Hà Nội giải quyết nhanh úng ngập, ùn tắc
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, lượng mưa đo được đến 8h ngày 22-9, tại các khu vực như Vân Hồ là 182mm; Xuân Đỉnh 62,4mm; Cầu Giấy 87,4mm; Nam Từ Liêm 98,2mm; Long Biên 223,9mm; Yên Sở 183,6mm; Thanh Liệt 117mm; Hồ Tây 77,5mm; Trúc Bạch 118,1mm; Hoàn Kiếm 129mm.
Do mưa lớn, trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều điểm úng ngập, tuy nhiên đến 10h, cơ bản nước rút hết. Khi có thông tin dự báo mưa lớn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng đã ứng trực tại vị trí trọng yếu, khơi thông dòng chảy, phân luồng phương tiện theo phương án đã được xây dựng trước mùa mưa bão.
Sẵn sàng các phương án
Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương cho biết, ngập nặng nhất là địa bàn quận Hoàng Mai và Long Biên, do lượng mưa khu vực này rất lớn. Tại Hoàng Mai, có 8 vị trí là chân cầu Vĩnh Tuy, phố Mạc Thị Bưởi, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Thanh Đàm, ngã ba Vành đai 3 – Khuyến Lương, đường Lĩnh Nam, Định Công… sau 3-5 giờ nước mới rút hết vì mực nước trên hệ thống cao, lại chịu ảnh hưởng của các công trình đang thi công. Tại quận Long Biên, có 4 vị trí là phố Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, vòng xuyến ngã tư Cổ Linh, trước số nhà 270 đường Nguyễn Văn Linh ngập kéo dài do mực nước sông Cầu Bây dâng cao, hệ thống tiêu hoàn toàn tự chảy nên khả năng thoát nước hạn chế.
Sáng 22-9, tuyến đường Định Công (quận Hoàng Mai) ngập nặng khiến giao thông bị ùn tắc. Ảnh: Nhật Nam
Khi có dự báo xảy ra mưa lớn, từ chiều 21-9, Công ty Thoát nước Hà Nội đã vận hành các trạm bơm đầu mối, cho hạ mực nước trên hệ thống hồ điều hòa, mương, sông để sẵn sàng tiêu thoát nước mưa. Khi có mưa lớn, dồn dập, công ty đã huy động 100% quân số ứng trực cùng phương tiện cơ giới, máy bơm di động triển khai phương án khắc phục. Trong ngày 22-9, mặc dù mưa đã ngớt nhưng tại nhiều trọng điểm ngập như ngã năm Bà Triệu – Nguyễn Du, phố Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… phương tiện cơ giới chuyên dụng và công nhân thoát nước vẫn có mặt sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu. Trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ liên tục vận hành 100% công suất để hạ mực nước trên hệ thống.
Mưa to vào khung giờ cao điểm buổi sáng, lượng phương tiện đông nên đã xảy ra hiện tượng ùn ứ cục bộ tại một số tuyến đường. Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt cho biết: Đơn vị đã bố trí lực lượng chỉ huy điều khiển giao thông từ 6h đến 12h cùng ngày tại 340 vị trí, huy động 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia chỉ huy giao thông, hướng dẫn nhân dân qua những đoạn, tuyến đường mật độ giao thông cao, có công trình thi công, tại các điểm ngập úng…; tổ chức 52 tổ tuần tra kiểm soát lưu động trên 15 tuyến trục chính ra vào thành phố và trên các tuyến nội thị phòng ngừa ùn tắc trong giờ cao điểm.
Video đang HOT
Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội ứng trực tại hiện trường xử lý sự cố. Ảnh: Anh Tuấn
Để hạn chế các phương tiện vào điểm có thể ngập úng, ùn tắc, CSGT còn bố trí lực lượng phân luồng từ xa, phối hợp với Kênh VOV Giao thông khuyến cáo nhân dân. Trung tá Đỗ Mạnh Ninh, Đội trưởng Đội CSGT 7 – Phòng CSGT cho biết, 100% quân số của đội đã có mặt trên địa bàn phụ trách là quận Thanh Xuân, nhất là tuyến đường Nguyễn Trãi từ quận Hà Đông về nội thành, để hướng dẫn giao thông, không để xảy ra ùn tắc kéo dài.
