Hà Nội: Gần 700.000 căn nhà, đất chưa có sổ đỏ
Với hơn 500.000 căn hộ và 168.000 thửa đất chưa được cấp sổ đỏ, Hà Nội đang là địa phương “đứng đầu” trên cả nước về độ chậm trễ cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất… Tiếp theo là các địa phương như Nghệ An (335.000 thửa) thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) (311.000 thửa đất và căn hộ)…
Ảnh minh họa
Thông tin tại hội nghị bàn giải pháp hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013 tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm được tổ chức chiều 25/3, ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai cho biết, số lượng các trường hợp tồn đọng cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong năm 2013 ở 22 địa phương là 3,7 triệu giấy, với diện tích hơn 2 triệu ha, chiếm tới trên 70% khối lượng thực hiện của cả nước.
Điều đáng nói là sau khi rà soát lại cho thấy, số liệu kết quả cấp Giấy chứng nhận thời gian qua ở nhiều tỉnh còn chưa chính xác. Sau khi rà soát, kết quả của nhiểu tỉnh lại giảm đi, điển hình trong số đó là Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi và Đắck Nông.
Trong số các địa phương còn tồn đọng nhiều, đứng đầu là Hà Nội với 168.000 thửa đất và hơn 500.000 căn hộ, tiếp đó là Nghệ An 335.000 thửa, TP HCM hơn 300.000 thửa và căn hộ, Gia Lai 218.000 thửa, Khánh Hòa 141.000 thửa, Quảng Ngãi 140.000 thửa, Đắck Nông 119.000 thửa, Hải Phòng hơn 104.000 thửa, Quảng Ninh 80.800 thửa.
Theo ông Lịch, nguyên nhân khiến tiến độ cấp giấy chứng nhận ở các tỉnh, thành này chậm là do thủ tục phức tạp, chưa đúng quy định, thời gian thực hiện kéo dài, có tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người làm thủ tục để vụ lợi hoặc cán bộ có thẩm quyền cấu kết với bên ngoài để làm dịch vụ cấp giấy. Một số nơi còn có tâm lý chỉ muốn giải quyết riêng lẻ từng trường hợp mà không mốn triển khai đồng loạt để đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, số lượng các trường hợp tồn đọng có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai ở nhiều địa phương có khối lượng lớn, dưới nhiều hình thức, phổ biến là các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, chuyển mục đích sử dụng đất, xây dưng nhà trái phép, lấn chiếm đất đai nên các huyện, thị còn để lại chưa giải quyết.
Video đang HOT
Đối với các dự án nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, nhà chung cư mini tại Hà Nội và TP. HCM, vi phạm chủ yếu là xây dựng không đúng giấy phép hoặc thiết kế, quy hoạch được duyệt chưa làm thủ tục pháp lý về đất đai bỏ hoang hóa đất. Nhiều người mua nhà ở để bán kiếm lời nên chưa muốn làm thủ tục để tránh nộp thuế và lệ phí trước bạ.
Tại Hội nghị, đại diện nhiều địa phương đã nêu lên thực trạng, khó khăn của địa phương mình và đề xuất những giải pháp. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng, để giải quyết tốt số giấy chứng nhận tồn đọng, tránh bức xúc cho người dân thì cần tập trung vào việc cấp Giấy chứng nhận cho các cá nhân, hộ dân và Nghệ An đã xác định, việc này là thẩm quyền của lãnh đạo UBND các huyện, thành thuộc tỉnh.
Còn Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Đào Anh Kiệt thì cho rằng, 10 năm qua, thành phố đã rất tích cực mới đạt được kết quả như báo cáo đã nêu. Tuy nhiên, ông Kiệt cũng thừa nhận: “Trước đây vẫn có tư tưởng ai đến thì làm, ai không đến thì thôi bởi tâm lý e ngại, co cụm, sợ sai sót… Nhưng nay TP sẽ cố gắng phấn đấu đến tháng 6/2003 sẽ giải quyết hết số có đủ điều kiện và có nhu cầu, đến cuối 2013, sẽ giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp giấy cho các hộ có đủ điều kiện”. Ông Kiệt cũng nhấn mạnh thêm: “Nếu cán bộ nào gây khó khăn sẽ xử lý nghiêm”
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nhận định, khối lượng công việc liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong thời gian sắp tới còn rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp và chỉ đạo tốt hơn nữa của chính quyền các địa phương để khắc phục tình trạng chậm trễ như thời gian qua.
Để có thể cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu vào năm 2013 theo Nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, thực hiện đầy đủ, đồng bộ kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh khó khăn để cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong năm 2003, nhất là các tỉnh trọng điểm có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận thấp.
Bộ Tài chính cũng được đề nghị trình Chính phủ xem xét việc quyết định miễn thu lệ phí trước bạ khi cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở trong năm 2003 và giảm mức thu xuống còn 0,2% trong năm 2014 để khuyến khích người dân thực hiện đăng ký đất đai.
Theo vietbao
Đi xe không chính chủ từ ngày 15/4 bị phạt hay không?
Theo Thông tư số 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 15/4 tới, nếu đixe không chính chủsẽ bị phạt. Tuy nhiên, cũng theo hướng dẫn của Bộ này tại Thông tư 12/2013/TT-BCA thì trong khoảng thời gian từ 15/4/2013 đến 31/12/2014, cơ quan chức năng sẽ giải quyết chuyển đổi cho nhữngxechưa chính chủ theo thủ tục đơn giản nhất. Nếu vậy, trong khoảng thời gian này, đi xe không chính chủ sẽ chưa bị phạt?. Nhiều ý kiến thắc mắc, liệu các quy định này có chồng chéo, mâu thuẫn nhau?.
