Hà Nội: “Ghê răng” nhìn những tòa nhà tái định cư dọa sập
Nền đất sụt lún, lộ hố tử thần, chân đế nứt toác, tường nghiêng lệch… các tòa nhà thảm hại dọa sập đổ bất cứ lúc nào… vẫn đang cõng trên mình hàng ngàn người dân sinh sống. Báo động nguy hiểm nhà tái định cư Hà Nội sau khi sử dụng khoảng 10 năm.
Hàng loạt các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội như: Tái định cư Đền Lừ, Đồng Tàu (Hoàng Mai), khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính (Cầu Giấy)… đã xảy ra tình trạng xuống cấp nguy hiểm.
Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) đang có nhiều tòa nhà xuống cấp nguy hiểm.
Theo phản ánh của người dân sinh sống trong chung cư A1 khu tái định cư Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, để giải phóng mặt bằng cho dự án làm cầu Vĩnh Tuy từ tháng 8/2005, hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã chuyển đến tòa nhà cao 11 tầng thuộc Khu tái định cư Đền Lừ để sinh sống.
Thế nhưng, sau 11 năm, hiện nhiều hạng mục của nhà chung cư A1 đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí dãy nhà dịch vụ ở tầng 1 đang đe dọa người dân nơi đây khi nó có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Khu nhà dịch vụ ở tầng 1 của tòa tái định cư A1 Đền Lừ sau khi quây tôn vì sự xuống cấp bỗng trở thành bãi rác bẩn thỉu giữa khu chung cư.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Phê, Tổ trưởng khu nhà A1 cho biết, hiện khu nhà A1 có 2 đơn nguyên với hơn 110 hộ dân, khoảng 400 nhân khẩu.
Theo bà Phê, tình trạng mất nước, một số hạng mục hư hỏng đã cơ bản được sửa chữa tuy nhiên hiện có 2 vấn đề nhức nhối nhất ở tòa nhà là thang máy liên tục hỏng và công trình đang xuống cấp, đặc biệt tầng 1 khiến cư dân thấp thỏm lo lắng nếu nó sập thì ảnh hưởng không nhỏ đến người dân.
Nhiều kết cấu đã bị lệch rời khỏi vị trí xây dựng ban đầu ở khu nhà dịch vụ của tòa A1.
“Mỗi đơn nguyên có 2 tháng máy nhưng hiếm khi chúng hoạt động được cả bởi cứ thay nhau hỏng, thậm chí có lúc hỏng tất, người dân phải đi bộ. Cư dân đã phải đóng tiền để sửa chữa nhưng thang máy đã xuống cấp quá rồi nên cứ sửa cái nọ lại hỏng cái kia”, bà Phê cho hay.
Nhiều vết nứt toác nguy hiểm….
Video đang HOT
Sở dĩ người dân phải đóng tiền sửa chữa bởi các hộ dân nhận nhà từ trước khi có quy định đóng 2% quỹ bảo trì nên tòa nhà này hiện không có một đồng quỹ bảo trì nào.
“Thang máy cứ hỏng liên tục, thay từng bộ phận cũng mất từ vài triệu đến vài chục triệu, nguyên tiền bảo dưỡng cũng đã “ngốn” khá nhiều rồi nên nếu cứ hô hào dân đóng góp cũng sẽ rất khó khăn”, bà Tổ trưởng nói.
Liên quan đến khu nhà dịch vụ cho thuê ở tầng 1, bà Phê cho biết, nó đã xuống cấp rất nguy hiểm đến nỗi các đơn vị thuê đã phải di dời đi nơi khác, hiện dãy nhà này được quây tôn để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ đổ sập vào người đi đường.
Song, bà Phê cùng người dân tòa nhà vô cùng bức xúc khi khu nhà tầng 1 này từ ngày quây tốn kín xung quanh bỗng có hẳn một góc khu nhà thành nơi chất rác của người dân khắp nơi mang đến đổ trộm, bốc mùi nồng nặc, rất ô nhiễm.
Theo quan sát, hầu như toàn bộ khu nhà dịch vụ tầng 1 đã nứt ra khỏi khung nhà. Có những chỗ khoảng trống giữa 2 căn đã bị tách ra tới 20-30cm, để lộ nguyên phần lõi gạch bên trong. Người dân sống trong tòa nhà và xung quanh đây luôn trong tình trạng lo lắng, bất an về sự đổ sập của khu nhà này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Nền nhà để xe tòa A2 Đến Lừ đã sụt lún, dù được sửa chữa nhưng hiện tượng này vẫn đang tiếp diễn.
