Hà Nội: “Giải cứu” người đàn ông bị cương dương suốt 30 giờ
Ở nam giới, khả năng đạt được và duy trì được sự cương cứng là việc rất quan trọng để thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Đây được coi là bản lĩnh và sự phong độ của đàn ông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cương cứng quá mức cần thiết lại đem lại những phiền phức và nguy hiểm cho nam giới.
Ngày 17/11/2020, Bệnh viện Đại học Y vừa cấp cứu cho một nam bệnh nhân 40 tuổi trong tình trạng dương vật cương liên tục trong vòng 30 giờ.
Quá trình thăm khám cho thấy bệnh nhân vốn dĩ vẫn khỏe mạnh không mắc các bệnh mạn tính, không có tiền sử sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên, trước đó bệnh nhân cảm thấy không tự tin về khả năng của mình đã tìm kiếm rượu ba kích để tự điều trị cho mình.
Sau khi “cơm no rượu say” với rượu ba kích, bệnh nhân tự tin quan hệ với vợ. Cuộc yêu diễn ra êm đẹp, khiến cả hai vợ chồng đều vui. Sau khi làm xong nhiệm vụ mà cậu nhỏ chẳng chịu xuống, tưởng rằng đó là tác dụng của ba kích nên bệnh nhân tiếp tục chiều vợ thêm hai lẫn nữa để bù lại cho những ngày thiếu thốn trước đây.
Tuy nhiên, sau 3 lần xuất tinh mà “cậu nhỏ” vẫn không chịu xuống, thậm chí tiếp tục cương cứng hơn. Do ngại và tưởng là chuyện đơn giản nên bệnh nhân nằm nhà nghỉ ngợi, chờ đợi.
Sau hơn một ngày chờ đợi, tình hình không cải thiện, bệnh nhân đành đi khám trong ngại ngần và lo lắng.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Cương đau dương vật kéo dài thể thiếu máu.
Bệnh nhân tại bệnh viện
Bệnh nhân đã được điều trị bước đầu bằng phương pháp gây tê gốc dương vật, hút và bơm rửa vật hang. Tuy nhiên, sau 70 phút tiến hành điều trị, dương vật bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì tình trạng cương cứng. Bệnh nhân sau đó được chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở thông vật xốp – vật hang ngay sau đó.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân dần ổn định, dương vật đã mềm trở lại. Tuy nhiên, hậu quả của việc chậm trễ đến viện, làm cho vật hang dương vật bị thiếu máu kéo dài làm cho vật hang dương vật bị xơ hóa, hậu quả là rối loạn cương dương về sau là điều không thể tránh khỏi.
Cương cứng kéo dài sẽ rất nguy hiểm
Cương đau dương vật là một rối loạn chức năng cương dương của nam giới. Bệnh tương đối hiếm gặp. Theo ước tính cứ khoảng 100 ngàn nam giới thì có khoảng 1-2 người bị bệnh.
Cương đau dương vật kéo dài thường được chia làm ba thể. Đó là thể thiếu máu, thể không thiếu máu và thể tái diễn.
Trong đó, cương đau dương vật kéo dài thể thiếu máu là thể thường gặp nhất, chiểm khoảng 95% các trường hợp. Đặc điểm của thể này là sự cương cứng dương vật kéo dài trên 4 giờ, thường kèm theo cảm giác đau và giảm hoặc mất sự lưu thông của máu trong vật hang của dương vật.
Nếu tình trạng này kéo dài trên 12 giờ sẽ dẫn tới sự phá hủy của niêm mạc các xoang hang, tiểu cầu sẽ bám dính vào màng đáy của các xoang hang và hình thành các cục máu đông rải rác trong vật hang, gây bít tắc các mạch máu và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu của dương vật.
Nếu không được điều trị kịp thời, sự thiếu máu kéo dài sẽ dẫn tới sự tổn thương không hồi phục các cấu trúc của dương vật và thậm chí là hoại tử dương vật.
Ngược lại, cương dương vật kéo dài thể không thiếu máu thường không đau, dòng máu lưu thông trong dương vật giàu oxy và không gây nên tổn thương nhu mô của dương vật, vì vậy thương không cần phải can thiệp cấp cứu.
Một số trường hợp thường gặp
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cương đau dương vật kéo dài bao gồm các nhóm nguyên nhân chính là: các bệnh lý về huyết học/ đông máu, do sử dụng thuốc/các chất kích thích (rượu, cocaine, các thuốc an thần, các thuốc điều trị tang huyết áp…), do tiêm các chất hoạt mạch vào vật hang, các thuốc tăng sinh hồng cầu điều trị thiếu máu do suy thận, các thuốc làm tăng nồng độ hematocrit máu, nguyên nhân thần kinh và các nguyên nhân ác tính.
Trong đó, bệnh lý hồng cầu hình liềm là nguyên nhân thường gặp nhất ở người trẻ và nguyên nhân do sử dụng thuốc là thường gặp nhất ở nam giới trung niên.
Cơ chế gây nên cương đau dương vật kéo dài chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên cơ chế được nhiều nhà khoa học công nhận đó là sự rối loạn của hệ Nitric oxide (NO) /GMP vòng và vài trò của Rho-kinase.
