Hà Nội FC và “nỗi đau” không ai thấu tại V-League 2021
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sân Hàng Đẫy không thể trở thành “chảo lửa” tại V-League 2021.
Hà Nội FC hẳn rất nhớ những khán đài đầy ắp CĐV như thế này
V-League 2021 đang diễn ra hấp dẫn với nhiều trận đấu sôi động, căng thẳng. Bên cạnh đó, nhiều trận đấu đón lượng khán giả lớn tạo nên bầu không khí của ngày hội.
HAGL đang chơi rất khởi sắc, cộng thêm dàn sao như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… nên không khó hiểu khi sân Pleiku luôn chật kín khán giả mỗi lần thầy trò HLV Kiatisak thi đấu sân nhà.
Cạnh đó, sân Thiên Trường của Nam Định, sân Quy Nhơn của Bình Định… cũng thường xuyên rơi vào cảnh cháy vé.
Chứng kiến điều này, giới chuyên môn đều bày tỏ quan điểm tiếc nuối cho Hà Nội FC.
Trong khi nhiều địa phương, khán giả được vào sân thoải mái thì tại Hà Nội, BTC sân Hàng Đẫy mỗi trận chỉ được đón 3 nghìn CĐV (sức chứa hơn 22 nghìn chỗ ngồi).
Thi đấu trong bầu không khí ảm đạm nên dường như thành tích của CLB Hà Nội trên sân nhà cũng không ổn định.
Đương nhiên, đội bóng Thủ đô không thể đổ lỗi cho việc vắng khán giả để bao biện cho thành tích đi xuống.
Nhưng chí ít bầu không khí cuồng nhiệt trên khán đài sẽ giúp cầu thủ thêm động lực, quyết tâm.
Vài mùa trở lại đây, nhờ thành tích ổn định, lối chơi giàu bản sắc và trình làng nhiều ngôi sao sáng như Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng, Hùng Dũng… Hà Nội FC luôn nằm trong top các CLB có lượng CĐV đến sân cổ vũ đông nhất V-League.
Đáng tiếc, do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang phức tạp, Hà Nội FC buộc phải tuân thủ các quy định của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch TP Hà Nội.
Giữa bối cảnh nhiều đội bóng thoải mái đón CĐV vào sân, đây rõ ràng là thiệt thòi lớn về mặt tinh thần với đội bóng Thủ đô.
Chưa kể, việc bán vé hạn chế cũng khiến Hà Nội FC mất hàng trăm triệu đồng mỗi trận sân nhà.
Hi vọng rằng trong tương lai gần, BTC sân Hàng Đẫy sẽ được nới lỏng “lệnh cấm”, để mỗi trận đấu trên sân nhà của Hà Nội FC trở thành ngày hội.
Liên quan tới Hà Nội FC, tại vòng 11 V-League 2021, Quang Hải và đồng đội sẽ tiếp đón Bình Định tại Hàng Đẫy.
Đây cũng là trận ra mắt HLV Park Choong-kyun, người mới được bổ nhiệm ngồi ghế nóng thay HLV Hoàng Văn Phúc.
Xem video:
Tầm nhìn trụ hạng - nhìn từ mặt cỏ V-League
Bóng đá Việt Nam mang tiếng chuyên nghiệp, nhưng đang vận hành theo theo quy trình ngược, ngay từ chuyện đầu tư cho sân bãi.
Hôm 19/3, ngay lần đầu được đá trên sân nhà ở V-League 2021, Bình Định hạ đầu bảng Đà Nẵng 1-0 với bầu không khí hội hè trên mặt cỏ đẹp mới của sân Quy Nhơn. Trên thực tế, đây đã là trận đấu thứ hai trên sân nhà của Bình Định. Nhưng ở vòng hai, họ phải mượn sân 19-8 ở Nha Trang trong trận thắng Sài Gòn FC 1-0, do sân Quy Nhơn chưa sửa xong.
Bình Định thăng hoa trong lần đầu được chơi trên sân nhà Quy Nhơn, với mặt cỏ được làm mới, hôm 19/3. Ảnh: BinhDinhFC
Ai cũng thấy, đá trên một mặt cỏ đủ tiêu chuẩn, đẹp và với những khán đài tươi mới, chắc chắn chất lượng thi đấu cũng sẽ cao hơn. Câu hỏi đặt ra là tại sao đa số các CLB đều phải đợi đến khi thăng hạng mới chịu sửa chữa sân cỏ, trong khi nếu họ có một sân cỏ tốt, biết đâu việc thăng hạng đã diễn ra sớm hơn? Hoặc như việc hai đội bóng chọn sân Hàng Đẫy làm sân nhà - Hà Nội FC và Viettel - thống trị V-League ba mùa liên tiếp gần nhất, kể từ khi đá trên mặt sân tuyệt đẹp nhờ cải tạo hoàn toàn vào năm 2018.
14 CLB V-League hiện đá trên 12 sân bóng với chất lượng và tiêu chuẩn không đồng nhất. Không một CLB nào thực tế đang sở hữu sân bóng. Điều này cũng đồng nghĩa, các CLB Việt Nam đều làm bóng đá chuyên nghiệp theo kiểu "tới đâu, tính tới đó". Công thức - đầu tư cơ sở vật chất ban đầu thật tốt, làm nền tảng nâng cao chất lượng chuyên môn, đạt thành tích cao để thu hút nguồn tài trợ rồi dùng đó để đầu tư trở lại cho đội bóng - vốn phổ biến trong bóng đá chuyên nghiệp hầu như không tồn tại.
