Hà Nội ghi nhận ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trong năm 2024
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn là người đàn ông 67 tuổi, nghề nghiệp bảo vệ (ở huyện Chương Mỹ).
Đây là ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024.
Trước khi nhập viện hai ngày, bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng, sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chậm chạp. Bệnh nhân được xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (S.Suis).
Liên cầu lợn là vi khuẩn cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Bệnh lây nhiễm sang người qua tiếp xúc với vết thương hở trên da, ăn đồ tái sống… Hiện nay, các ca mắc căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc món ăn từ thịt lợn chưa nấu chín.
Video đang HOT
Thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thông thường từ vài giờ đến 3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài 7 – 10 ngày. Các biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu dữ dội. Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch xuất hiện các rối loạn thần kinh như, lơ mơ, lú lẫn, hôn mê, co giật… hoặc tổn thương các dây thần kinh trung ương.
Người bệnh còn xuất hiện rối loạn hô hấp như, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, suy chức năng gan, suy chức năng thận, xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Để tránh mắc bệnh, người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại, khi tiếp xúc, giết mổ chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay; thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ. Tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết, tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ. Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định. Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Yên Bái tăng 270 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 393 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 270 ca so với cùng kỳ năm 2022.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Địa bàn có số ca mắc nhiều nhất là thành phố Yên Bái: 120 ca; Văn Chấn 62 ca, Yên Bình 53 ca, Trấn Yên 52 ca...
307 ca mắc sốt xuất huyết xâm nhập điều trị tại tỉnh, 86 ca không xác định yếu tố dịch tễ. Cao điểm tháng 10 và tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận gần 230 ca mắc.
Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết tại Yên Bái không xác định yếu tố dịch tễ do đi lại giao thương kinh tế, học tập, làm việc của người dân.
Dịp cuối năm, người dân từ Hà Nội và các tỉnh đang có dịch bệnh lưu hành trở về địa phương rất nhiều nên các ca bệnh xâm nhập có thể tiếp tục tăng.
Chính vì vậy, để việc quản lý nguồn lây rất cần người bệnh khai báo dịch tễ trung thực; các cơ sở y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở điều trị cần tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, khai thác kỹ yếu tố dịch tễ để loại trừ các ca bệnh sốt xuất huyết xâm nhập, xác định chính xác ca bệnh lây truyền tại chỗ để có kế hoạch phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cũng khuyến cáo: bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người dân hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... ; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Khách nườm nượp mua đồ chơi trung thu, tiểu thương vẫn than kém xa trước dịch Lượng khách đông đột biến, sức mua đồ chơi trung thu trên phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng tăng mạnh nhưng vẫn kém xa trước khi COVID-19 xuất hiện. Hai ngày cuối tuần vừa qua, lượng khách đến mua sắm đồ chơi trung thu tại phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tăng đột biến. Có nhiều thời điểm,...