Hà Nội giảm tiền cắt cỏ từ 886 tỉ xuống 178 tỉ đồng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết như vậy tại buổi báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao từ ngày 1-1 đến 15-9 tại UBND thành phố Hà Nội sáng 26-9.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp
Sáng 26-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nghe lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao từ ngày 1-1 đến 15-9 tại UBND thành phố Hà Nội.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử mạnh xe chở tôn
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: “Sáng nay, trước khi tổ công tác xuống làm việc với Hà Nội, Thủ tướng có nói với tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về bốn nội dung, đề nghị Hà Nội làm rõ, rút kinh nghiệm, chỉ đạo quyết liệt bốn nội dung thủ tướng đề cập”.
Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, Hà Nội phải làm rõ giải pháp làm sao làm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn thực phẩm vào Hà Nội.
Thứ hai, đó là việc chống buôn lậu, hàng giả, Hà Nội cũng còn rất nhiều vấn đề.
Video đang HOT
Thứ ba, vấn đề an toàn giao thông Hà Nội. “Gần đây nhất là chuyện xe chở tôn, xe chở vật liệu xây dựng chở nghênh ngang trên đường. Đã có hai người tử vong trong những vụ xe chở tôn nghênh ngang trên đương, đây là vấn đề rất lớn thủ đô cần suy nghĩ”.
Thứ tư, việc quản lý thủ đô vừa qua dù có rất nhiều đổi mới. Hà Nội có nhiều chủ trương chỉnh trang, đã tổ chức được các tuyến phố đi bộ nhưng trong chỉnh trang đô thị, người dân vẫn còn nhiều bức xúc.
Vụ 8B Lê Trực: phá dỡ xong phần vi phạm trước 30-9
Đề cập đến vi phạm xây dựng tại công trình 8B Lê Trực, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận mặc dù Hà Nội chỉ đạo xử lý quyết liệt nhưng tiến độ phá dỡ rất chậm.
“Sau ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình cưỡng chế, quận cũng đã thay nhà thầu phá dỡ, đẩy nhanh tiến độ, chuyển sang phá dỡ bằng máy móc, sử dụng cần trục tháp để phá dỡ” – ông Hùng cho biết.
Theo ông Hùng, hiện nay đã phá dỡ xong sàn mái tầng 19 và đang phá dỡ phần cột tầng 19.
“Thành phố tiếp tục đôn đốc nhà thầu, lắp cần cẩu tháp để phá dỡ phần cột vi phạm. Tiếp tục lập và hoàn thành phương án phá dỡ phần còn lại trước 30-9, phá dỡ toàn bộ vi phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng” – ông Hùng nói.
Hà Nội giảm tiền cắt cỏ từ 886 tỉ xuống 178 tỉ đồng
Đề cập đến việc cắt tỉa cỏ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận việc tạm dừng cắt tỉa cỏ vừa qua đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh. Tuy nhiên, ông Chung khẳng định việc tạm dừng cắt tỉa cỏ chỉ là tạm thời để thực hiện việc rà soát định mức.
“Riêng về cắt tỉa cỏ thành phố đã họp 6 lần, rà soát kinh phí. Năm 2016 thành phố dự kiến chi 886 tỉ đồng cho cắt tỉa cỏ, qua rà soát thì số tiền này chưa có việc cắt tỉa cây, vì vậy phải tạm dừng để rà soát. Thành phố đã họp với 24 doanh nghiệp tham gia duy tu, rà soát lại định mức.
“Sáng 25-9, tôi đã làm việc với giám đốc sở Tài chính, thống nhất rút kinh phí duy tu, cắt cỏ từ 886 tỉ đồng xuống còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm được 708 tỉ đồng. Còn việc trồng cây, vừa qua mới chi 20 tỉ đồng mà đã trồng được rất nhiều. Riêng việc cắt tỉa cỏ, Hà Nội vẫn thực hiện nhưng chỉ duy trì ở một số khu vực, duy trì trang trí vào các dịp lễ tết. Tôi khẳng định sau rà soát, việc duy tu cắt cỏ, trang trí chắc chắn chỉ đẹp hơn” – ông Chung nói.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra các bộ, địa phương "nợ" nhiều việc
Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, diễn ra chiều nay (31/8).
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị định về Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là văn bản quan trọng quy định tổng thể công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo Nghị định sửa 38/41 điều, thêm 9 điều so với quy định hiện hành.
Văn bản này rất quan tâm đến cải cách hành chính, cũng như quy trình giải quyết các nhiệm vụ, nhất là về thẩm quyền giải quyết.
"Có ý kiến cho rằng chúng ta họp nhiều, như vậy thì phải xác định xem có đúng thẩm quyền không, trách nhiệm của các bộ trưởng, các thành viên Chính phủ đã rõ chưa, để từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ đúng thẩm quyền, không đùn đẩy, không đẩy việc lên Chính phủ...", ông Dũng nói.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, khi Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ mới được ban hành, sẽ khắc phục sự giao thoa về nhiệm vụ của các bộ, ngành, khắc phục các "khoảng trống" trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để sớm ban hành. Sau khi văn bản này được ban hành, các bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải nhanh chóng ban hành quy chế làm việc của bộ, địa phương.
Quy chế làm việc của Chính phủ có điểm mới là tạo sự chủ động cho các thành viên Chính phủ.
Liên quan đến triển khai quan điểm nhất quán của Chính phủ nhiệm kỳ mới là nói đi đôi với làm, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận xem bộ máy hành chính các cấp đã hướng về người dân và doanh nghiệp chưa. Thủ tướng muốn bộ máy chính quyền các cấp, từ xã, huyện, tỉnh phải chuyển động, chứ không chỉ Chính phủ chuyển động...
"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sắp tới Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các bộ, ngành, địa phương còn nợ đọng nhiều việc. Công tác này phải làm thường xuyên theo hướng đánh giá khách quan, công tâm, trong đó tập trung làm rõ nguyên nhân chủ quan để hàng tháng báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ, để có hướng giải quyết...", ông Dũng nói.
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thông tư 20 về nhập ôtô: DN chờ chỉ đạo của Thủ tướng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Thủ tướng sẽ có ý kiến chỉ đạo về Thông tư 20 sau nhiều tranh cãi liên quan đến điều kiện kinh doanh nhập ôtô. Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ ngày 2/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm của...