SLNA chưa từng xuống hạng ở V-League, nhưng họ vẫn chưa có phương án nào để nâng cấp hoàn toàn sân Vinh vốn được xây dựng từ những năm 1980. Hải Phòng nổi tiếng là yêu bóng đá, rất khao khát vô địch, nhưng hiện nay sân Lạch Tray trong tình trạng có muốn nâng cấp cũng không thể do các công trình phụ không còn đồng bộ. Ngay như sân Quy Nhơn, dù rất muốn, đơn vị tài trợ hiện nay cũng không thể đầu tư nâng cấp để khai thác trọn vẹn các công trình quanh sân. Mặt bằng trong khuôn viên sân đã không còn nguyên vẹn chức năng phục vụ cho bóng đá. Giả sử mùa này Bình Định có thứ hạng cao, được đá các giải châu lục, sân Quy Nhơn chưa chắc đủ tiêu chuẩn AFC về cơ sở vật chất.
Câu chuyện của các sân bóng Việt Nam chỉ là một phần của "tầm nhìn... trụ hạng" tồn tại ở V-League, mà trận đấu giữa Hà Tĩnh - HAGL chiều nay là một ví dụ . Năm 2008, năm năm sau khi thăng hạng, HAGL quyết định làm mới sân Pleiku trên nền sân vận động cũ. Đó có thể được xem là lần đầu tiên kể từ khi ra đời, V-League mới xuất hiện một sân vận động mới, vì mãi về sau này mới có thêm sân Hòa Xuân ở Đà Nẵng. Sân Pleiku được gọi với cái tên mỹ miều là "Tiểu Emirates" nhân việc HAGL hợp tác với Arsenal xây dự Học viện Đào tạo. Tiếc là từ khi khánh thành năm 2010 đến nay, HAGL chưa trở lại với ngôi vị cao nhất, và còn đáng tiếc hơn khi trong năm năm qua, dù đã tập trung đầu tư cho lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, đội bóng phố Núi vẫn chỉ đặt mục tiêu ... trụ hạng.
Một đội bóng thuộc sở hữu doanh nghiệp như HAGL mà cũng chỉ có tham vọng như vậy, thì một đội như Hà Tĩnh liệu có tầm nhìn đến đâu, ngoài "để mai tính"? Năm ngoái, khi lần đầu tiên trong lịch sử được đá V-League, sân Hà Tĩnh được vội vã nâng cấp với hơn 60 tỷ đồng đầu tư. Sân mới, nhưng bóng đá lại... cũ. Sau khi bất ngờ vào top 8 mùa 2020, Hà Tĩnh giờ đứng chót bảng, con đường trở lại hạng Nhất bỗng thêng thang.
Điều này dễ liên tưởng đến trường hợp của Kiên Giang. Năm 2013, đội bóng miền Tây lần đầu được đá V-League, tỉnh này bỏ hơn 50 tỷ đồng nâng cấp sân Rạch Giá. Nhưng chỉ sau hai mùa, họ xuống hạng rồi... giải tán. Sân bóng được đầu tư tốn kém bị lãng quên, đến mùa này mới được An Giang mượn để đá giải hạng Nhất.
An Giang phải tha hương vì "thánh địa" Long Xuyên một thời của họ bị phá bỏ, chuyển đổi công năng. Chưa biết khi nào đội bóng miền Tây này mới có sân mới.
Tình trạng tương tự đang diễn ra ở Đồng Tháp. Sau khi đội nhà bị xuống hạng Nhì, địa phương quyết định không giao sân Cao Lãnh cho bóng đá nữa, vì bao năm qua không thấy đầu tư gì. Sân Cao Lãnh - một "chảo lửa" có tiếng của bóng đá Việt Nam - sẽ bị chuyển đổi công năng hay được sửa chửa, hiện vẫn là dấu hỏi.
Những bài học của Kiên Giang, Ninh Bình, Tây Ninh, Đồng Nai hoặc có khi sắp đến là Hà Tĩnh cho thấy bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phát triển theo một quy trình ngược.
Theo HLV Polking, người từng làm việc ở Thai-League và đang dẫn dắt CLB TP HCM, các sân bóng ở Thái Lan có sức chứa nhỏ nhưng chất lượng mặt cỏ và điều kiện phục vụ tốt hơn nhiều so với V-League. Điều đó giúp các CLB khai thác hiệu quả tiền bán vé cũng như các nguồn thu liên quan nhờ hoạt động dịch vụ gia tăng. Nói cách khác, các CLB Thái Lan ngay từ đầu đã nghĩ cách kinh doanh, kiếm tiền nuôi đội bóng. Nhằm phát triển lâu dài, các CLB ở Thai-League phải nỗ lực thi đấu để đáp ứng CĐV, cũng là để duy trì đội bóng, tránh lãng phí tiền đầu tư.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, khó mà trách những đội bóng ở V-League. Cứ lấy tấm gương của SLNA đá mấy chục năm mà không có tiền lo nổi mặt sân, hoặc HAGL, cái gì cũng cố gắng đi trước, làm trước nhưng mục tiêu cao nhất hiện nay vẫn không phải là vô địch, thì rõ ràng là cách vận hành của bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam có vấn đề, với điểm xuất phát lại là "tầm nhìn trụ hạng".
Nhiều đội V-League gục ngã ở Cup Quốc gia Loạt trận vòng loại Cup Quốc gia chiều 24/4 chứng kiến các đội V-League như Thanh Hoá, Bình Định, Sài Gòn thua các CLB hạng Nhất. Sớm chia tay Cup Quốc gia là cơ hội để Thanh Hoá tập trung cho mục tiêu vào top 6 ở giai đoạn I V-League. Ảnh: Đức Đồng. Thanh Hoá đang đứng thứ bảy ở V-League, có...