Tình trạng xuống cấp cũng đang diễn ra ở khu nhà A2, A3 khu tái định cư Đền Lừ này. Theo ông Hồ Đức Diễn, Tổ trưởng 2 tòa nhà này thì hiện tượng bong tróc tường, thấm dột đã xảy ra ở nhiều căn hộ khiến tường bị ẩm mốc, mọc rêu. Nhà để xe đã từng bị sụt lún và đã được sửa chữa, nhưng tình trạng này chưa dừng mà hiện vẫn đang tiếp tục sụt.
Nhà để xe thấm nước, bong tróc xuống cấp…
Đặc biệt, theo ông Diễn hệ thống đường ống nước thải của tòa nhà đang báo động khi nhiều năm nay không được hút vệ sinh nên đã xảy ra tình trạng tràn, tắc do quá đầy.
…. các căn hộ bị dột, cứ mưa phải mang chậu vào hứng nước.
Thảm cảnh xuống cấp tại khu tái định cư Đồng Tàu tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng đã báo động từ nhiều năm nay.
Cảnh tượng này khá phổ biến ở khu tái định cư Đồng Tàu (Hoàng Mai, Hà Nội)
Khu Đồng Tàu gồm 10 tòa nhà (N1-N10) được sử dụng từ năm 2006 phục vụ tái định cư của thành phố. Sau 10 năm sử dụng, nhiều tòa nhà như N4, N5, N6, N7, N10 đã có nhiều vết nứt toác, dài hàng mét. Thậm chí, nhiều đoạn vỉa hè, chân tường phía ngoài đã sụt lún.
Sụt lún sảnh tòa nhà N5 khu Đồng Tàu vừa xảy ra tối 12/8.
Đặc biệt, vấn đề sụt lún nền nhà đã xảy ra, gần đây nhất là sự sụt lún tại sảnh tòa nhà N5 khiến nhiều hộ dân lo lắng khi nguy cơ đổ sập có thể xảy ra.
Theo phản ánh của cư dân đang sinh sống tại đây, khi phát hiện công trình xuống cấp, tổ dân phố cũng đã có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan ban ngành, yêu cầu bảo trì, sửa chữa các hạng mục xuống cấp nhưng số lượng hạng mục được sửa chữa là rất ít.
Theo tìm hiểu, các khu nhà tái định cư này đều do Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu Đô thị, trực thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý.
Vậy, trách nhiệm của đơn vị quản lý này như thế nào trước hàng loạt khu nhà tái định cư đang xuống cấp nguy hiểm cũng như ý kiến của cơ quan chức năng ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở bài viết tiếp theo.
Theo Infonet
Hà Nội trồng phượng ở dải phân cách: Nghiên cứu rất kỹ?
Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội khẳng định, trước khi trồng phượng ở dải phân cách đã tổ chức xin ý kiến các nhà chuyên môn.
Nghiên cứu rất kỹ
Liên quan đến việc Hà Nội trồng cây phượng vỹ tại dải phân cách giữa 2 làn đường trên nhiều tuyến đường, chiều 4/7, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội đã có cuộc gặp với báo chí để trả lời một số thắc mắc và ý kiến trái chiều từ dư luận.
Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, đến thời điểm này đơn vị này đã trồng được khoảng hơn 300 cây phượng ở dải phân cách giữa 2 làn đường tại các tuyến phố như Trần Khát Chân, Xã Đàn, Kim Liên - Hoàng Cầu, Tây Sơn, Láng Hạ, Giải Phóng...
"Cây phượng đang được trồng trên các tuyến phố là một trong những cây theo danh mục cây đô thị. Kế hoạch trồng tiếp như nào thì chúng tôi sẽ khảo sát tiếp tại các tuyến phố, nếu đủ các điều kiện sẽ tiếp tục triển khai", ông Hưng khẳng định.
Vị Phó Tổng giám đốc cũng nhấn mạnh, việc trồng cây phượng tại dải phân cách giữa 2 làn đường hoàn toàn không vấn đề gì vì phượng thuộc chủng loại cây xanh đô thị.
Việc trồng phượng giữa dải phân cách giữa 2 làn đường đã được nghiên cứu rất kỹ.
Ngoài ra, theo ông Hưng, trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều nơi trồng cây phượng như tuyến đường vành đai 2 ven sông Tô Lịch được trồng năm 2010. Các tuyến phố nội đô như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, đường Thanh Niên phượng cũng là cây được ưu tiên lựa chọn.
