất về kinh tế.
Dịch lở mồm long móng đang có dấu hiệu lây lan trên diện rộng. Trong ảnh: Tiêu hủy lợn bị lở mồm long móng. Ảnh: TTXVN.
Trước thực trạng đó, Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các cấp liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM theo đúng quy định Luật Thú y và các văn bản của Bộ NNPTNT.
Theo đó, đối với các huyện đã và đang có ổ dịch LMLM: Khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh các ổ dịch mới tại các địa phương đã và đang có dịch LMLM; tổ chức tổng vệ sinh, xử lý gia súc bệnh, gia súc chết, phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêm phòng bao vây ổ dịch cho toàn bộ đàn gia súc cho các xã đã, đang có dịch và các địa phương có nguy cơ cao; quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng có dịch theo đúng quy định.
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; thực hiện công bố dịch và tổ chức chống dịch khẩn cấp theo đúng quy định của pháp luật thú y hiện hành; bố trí kinh phí và tổ chức các hoạt động chống dịch trên địa bàn…
Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người dân biết và chủ động hợp tác trong phòng chống dịch bệnh; trong đó cần nói rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh LMLM; các biện pháp xử lý gia súc bệnh.
Đối với các huyện chưa có dịch nhưng trong diện nguy cơ cao, Bộ NNPTNT yêu cầu chính quyền, cơ quan thú y cần chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp gia súc mắc bệnh; thực hiện lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm có thẩm quyền xét nghiệm xác định chính xác các chủng virus LMLM gây bệnh để tổ chức tiêm phòng có hiệu quả; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
Rà roát, tổ chức tiêm phòng tại các địa bàn có nguy cơ cao, củng cố hệ tống báo cáo dịch nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bảo đảm chính xác, kịp thời.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu TP.Hà Nội thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp đế các địa phương có dịch để chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch, nơi có nguy cơ cao để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Làm rõ trách nhiệm liên quan đến giấu dịch
Video đang HOT
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại Công văn số 6321/UBND-KT về việc tập trung chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn thành phố.
Tiêm phòng là biện pháp chống dịch lở mồm long móng hiệu quả. Ảnh: TTXVN.
Theo công văn, UBND Thành phố Hà Nội nhận được Báo cáo (khẩn) số 467/BC-SNN ngày 24/12/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình bệnh lở mồm long mong gia súc các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Thường Tín, Quốc Oai.
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã đặc biệt các địa phương đang có dịch LMLM tổng kiểm tra dịch bệnh LMLM gia súc và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc tại địa phương. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả ngay từ đầu, tuyệt đối không để bệnh lây ra diện rộng. Cạnh đó, cần khoanh vùng các ổ dịch, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh; lập các chốt kiểm dịch động vật tại các địa phương đang có dịch; nghiêm cấm vận chuyển gia súc, gia cầm ra khỏi vùng dịch theo quy định. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý bệnh LMLM gia súc theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT.
UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẩn trương phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổng kiểm tra tình hình bệnh LMLM gia súc trên toàn thành phố và hướng dẫn các địa phương phòng, chống dịch bệnh đảm bảo hiệu quả.
Đối với các ổ bệnh LMLM gia súc tại các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Thường Tín, Quốc Oai cần thực hiện đồng bộ các biện pháp dập dịch khẩn cấp, cung cấp đẩy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác dập dịch, tuyệt đối không để lây ra diện rộng. Đồng thời, tăng cường hoạt động các chốt kiểm dịch động vật liên ngành ra, vào Thành phố; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý, thông tin, báo cáo không kịp thời về các ổ dịch LMLM gia súc tại các huyện trên. Tổng hợp báo cáo UBND thành phố trước 16h00 hàng ngày về tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch bênh LMLM gia súc của các địa phương, đơn vị.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Sẽ dự báo tốt hơn về chăn nuôi
"Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng. Các DN này sẽ trở thành xương sống cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn" - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết như vậy khi trao đổi với PV NTNN/Dân Việt.
Thưa ông, vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Chăn nuôi, ông có thể nói rõ thêm về những điểm mấu chốt, đáng chú ý nhất của Luật này?
Đây là luật thứ 4 của ngành nông nghiệp được Quốc hội thông qua sau hơn 2 năm làm việc rất tích cực và quyết liệt. Cùng với các luật về Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Luật chăn nuôi sẽ tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển theo chuỗi ngành hàng, khẳng định chăn nuôi là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.
Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ NNPTNT kể từ ngày 2/11/2018.
Cơ cấu của Luật có 8 chương với 83 điều, xuyên suốt từ giải thích từ ngữ, cơ chế chính sách, giống, thức ăn, điều kiện chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, mổ, thị trường... Những quy định đều rất thông thoáng, có lĩnh vực phải kiểm soát chặt chẽ, có cái hậu kiểm. Ví dụ không chỉ công nhận giống mà công nhận cả dòng, và chỉ giống mới phải mang đi khảo nghiệm, còn những sản phẩm của đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước không phải khảo nghiệm nữa. Giá trị của dòng giống cũng không có giới hạn bao nhiêu năm. Các thủ tục hành chính công nhận dòng giống, cơ sở sản xuất đã được giảm đi rất nhiều.
Về thức ăn chăn nuôi, các loại thức ăn truyền thống, tự trộn, đặt hàng và thức ăn thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) đều được quy định chặt chẽ. Riêng phần thức ăn bổ sung chiếm 5% thì phải kiểm soát chặt, phần nguyên liệu chiếm 95% thì tăng cường hậu kiểm.
Điều kiện sản xuất thức ăn, ngoài quy định ở Điều 38 còn có quy định chi tiết giao Chính phủ ra nghị định để làm sao cơ sở sản xuất thức ăn phải đảm bảo yêu cầu, tránh tình trạng sản xuất thức ăn kiểu cuốc xẻng.
Về chăn nuôi động vật khác, ngoài những loại động vật đã được quy định trong danh mục của Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học thì mới đây chúng ta đã đưa vào quy định con ong mật, chim yến, hươu. Riêng con hươu hiện đang trong danh mục quản lý của ngành lâm nghiệp, như ng tới 1/1/2019 Luật Lâm nghiệp sửa đổi thì chúng ta sẽ rút con hươu ra khỏi danh mục và đưa vào Luật Chăn nuôi. Hiện nay con hươu đã được người dân nuôi khá phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao.
Một cái mới nữa là quy định đối xử nhân đạo với động vật. Với Việt Nam là mới nhưng trên thế giới đã thực hiện khá rộng rãi, ta cần học tập để phù hợp với xu thế hội nhập. Theo đó, việc đối xử nhân đạo với động vật trong quá trình chăn nuôi, mổ, vận chuyển đều được quy định rõ.
Về việc di dời các cơ sở chăn nuôi, phần thuộc khu vực cấm sau 5 năm phải hạn chế và di dời, còn những nơi không đảm bảo về khoảng cách, không có giải pháp về mặt công nghệ thì sẽ phải giảm quy mô, hoặc di dời.
Về chính sách, dự thảo Luật có đưa vào việc dự trữ, nhưng Ủy ban TVQH đã có ý kiến tùy từng thời điểm mới áp dụng. Ngoài ra, về vấn đề mổ, chế biến, những năm gần đây đã có một số tập đoàn tham gia lĩnh vực này nhưng chưa nhiều và còn khá bất cập, do đó Luật cũng quy định theo hướng có những ưu đãi nhất định nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) tham gia mổ, chế biến.
Đó là những nội dung xuyên suốt toàn bộ 8 chương và nhận được sự ủng hộ cao của Quốc hội.
Việc đối xử nhân đạo với động vật trong quá trình chăn nuôi, mổ, vận chuyển đã được quy định rõ trong Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Ảnh: Đức Thịnh
Ông có đánh giá thế nào về ý nghĩa của Luật này đối với quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp?
Chăn nuôi hiện nay vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, khoảng 4-6%/năm; giá trị ngành chăn nuôi khoảng 250.000 tỷ đồng, chiếm 5-6% GDP của cả nước. Trung bình mỗi năm, nước ta sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn thịt, 10 tỷ quả trứng, 9.000 tấn sữa.
Tính bình quân đầu người thì tương đối cao, nhưng thực tế ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế do quy mô nhỏ lẻ, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng còn khiêm tốn.
Tin rằng khi luật ra đời, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia ngày càng nhiều của DN thì tỷ trọng của ngành sẽ có sự dịch chuyển, chất lượng sản phẩm được nâng lên, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm đi. Chuỗi chăn nuôi sẽ dần đáp ứng được các thị trường xuất khẩu có tiềm năng.