Ở những bệnh nhân có cương đau dương vật kéo dài, người ta nhận thấy có sự suy giảm rõ rệt của NO và NO synthetase (NOS) trong vật hang. Sự suy giảm mạn tính của NO và NOS dẫn tới sự suy giảm nồng độ và tính sinh khả dụng của GMP vòng và dẫ tới hậu quả là lảm giảm phiên mã cũng như đặc tính sinh học của enzyme phosphodiesterase 5 (PDE5).
Sự suy giảm này làm rối loạn quá trình điều hòa cương dương của nam giới và có thể dẫn tới cương đau dương vật kéo dài.
Ngoài ra, suy giảm của NO/NOS cũng dẫn tới rối loạn điều hòa của hệ RhoA/Rho-kinase, có vai trò trong điều hòa khả năng co các mạch máu dương vật. Rối loạn hệ thống này cũng làm giảm quá trình co các tĩnh mạch của dương vật và gây nên tình trạng cương dương vật kéo dài.
Vì vậy, ngay sau nhận thấy cậu nhỏ của mình có sự cương cứng bất thường không giống như tình trạng trước đây. Bạn cần chú ý:
- Ngừng tất cả các kích thích tình dục.
- Theo dõi sự mềm đi của dương vật. Nếu sau một tiếng không có kích thích tình dục mà dương vật vẫn còn cương là có bất thường.
- Đừng ngại ngần đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
Khả năng hồi phục chức năng cương hoàn toàn nếu như bạn được can thiệp điều trị đúng cách trước 6 giờ kể từ khi dương vật cương.
Sau 6 giờ tỉ lệ hồi phục này giảm đi, sau 24 giờ hầu như rối loạn chức năng cương là điều chắc chắn.
Đàn ông ngày càng ít tinh trùng
Một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có 20 triệu tinh trùng trong một ml tinh dịch, tuy nhiên ngày nay con số này chỉ còn 15 triệu.
Ảnh minh họa
"Trung bình một người nam giới mỗi lần xuất tinh khoảng 1,5-20 ml tinh dịch, cho thấy số lượng tinh trùng trong một lần xuất giảm hơn so với trước rất nhiều", bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ trong Chương trình đào tạo y khoa liên tục cập nhật tiến bộ trong nam học và y học giới tính, ngày 6/11.
Bác sĩ Bắc cho biết suy giảm tinh trùng là xu hướng chung của đàn ông toàn thế giới. Nghiên cứu dài hạn theo dõi số lượng, chất lượng tinh trùng trong 30 năm trên tất cả quốc gia cho thấy tình trạng suy giảm theo thời gian. Số lượng, chất lượng tinh trùng cũng thay đổi theo vùng địa lý, chủng tộc, dân tộc.
"Đến nay, WHO đã đưa ra 5 phiên bản về chỉ số tham khảo tinh dịch đồ của nam giới. Trong phiên bản mới nhất, chỉ số về mật độ tinh trùng và các thông số khác giảm đi rất nhiều", bác sĩ Bắc nói.
Chuẩn mật độ tinh trùng của nam giới được cho là có sức khỏe sinh sản bình thường trong những phiên phản trước WHO khuyến cáo là 20 triệu tinh trùng trên một ml tinh dịch. Đến năm 2010, con số này giảm xuống chỉ còn 15 triệu.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào để đánh giá xem số lượng, chất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm ở mức độ nào.
Bác sĩ Bắc cho biết có nhiều lý do khiến số lượng, chất lượng tinh trùng giảm. Trong đó, phải kể đến căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Ngoài ra sự thay đổi về khí hậu, ô nhiễm về môi trường làm cho khả năng sinh sản nói chung bị suy giảm nhiều.
Thói quen dùng điện thoại nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sự di động và hình dạng của tinh trùng. Nam giới tiếp xúc nhiều với sóng của điện thoại di động, sóng từ thì khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.
"Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng nguồn gene bị mai một dần. Nếu không có chiến lược dự phòng chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt để bảo vệ nguồn gene thì nó sẽ suy giảm hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người", bác sĩ Bắc nói.
Bác sĩ Bắc nhìn nhận y học sinh sản và nam học là lĩnh vực rất non trẻ. Bệnh xuất hiện ở các chuyên khoa, có thể gặp ở nội tiết, sản khoa, nam khoa, tiết niệu, lão khoa... Vì vậy cần quy tụ lại thành bệnh lý về nam giới, đặc trưng trong việc điều trị.
Ông Đoàn Quốc Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, cũng cho biết thực tế sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của nam giới vẫn chưa đượcquan tâm và chú ý. Hiện, mã ngành đào tạo về nam học, y học giới tính, tình dục học chưa có trong văn bản của các cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Y Hà Nội sẽ đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thành lập chuyên ngành nam học và sức khỏe sinh sản nam giới.
Đằng sau những mũi dao phẫu thuật tạo hình làm thay đổi số phận người bệnh Với bác sĩ phẫu thuật tạo hình, trên từng mũi dao, đường chỉ luôn có một "sức nặng" đặc biệt. Bởi đặt lên đó không chỉ là nhiệm vụ làm đẹp, mà còn là sứ mệnh để thay đổi cuộc đời của một con người. Ảnh minh họa Nhiều năm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình, với TS.BS Phạm Thị Việt Dung...