Hà Nội ghi nhận gần 2.600 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 22/9 đến 29/9), Hà Nội ghi nhận 2.578 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng gần 200 trường hợp so với tuần trước đó và tăng 1,5 lần so với tuần đầu tiên của tháng 9/2023).
Dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26-32C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.
Như vậy, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022); trong đó có 3 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 557/579 xã, phường, thị trấn.
Video đang HOT
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân từ đầu năm đến nay là: Hoàng Mai (1.141 ca), Phú Xuyên (951 ca), Thanh Trì (928 ca), Thạch Thất (924 ca), Hà Đông (904 ca), Đống Đa (852 ca), Cầu Giấy (846 ca).
Ngoài ra, trong tuần này, trên địa bàn cũng ghi nhận thêm 78 ổ dịch sốt xuất huyết tại 21 quận, huyện, thị xã; trong đó, Bắc Từ Liêm có 9 ổ dịch; Quốc Oai, Đống Đa, mỗi nơi có 8 ổ dịch…
Tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029. Hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài và ghi nhận nhiều bệnh nhân.
Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26-32C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.
Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch, nhiều ca mắc trên địa bàn TP, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều điểm vượt ngưỡng dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh… Do đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương, biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết cần tập trung diệt bọ gậy và xử lý ổ dịch triệt để. Do đó, các cơ quan chuyên môn cần thực hiện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng, diễn biến kéo dài.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Bình Phước
Dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương giám sát chặt và xử lý triệt để các ổ dịch.
Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại Bình Phước. Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết đang là những tháng cao điểm mùa dịch. Từ đầu năm đến ngày 16/12, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận gần 5.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 90 % so với cùng kỳ. Trong đó ghi nhận 7 trường hợp tử vong, tăng 1 ca so với năm 2021.
Nguyên nhân khiến tình hình dịch tiếp tục gia tăng là do sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, trong khi điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Bên cạnh đó là ý thức của một bộ phận người dân trong chủ động phòng, chống dịch chưa cao.
Để ứng phó với dịch bệnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cầu ngành Y tế triển khai giám sát chặt việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương; tổ chức phun hóa chất tại 100% hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch; đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc - tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động.
Ngành Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết, cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh nền mãn tính. Ngành chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị và thuốc theo quy định để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; đồng thời, rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
Sở Y tế tỉnh tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng, đảm bảo tất cả hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiêu diệt bọ gậy.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Phước, qua giám sát và lấy mẫu xét nghiệm tại địa phương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết virus gây bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên địa bàn là chủng Dengue 2. Dù virus này lây lan không nhanh bằng các chủng tuýp 1, tuy nhiên độc lực lại rất cao, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng và có thể gây tử vong.
Xu hướng bệnh sốt xuất huyết gia tăng mạnh tại Kiên Giang Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang khám, điều trị cho trẻ sốt xuất huyết. Từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, địa bàn tỉnh có hơn 2.100 ca mắc, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có...