Hà Nội: Giáo viên hợp đồng tiếp tục bị đẩy… “ra đường”
Dù đủ điều kiện được xét tuyển đặc cách nhưng các giáo viên hợp đồng (GVHĐ) lâu năm của Hà Nội vẫn phải trải qua một kỳ thi sát hạch nhằm… nâng cao chất lượng tuyển dụng.
Thầy Nguyễn Viết Tiến – GVHĐ Trường THCS Xuân Sơn ( thị xã Sơn Tây) mong chờ được xét tuyển đặc cách.
Hơn 2 nghìn GV thuộc diện xét tuyển đặc cách
Trong văn bản xin ý kiến Bộ Nội vụ để xét tuyển đặc cách GVHĐ, UBND TP Hà Nội cho biết, TP đã rà soát 2.028 hồ sơ (MN: 842, tiểu học: 380, THCS: 806) nằm trong diện được xét tuyển đặc cách.
Trong số 2.028 GVHĐ này chia làm 3 nhóm: Nhóm có hồ sơ hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của Bộ Nội vụ (1.514 GV); nhóm có thời gian đóng bảo hiểm theo quy định nhưng không đóng 3 tháng hè do ngân sách địa phương không bảo đảm (241 GV); nhóm đã chấm dứt hợp đồng khi kết thúc năm học 2019 – 2020 (273 GV).
Cũng theo UBND TP Hà Nội, năm học 2019 – 2020, TP còn hơn 5.136 biên chế giáo viên, lớn hơn 2 lần so với số GVHĐ lâu năm cần tuyển dụng đã được thống kê và thu nộp hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Về phương án tuyển dụng GVHĐ, UBND TP Hà Nội cho biết sẽ xây dựng kế hoạch xét tuyển theo quy định của Nghị định số 161/2018 của Chính phủ trên cơ sở số GVHĐ đã được rà soát.
Cụ thể, TP sẽ ban hành kế hoạch xét tuyển, công bố công khai các chỉ tiêu GV còn thiếu. GVHĐ trong danh sách được đăng ký vào chỉ tiêu theo nguyện vọng, nộp phiếu đăng ký xét tuyển tại UBND quận, huyện, thị xã. Sở Nội vụ tổng hợp, công bố kết quả đăng ký xét tuyển. Trên cơ sở đăng ký lần đầu, TP cho phép GV dự tuyển được điều chỉnh nguyện vọng trong toàn TP. Bước này được thực hiện 2 lần với mục đích giảm thiểu sự cạnh tranh.
Trên cơ sở số GVHĐ đã điều chỉnh nguyện vọng 2 lần, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ chốt danh sách đăng ký xét tuyển, thành lập Hội đồng xét tuyển và tổ chức sát hạch theo quy định. Các trường hợp GVHĐ không đăng ký dự tuyển hoặc không trúng tuyển do sát hạch không đạt yêu cầu sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động và tham gia và các kỳ tuyển dụng tiếp theo của TP.
Thầy Phùng Đức Tăng, GVHĐ Trường THCS Phú Sơn (thị xã Sơn Tây) làm nhiều nghề để mưu sinh.
Tuyển dụng… ngược
Video đang HOT
Trả lời công văn của UBND TP Hà Nội, Bộ Nội vụ cho biết: Việc tuyển dụng đặc cách với GVHĐ theo chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ không yêu cầu phải thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức theo quy định tại Nghị định số 161. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tuyển dụng, việc UBND TP Hà Nội triển khai thực hiện phương án xét tuyển theo Nghị định 161 là thẩm quyền của UBND TP theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau nhiều lần trì hoãn, Hà Nội vẫn không xét tuyển đặc cách cho các GVHĐ lâu năm dù Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý, nhiều địa phương khác trong cả nước cũng đã tiến hành xét tuyển đặc cách đối tượng này.
Cô Trần Hồng Vân – GVHĐ Trường THCS Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn), có 25 năm công tác trong ngành băn khoăn: Tại sao TP không thực hiện chủ trương của cấp trên mà vẫn muốn đẩy GVHĐ vào bước đường cùng. Tại sao TP không xét tuyển GVHĐ trước rồi mới thi tuyển viên chức giáo dục. Đằng này cho thi trước, giờ lại đẩy GVHĐ vào cái gọi là sát hạch để “nâng cao chất lượng”.
Chung tâm trạng, thầy Nguyễn Viết Tiến – GVHĐ Trường THCS Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) chia sẻ: Chúng tôi không thể hiểu tại sao TP lại luôn có phương án trái ngược, thay đổi liên tục đối với các GVHĐ. Thứ nhất, theo chỉ đạo của Trung ương phải xét tuyển đặc cách xong mới thi tuyển theo Nghị định 161, nhưng Hà Nội làm ngược lại. Thứ hai, Bộ Nội vụ trả lời rất rõ ràng là không cần theo Nghị định 161, nhưng Hà Nội vẫn làm.