"Trước khi Hà Nội tiến hành trồng phượng, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn và đã đi đến thống nhất. Còn nói phượng rụng lá nhiều, thì các loại cây khác cũng rụng lá không kém, nhưng lá rụng thì đã có công nhân môi trường dọn vệ sinh hàng ngày nên không ngại vấn đề này.
Các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng cũng đã trồng phượng, mà các tỉnh này gần biển nếu có mưa bão thì địa phương này còn chịu ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với Hà Nội. Hơn nữa, để hạn chế cây bị gẫy đổ chúng tôi đã tiến hành cắt tỉa cành thường xuyên, đến nay đã cắt tỉa được 26.000 cây xanh", ông Hưng dẫn chứng.
Bên cạnh đó, ông Hưng còn cho rằng, trồng cây to thì thời gian phủ xanh đô thị sẽ nhanh hơn cây nhỏ rất nhiều. Không chỉ thế, trước nỗi lo sợ nấm mốc xâm nhập làm mục ruỗng cây và dẫn đến cây dễ bị gẫy đổ của nhiều người, vị lãnh đạo trấn an: "Nếu nói là sợ nấm mốc xâm nhập thì đây lại là phương pháp, khi trồng tuân thủ đúng kỹ thuật thì không vấn đề gì. Về nguồn gốc, theo đơn vị này phượng được lấy từ các đơn vị vệ tinh quanh Hà Nội tại các vườn ươm".
Vị lãnh đạo cũng chia sẻ, công ty chưa biết giá mỗi cây là bao nhiêu vì chỉ là đơn vị thực thi. Việc này do Sở Xây dựng Hà Nội và trung tâm thẩm định giá của Sở Tài chính Hà Nội quyết định.
Chuyên gia lo ngại
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải thận trọng khi quyết định trồng phượng tại khu vực dải phân cách giữa 2 làn đường.
Theo GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cây phượng đã được trồng rất nhiều nên việc Hà Nội lựa chọn trồng phượng cũng không có gì lạ.
Các chuyên gia lo ngại trước việc HN trồng phượng.
Tuy nhiên xét trên nhiều góc độ, vị chuyên gia cho rằng, việc trồng loại cây này ở dải phân cách thì chưa phù hợp vì nhiều yếu tố bất lợi.
"Cây phượng có bộ rễ rất lớn, nó cần có một không gian đất rộng, trong khi đó vùng dải phân cách có những biến động theo thời gian, có thể là mở rộng đường hoặc là làm đường điện trên cao, dưới đất,... Đó là nơi chưa ổn định lâu dài cho nên việc trồng cây to, lâu năm tôi nghĩ không phù hợp, trừ trường hợp dải phân cách đó khẳng định được là lâu dài.
Khi nào nhà quy hoạch khẳng định rằng không có chuyện gì làm thay đổi dải phân cách đó thì mới có thể trồng được, nhưng ít khi quy hoạch mà có thể khẳng định được", GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng đặt câu hỏi.
Trong khi đó, GS.TS Lê Đình Khả, Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam khẳng định: "Trồng hoa phượng thì cũng được nhưng tôi cho rằng trồng ở giữa dải phân cách thì thì không nên. Ở vị trí này, tôi nghĩ rằng nên chọn những cây tán gọn thì hợp lý hơn. Cây phượng tán thưa lại, xòe rộng, không cao cho nên rất khó phù hợp", GS.TS Lê Đình Khả nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị chuyên gia còn lưu ý, khi trồng phượng vỹ tại các dải phân cách giữa 2 làn đường cũng cần phải chú ý đến việc cắt tỉa cành lá thường xuyên, tránh để xòa xuống đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh, quét dọn thường xuyên cũng cần phải được đảm bảo.
Theo Đất Việt
Tổng thống Venezuela sẽ cạo râu mép nếu không xây đủ 1 triệu nhà tái định cư Tổng thống Nicolas Maduro ngày 5.11 tuyên bố ông sẽ cạo sạch bộ râu mép đặc trưng của mình nếu chính phủ không đạt chỉ tiêu cung cấp 1 triệu căn hộ tái định cư cho người dân vào cuối năm 2015. Tổng thống Nicolas Maduro với bộ râu mép đặc trưng của ông - Ảnh: Reuters "Nếu đến ngày 31.12 mà không...