… nhưng thiếu hạ tầng kỹ thuật
Theo ông Lê Vũ Quảng Sương, tổng hợp từ đầu mùa mưa, tình trạng ngập đều xảy ra ở những trọng điểm đã được xác định, không xuất hiện điểm mới. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng bị ngập do ảnh hưởng của công trình thi công dở dang trên hệ thống mương, sông làm cản trở dòng chảy.
TS – KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, yếu tố quan trọng nhất khiến tình trạng ngập lụt xảy ra ở đô thị là thiếu dự án hạ tầng kỹ thuật. Ở Hà Nội, hơn 200km mương, sông thoát nước mới cải tạo, phần còn lại đang thực hiện hoặc bị bồi lấp, tiết diện thu hẹp không bảo đảm năng lực thoát nước. Cùng với đó là những nơi có hạ tầng đầu tư mới chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung, dẫn đến dồn ứ nước. Vì vậy, cần xác định rõ ưu tiên cho dự án thoát nước, đồng thời xem xét kỹ tác động của biến đổi khí hậu đến Hà Nội để lường trước những yếu tố bất lợi của thời tiết.
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ông Phạm Sỹ Liêm nhận định: TP Hà Nội từ lâu rất quan tâm đến vấn đề thoát nước. Có thể thấy qua việc đầu tư cải tạo mương, sông, hệ thống cống ngầm…; qua việc đầu tư hồ điều hòa Yên Sở, Trạm bơm đầu mối Yên Sở khi việc tiêu thoát nước ra Sông Nhuệ không hiệu quả. Thế nhưng tại sao mưa lớn Hà Nội vẫn ngập? Giải quyết xong điểm ngập này lại xuất hiện điểm ngập khác? Ông Phạm Sỹ Liêm lý giải, Hà Nội cần có thêm các hồ điều hòa, tạm chứa nước mưa, rồi từ đó thoát theo hệ thống chung. Cùng với đó, Hà Nội cần xem xét cẩn trọng việc quản lý cốt nền, không để xây sau cao hơn xây trước. Làm đường cần tính độ dốc để nước mưa chảy trên bề mặt về đúng nơi thu nước.
Mưa lớn với cường độ hàng trăm milimét, cũng như các hiện tượng thời tiết khác như nắng nóng, dông lốc… được các chuyên gia cảnh báo là những bất thường do biến đổi khí hậu mang lại. Tại Hà Nội, mặc dù tổng lượng mưa đo được từ đầu mùa không lớn hơn trung bình hằng năm nhưng bất thường ở chỗ cường độ mỗi trận mưa lớn, dồn dập trong thời gian ngắn.
Mưa lớn gây thiệt hại hơn 870ha cây trồng khu vực ngoại thành Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Hà Nội, ngày 22-9, do khu vực Hà Nội có mưa vừa, một số nơi mưa to đã làm úng ngập một số điểm. Đặc biệt, có 123ha đất nông nghiệp bị ngập sâu nước thuộc địa bàn các huyện Phúc Thọ (53ha), Thạch Thất (45ha), Quốc Oai (25ha). Để kịp thời cứu lúa và cây trồng vụ đông cho các địa phương trên, 5 doanh nghiệp thủy lợi đã vận hành 290 máy bơm chống úng ngập, với tổng lưu lượng đạt hơn 724.700m3/h. Đồng thời Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương ra đồng thu hoạch những diện tích lúa mùa đã chắc hạt, lúa và cây trồng tại khu vực trũng có nguy cơ ngập úng nhằm hạn chế thiệt hại. Sở NN&PTNT khuyến cáo, đối với diện tích cây vụ đông bị thiệt hại, các địa phương cần tập trung chuyển đổi sang cây trồng khác và có biện pháp chống úng, sớm phục hồi sản xuất… Thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội từ ngày 17 đến 22-9, mưa lũ đã gây thiệt hại hơn 870ha cây trồng. Huyện Ba Vì bị thiệt hại nặng nề nhất với 460ha mất trắng (gồm 250ha lúa mùa, 185ha cây ngô vụ đông, 25ha rau các loại); Thạch Thất 282ha (trong đó hơn 123ha lúa bị đổ, 147,5ha bị ngập nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất và 2ha cây ngô đông); Phúc Thọ 100ha đậu tương đông; thị xã Sơn Tây 32,5ha… Hoàng Sơn
Gia Khánh – Thành Tâm
Theo_Hà Nội Mới
TOÀN CẢNH Hà Nội ngập úng và giao thông hỗn loạn vì mưa to giờ cao điểm
Do ảnh hưởng của trận mưa đổ xuống đúng giờ cao điểm khi người dân bắt đầu đi làm, từ 5 giờ 30 đến hơn 8 giờ ngày 8/9, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập cục bộ.