GVHĐ ở Hà Nội luôn mong có một cơ chế thỏa đáng, công bằng hơn trong việc tuyển dụng vào biên chế giáo dục. Với cách làm “tiền hậu bất nhất” của Hà Nội, trong hơn một năm qua, hàng nghìn GVHĐ đã trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ lo sợ, thất vọng đến hy vọng và bây giờ là… tuyệt vọng.
Hà Nội chỉ đạo xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm
Giáo viên hợp đồng được đặc cách phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, điều kiện về trình độ ngoại ngữ, tin học và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Sở Nội vụ thành phố Hà Nội có công văn số 186: Về việc hoàn thiện hồ sơ giáo viên hợp đồng thuộc đối tượng xem xét đặc cách theo công văn số 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ.
Theo công văn 186, Sở Nội vụ đề nghị Ủy ban Nhân dân các Quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các nội dung sau:
Rà soát, thu và tổng hợp hồ sơ của giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xem xét tuyển dụng đặc các theo hướng dẫn tại công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ:
Đối tượng giáo viên hợp đồng được xem xét tuyển dụng đặc cách:
Giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí giáo viên các bộ môn, giáo viên Tổng phụ trách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập thuộc Ủy ban Nhân dân Quận, huyện, thị xã.
Hợp đồng lao động do Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã trực tiếp ký hoặc ủy quyền, đồng ý bằng văn bản giao Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Nội vụ, Hiệu trưởng nhà trường ký hợp đồng.
Thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội theo vị trí việc làm giảng dạy tại trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trước ngày 31/12/2015.
Giáo viên hợp đồng đang giảng dạy phải đảm bảo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh, khung danh mục vị trí việc làm, có đủ năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu vị trí giáo viên cần tuyển dụng được Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã xác định trong chỉ tiêu biên chế.
Đối tượng và điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng tại Hà Nội (Ảnh:V.N)
Về điều kiện chuyên môn:
Giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên ngành giáo dục mầm non.
Giáo viên tiểu học: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên ngành giáo dục tiểu học, giáo viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật bậc tiểu học có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đúng chuyên ngành giảng dạy.
Giáo viên trung học cơ sở: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.
Các yêu cầu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học (Ảnh:V.N)
Điều kiện về trình độ ngoại ngữ, tin học
Về trình độ ngoại ngữ: Phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1 (tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 1/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam.
Việc công nhận trình độ ngoại ngữ tương đương thực hiện theo hướng dẫn số 4645/SGD&ĐT-GDTX-CN ngày 14/12/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Đối với giáo viên hợp đồng dạy ngoại ngữ phải có chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về trình độ tin học: Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Các chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A,B,C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản.
Thời gian giáo viên hợp đồng lâu năm nộp hồ sơ xét đặc cách trước ngày 15/2/2020 (Ảnh:V.N)
Giáo viên hợp đồng tại Hà Nội cần chuẩn bị hồ sơ xét đặc cách bao gồm các thành phần sau:
Bản kê khai công tác (theo mẫu) có xác nhận của Ban giám hiệu trường đang công tác hoặc ban giám hiệu trường nơi kết thúc hợp đồng lao động cuối cùng đối với các giáo viên hợp đồng trong năm 2019.
Các văn bản, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh của vị trí việc làm giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Các hợp đồng lao động đã ký theo vị trí việc làm giảng dạy của Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc văn bản cho phép (quyết định, thông báo, công văn thỏa thuận...) ký hợp đồng lao động của Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã và các hợp đồng kèm theo.
Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Thời gian thu nộp hồ sơ: Các đơn vị quy định cụ thể thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ từ ngày 1/2/2020 đến ngày 15/2/2020.
Có thể nói với công văn này được coi là một tin vui đối với giáo viên hợp đồng. Hy vọng rằng Thành phố Hà Nội sẽ thể hiện được quyết tâm giải quyết vấn đề xét đặc cách cho giáo viên trong quý I năm 2020 như đã hứa.
Bên cạnh đó, do công văn số 186 của Sở Nội vụ Hà Nội được đưa ra dịp giáp Tết, cho nên rất mong quý thầy cô chú ý, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và nộp hồ sơ đúng thời hạn để đảm bảo quyền lợi.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Hà Nội: Vừa thi tuyển viên chức vừa xem xét tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có văn bản yêu cầu GĐ các Sở: Nội vụ, GD&ĐT; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc tiếp tục thực hiện thi tuyển và xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của cơ sở giáo dục công lập. Như vậy, đến thời điểm này, Hà Nội vẫn tổ chức...