Hiện nay, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch rất tích cực gắn với tái cơ cấu, ví dụ như vừa qua tại Nam Định đã khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn của Nhà máy Biển Đông DHS có quy mô lớn nhất miền Bắc, sắp tới là nhà máy mổ của Masan ở Hà Nam, rồi nhà máy của C.P ở Yên Nghĩa; một số nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu ở phía Nam...
Công nhân làm việc tại tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn của Nhà máy Biển Đông DHS tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh: M.H
Như ông vừa nói, chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu có quy mô nông hộ, trong khi chỉ còn hơn 1 năm nữa Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực (ngày 1/1/2019). Liệu những hộ chăn nuôi có đủ thời gian để thích nghi được với các quy định mới trong luật?
Khi thiết kế luật, chúng ta đều phải tính đến thời kì quá độ. Thực tế là số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang còn rất nhiều, sinh kế của bà con dựa cả vào đó. Những quy định của chúng ta mang tính chất định hướng, còn các yếu tố thị trường, DN, Nhà nước, cơ chế chính sách vẫn phải có bước đệm để họ dần chuyển đổi. Do đó khi luật ra đời chăn nuôi nông hộ chưa bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nông hộ cũng đang có sự thay đổi tích cực trong việc tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới, giống, quy mô để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là tín hiệu tốt để luật đi vào thực tiễn.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng chính sách điều hành ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng hiện nay vẫn đang chạy theo thị trường nên thường lúng túng khi thị trường có biến động. Vậy luật mới ra đời có giải quyết được hạn chế này?
Luật có một điều quy định về thị trường, đó là giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương có dự báo hàng năm, có thông tin thị trường hàng tháng. Một bài học kinh nghiệm trong thời gian qua là sức sản xuất của nông nghiệp nước ta rất lớn, nhưng dự báo cung cầu chưa sát, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới, khi các cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ không cho xuất khẩu lợn sống thì diễn ra một sự ngưng trệ tại thị trường trong nước, khiến giá giảm sâu.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, ngoài việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác, 2 Bộ sẽ có dự báo để người chăn nuôi căn cứ vào đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Cơ cấu ngành chăn nuôi lợn sẽ chuyển dịch dần theo hướng giảm chăn nuôi nông hộ, tăng quy mô chăn nuôi trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và hình thành các chuỗi sản xuất khép kín. Ảnh: I.T
Tuy nhiên thời gian qua, sự thể hiện vai trò của 2 Bộ trong việc điều tiết thị trường chưa rõ lắm, thậm chí là bị động? Chúng ta có công cụ nào giám sát để biết rằng 2 Bộ đang phối hợp tốt nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng giá của một số loại nông sản?
Không phải 2 Bộ không phối hợp tốt, mà do công cụ phối hợp, quy định và thiết chế để phối hợp trước đây chưa có. Bây giờ Luật đã quy định rõ thì việc phối hợp sẽ được thực hiện chặt chẽ và nhuần nhuyễn. Chắc chắn tới đây sự phối hợp giữa hai bên sẽ có tác động cả về quy mô và tổ chức sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
Không sợ tổn thương khi tham gia CPTPP
Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng số lượng DN tham gia vào nông nghiệp cũng đang tăng gấp 3 lần, trong đó có rất nhiều DN lớn như TH truemilk, Dabaco, Vingroup, De heus, Masan... Những DN lớn này sẽ trở thành xương sống, cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.
Tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không phải là yếu thế, mà đang mở cánh cửa cho nông sản Việt Nam cải thiện và phát triển các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Việc hội nhập chúng ta coi đó là thách thức, nhưng đã có lực lượng tiếp cận một cách chủ động, tự tin.
Thực tế, nhiều DN đã có thời gian tích tụ tư bản tương đối lâu, ví dụ như Vinamilk đâu chỉ phát triển ở trong nước mà đã đầu tư nhiều ra thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay chính là phải đầu tư công nghệ cao để tăng giá trị, hạ giá thành thì mới cạnh tranh tốt được.
Theo Danviet
Hà Nội: Trồng nhãn đặc sản, miền đất này thu 400 tỷ đồng/năm Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại Hội nghị "Hợp tác các tỉnh phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn TP.Hà Nội năm 2018". Trồng nhãn đặc sản, thu 400 tỷ đồng/năm Hội nghị do Sở NNPTNT Hà Nội phối...