Do ảnh hưởng của trận mưa đổ xuống đúng giờ cao điểm khi người dân bắt đầu đi làm, từ 5 giờ 30 đến hơn 8 giờ ngày 8/9, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập cục bộ ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân.
Theo báo cáo của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội, tổng lượng mưa đo được tại các khu vực như Vân Hồ là 24mm; Xuân Đỉnh 61,7mm; Cầu Giấy 44,4mm; Nam Từ Liêm 46mm; Yên Sở 42mm; Hồ Tây 60,5mm; Trúc Bạch 64mm; Hoàn Kiếm 22mm; hầm chui Trung tâm hội nghị Quốc gia là 29,1; huyện Đông Anh là 42,3mm.
Do mưa lớn và dồn dập (40mm/30phút) nên tại thời điểm mưa, trên địa bàn đã xảy ra một số vị trí úng ngập sâu từ 0,1 - 0,2m như Đội Cấn, Liễu Giai, Cao Bá Quát, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt (trước Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Trần Quốc Hoàn, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm... Đến 7 giờ, các vị trí úng ngập đã cơ bản rút hết nước, giao thông đi lại bình thường.
Giao thông hỗn loạn vào giờ cao điểm tại không ít nơi. Ảnh: Minh Quân - TTXVN phát
Một số vị trí còn đọng nước trên mặt đường do ảnh hưởng của công trình đang thi công như các phố Mạc Thị Bưởi, chân cầu Vĩnh Tuy, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng cũng rút hết nước sau đó khoảng 1 tiếng. Trong các khu vực dân cư địa hình trũng cũng bị ngập úng, có nơi nước tràn cả vào nhà dân. Do mưa đúng giờ cao điểm nên việc đi lại của người dân... gặp khó khăn, có nơi xảy ra ùn tắc, người dân phải đi lên cả vỉa hè để tránh ngập.
Ngay khi xảy ra mưa, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động cán bộ công nhân viên hiện ứng trực trên địa bàn để vớt rác tại miệng cống, khơi thông dòng chảy, vệ sinh mặt đường. Hiện các dàn thiết bị cơ giới hỗ trợ nạo vét, thông tắc tại các vị trí đã được phân công; các cửa hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa... cũng đã được mở để điều hòa nước; trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống.
Hiện nay, công ty tiếp tục vận hành trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác để hạ mực nước trên hệ thống về cao trình theo kế hoạch được duyệt để chủ động đối phó với đợt mưa tiếp theo.
Ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến phố Huế. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Nước ngập sâu trên tuyến phố Đội Cấn. Ảnh: Minh Quân - TTXVN phát
Ùn tắc giao thông trên phố Lê Văn Lương kéo dài. Ảnh: Minh Quân - TTXVN phát
Giao thông hỗn loạn vào giờ cao điểm tại không ít nơi. Ảnh: Minh Quân - TTXVN phát
Nhiều ngõ nội thành đã bị ngập úng cục bộ. Ảnh: Minh Quân - TTXVN phát
Cảnh ngập lụt tại phố Giang Văn Minh. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
Lực lượng CSGT vất vả điều tiết giao thông tại đường đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
Tuyết Mai
Theo TTVH
Còn 33 điểm đen lo ngập vào mùa mưa Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 19-5, ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, hiện vẫn còn 33 điểm đen úng ngập trong mùa mưa bão 2015, Theo dự báo, lượng mưa năm nay vào những tháng cao điểm có khả năng tăng từ 5-10%, trong khi...