Hà Nội: Giật mình mớ rau muống đắt ngang 3 lạng thịt
“Chưa bao giờ tôi thấy rau xanh tăng giá mạnh như vậy vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 như thế này. Một mớ rau muống sơ mới (rau muống thả sơ cho lứa rau đầu tiên) hôm qua vọt lên 25.000-30.000 đồng/mớ, đắt bằng 3 lạng thịt thăn ngon”- bà Ngô Thị Thu nhà ở phố Hào Nam thốt lên khi đi chợ những ngày này…
Khoảng 2-3 tuần trở lại đây giá rau xanh, hành hẹ liên tục tăng lên do thời tiết mưa dầm rả rích suốt. “Trời mưa, rau thối, hành thối không lên được, giá mua buôn tăng ầm ầm. 1 kg hành giá buôn đã lên tới 50.000 đồng so với trước chỉ 15.000-20.000 đồng/kg”-chị Hà bán hành hẹ, rau thơm ở chợ Ngọc Hà cho biết.
Một mớ rau muống có giá 25.000-30.000 đồng/mớ
Theo chị Hà, thời gian trước bán cho khách có khi khuyến mại thêm hành để khách vui vẻ, giờ ai mua 1.000 đồng là không bán nổi hành, mua 3.000 đồng mới bằng lượng hành mua 1.000 đồng trước đây. Giá các loại rau thơm, rau mùi, tía tô, kinh giới… chị Hà bán đều tăng lên gấp đôi so với trước, đều từ 2.000-3.000 đồng/mớ thay vì chỉ 1.000 đồng/mớ.
Theo thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, trời mưa dầm kéo dài khiến nguồn cung hàng rau xanh cho Hà Nội sụt giảm tới 40%, vì thế, giá các mặt hàng này tại nhiều chợ trên địa bàn thành phố rục rịch tăng từ vài tuần nay trong khi giá các loại thịt, cá vẫn giữ ở mức thấp.
Nếu sau Tết nguyên đán giá rau xanh rẻ như bèo thì hiện đắt hơn cả thịt cá. “Thời tiết mưa ẩm liên tục thế này rau nào chịu nổi, nhiều loại rau bị thối, rữa, vì vậy nguồn cung giảm, tranh nhau buôn mà còn khó bán. Có loại rau tôi lấy về bán bị thối, đen phải bỏ đi khá nhiều, người mua thì thấy đắt nên giảm mua hẳn, thiệt hại đôi đường”-bà Trường bán rau ở chợ cóc Vũ Thạnh cho biết.
Ở chợ Nghĩa Tân, một chủ kinh doanh rau xanh cũng cho hay, giá rau cao như vậy song vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. “Nếu thời tiết mưa ẩm như hiện nay cứ kéo dài thì chắc chắn thời gian tới giá rau sẽ còn tăng lên, quá sức tưởng tượng của người bán kẻ buôn”-chị chủ quầy rau dự báo.
Video đang HOT
Hiện, không chỉ rau muống mà giá các mặt hàng như bắp cải cũng lên 10.000-15.000 đồng/kg so với mức 6.000 đồng/kg như trước; su hào: 5.000 đồng/củ, tăng 2.000 đồng; cà chua: 25..000-30.000 đồng/kg so với mức 15.000 đồng/kg; rau cần tăng từ 5.000 đồng lên 10.000-12.000 đồng/mớ; cải chíp: 25.000 đồng/kg so với mức 15.000 đồng như trước. Các loại rau dền, mùng tơi, rau ngót cũng lên tới 4.000-5.000 đồng/mớ so với 2.000 đồng/mớ trước đó.
Không giống như rau xanh, giá các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, cá, gà lại ổn định. Chẳng hạn, thịt lợn thăn có giá 90.000 đồng/kg; thịt mông và thịt ba chỉ cùng được bán là 80.000 đồng/kg; sườn: 90.000 đồng/kg; thịt bò bắp có giá 250.000 đồng/kg, thịt bò thăn: 270.000-280.000 đồng/kg; thịt gà ta còn lông: 120.000-130.000 đồng/kg. Với mặt hàng cá, cá trắm trắng được bán phổ biến là 60.000-70.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng so với trước; cá trắm đen là 140.000-150.000 đồng/kg; cá chép: 60.000 đồng/kg loại nhỏ, 65.000 đồng/kg loại loại to; ngao: 18.000-20.000 đồng/kg. Các mức giá trên đã ổn định kéo dài suốt từ sau Tết nguyên đán đến nay.
Theo Mai Hương
Dân Việt
Nguy hiểm khi ăn rau muống không đúng cách
Rau muống là món ăn bình dân được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, thực phẩm này rất dễ trở thành hiểm họa sức khỏe đối với nhiều người.
BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe cho biết, rau muống là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm, thiếu máu. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Rau muống rất nguy hiểm khi ăn không đúng cách. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt... có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín
Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...
Nếu rửa rau hoặc chế biến chưa kỹ, có thể gây ra ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Hơn nữa, khi ăn rau muống sống hoặc chưa chế biến kỹ, ký sinh trùng sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể.
Ăn rau muống với sữa
Không ăn rau muống với sữa. Ảnh minh họa.
Không nên ăn rau muống với các sản phẩm sữa như sữa bò, sữa chua hay pho mát. Bởi sữa rất giàu hàm lượng canxi, trong khi rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Ăn rau muống trái mùa
Rau muống là lợi cây dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn để đem bán ra thị trường nhằm kiếm lời.
Bởi vậy, ăn rau muống trái mùa thường không an toàn bởi lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong rau nhiều hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chú ý:
- Để đảm bảo sức khỏe trong các bữa cơm gia đình, khi ăn rau muống, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
- Kinh nghiệm dân gian truyền lại, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn thực phẩm này.
Theo Khánh Hà
Đời sống & Pháp luật
Những hiểm họa "chết người" từ rau muống mọi nhà cần biết Rau muống là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng đây cũng là mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe. Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng trong rau muống cũng tiềm ẩn nhiều...