Nhiều người không hiểu
Ngay sau khi Bộ Công an ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCA (ngày 1/3/2013) về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA quy định về đăng ký xe thì nhiều người đang sở hữu chiếc xe chưa chính chủ đã thở phào nhẹ nhõm.
Bởi từ ngày 15/4/2013 đến ngày 31/12/2014, việc giải quyết đăng ký xe đối với trường hợp xe đã chuyển nhượng qua nhiều người được thực hiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Và nhiều người hiểu rằng, trong khoảng thời gian này (hơn 20 tháng), dù có đi xe không chính chủ thì họ cũng không bị phạt (với lý do đang trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi sang tên chính chủ theo hướng dẫn của Bộ Công an).
Từ ngày 15/4 tới, đi xe không chính chủ sẽ bị phạt. Nhưng trong thời gian từ 15/4/2013 đến 31/12/2014, cơ quan chức năng sẽ giải quyết chuyển đổi với những xe chưa chính chủ theo thủ tục giản tiện nhất. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu chiếu tới những quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BCA (cũng do Bộ Công an ban hành cùng ngày) quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì từ ngày 15/4/2013 trở đi, cơ quan chức năng sẽ phạt người đi xe không chính chủ.
Tại văn bản này, Bộ Công an cũng khẳng định, lực lượng CSGT không dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" đối với các phương tiện đang lưu thông trên đường.Việc xử phạt hành vi này sẽ được thực hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.....
Nhiều ý kiến bày tỏ thắc mắc, quy định tại hai Thông tư này mâu thuẫn và chồng chéo nhau: một Thông tư thì cho phép xử phạt xe không chính chủ từ ngày 15/4/2013, Thông tư khác lại quy định trong khoảng thời gian từ 15/4/2013 đến 31/12/2014, cơ quan chức năng sẽ làm thủ tục chuyển đổi chính chủ cho những loại xe này. Theo cách hiểu thông thường thì trong thời gian trên, các xe chưa chuyển đổi cho chính chủ sẽ không bị xử phạt....
"Theo nội dung tại hai Thông tư trên thì tôi hiểu rằng sau ngày 15/4//2013 mà tôi đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt. Nhưng bên cạnh đó, Bộ Công an lại cho phép tôi được quyền làm thủ tục chuyển đổi trong khoảng thời gian từ 15/4 năm nay đến tận ngày cuối cùng của năm sau. Vậy cơ quan chức năng giải thích trường hợp này như thế nào. Sao cùng một hành vi (đi xe không chính chủ) mà văn bản hướng dẫn này thì cho phạt, văn bản khác bảo là chưa bị phạt?"- bác Hoàng Xuân Đại (Dịch Vọng- Cầu Giấy- Hà Nội) băn khoăn.
Cần sự giải thích chính thức
Đem thắc mắc này trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an), chúng tôi được ông Tuyên giải thích: Hai Thông tư này không mâu thuẫn nhau vì nó điều chỉnh hai vấn đề khác nhau.
Thông tư số 11 cho phép xử phạt hành vi đi xe không chính chủ kể từ ngày 15/4/2013, nếu phát hiện người mua hoặc người bán quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe mà chưa làm thủ tục sang tên di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định. Còn thời hạn từ ngày 15/4/2013 đến 31/12/2014 được coi như thời hạn "mở cửa" để giảm bớt những thủ tục cho dân, tạo thuận lợi cho người dân sang tên đổi chủ chứ không phải là trong khoảng thời gian này cơ quan chức năng không xử phạt.
Cũng theo giải thích của Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Thông tư 12 chỉ "mở cửa" cho người dân làm thủ tục chuyển đổi trong thời gian từ 15/4/2013 đến 31/12/2014: "Cố gắng đến 31/12/2014 sẽ cơ bản hoàn tất việc sang tên đổi chủ đối với các phương tiện chưa chính chủ. Việc làm này là vì quyền lợi của người dân, đây cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm mà người dân cần ý thức và nghiêm túc thực hiện.
Sau khoảng thời gian "mở cửa" này, việc thực hiện đăng ký xe sẽ theo quy định cũ, phải đưa luật pháp đi vào nề nếp trở lại". Vậy quy định cũ là quy định nào?. "Việc đó cần phải có đánh giá, phải sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện xem kết quả ra sao, từ đó chúng tôi mới tiếp thu và có đề xuất xem thực hiện quy định như thế nào cho phù hợp", Tướng Tuyên nhấn mạnh.
Nếu theo giải thích này thì quy định tại hai Thông tư trên không mâu thuẫn, nhưng cách diễn đạt tại hai văn bản trên đã không rõ ràng khiến người dân hiểu lầm và thắc mắc. Mặt khác, đây cũng chỉ là sự giải thích với báo chí. Người dân cần một sự giải thích rõ ràng từ Bộ Công an thông qua hình thức văn bản chính thống để tạo sự thông suốt trong quá trình thực thi pháp luật.
Theo vietbao
CSGT và người dân đấu khẩu tay đôi Khoảng 9h sáng 22/3, tại trụ sở Đội CSGT quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã xảy ra một cảnh tượng hết sức phản cảm. Cuộc "khẩu chiến" diễn ra trước sự chứng kiến của những người đến đội CSGT quận Hải Châu làm thủ tục đăng ký biển số xe máy Đó là cảnh tượng cán bộ CSGT và người dân chỉ thẳng...