Hà Nội: EVN lý giải hoá đơn tiền điện tăng đột biến do… nghỉ hè!
Tổng Công ty điện lực Hà Nội vừa cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến sản lượng điện tiêu thu tăng đột biến ở các hộ gia đình là do học sinh nghỉ nên thời gian sử dụng điều hòa và thiết bị làm mát trong nhà gia tăng.
Ngày 15/7, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Tổng Công ty điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đã phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện một số hộ dân tăng đột biến.
EVN Hà Nội chỉ rõ tiêu thụ điện tăng đột biến do học sinh nghỉ hè (ảnh minh họa)
Nguyên nhân đầu tiên được EVN Hà Nội chỉ ra là thời gian vừa qua có những đợt nắng nóng kéo dài. Tỷ lệ bê tông hoá ở thủ đô cao cũng dẫn đến độ hấp thụ nhiệt cao, làm không khí nóng đến tận đêm vẫn duy trì ở mức 30 độ C. Do đó, nhu cầu sử dụng điện để làm mát của khách hàng tăng vọt cả ban ngày lẫn ban đêm. Có những khu vực, sản lượng điện sinh hoạt tiêu dùng của tháng 6/2014 tăng từ 40% đến trên 60% so với tháng 5/2014. Như ở quận Hoàng Mai, mức tăng sản lượng điện sinh hoạt tháng 6 so với tháng 5 là 57%; quận Đống Đa mức tăng là 55%.
EVN Hà Nội cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ tăng cũng có phần do thời gian học sinh nghỉ hè nên đa phần thời gian sử dụng điều hòa và thiết bị làm mát trong gia đình tăng.
Video đang HOT
“Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, các cháu học sinh tiểu học và THCS bắt đầu nghỉ hè. Nhiều gia đình đã sử dụng điều hoà cả ban ngày và ban đêm. Bên cạnh đó các đợt nắng nóng xảy ra liên tục, kéo dài, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà cao, dẫn đến hiệu suất làm lạnh giảm, thời gian dùng điều hoà nhiệt độ tại gia đình cũng tăng cao, có lúc tăng sử dụng trên 10 giờ/ngày so với ngày thường”, đại diện EVN Hà Nội phân tích.
Với một số trường hợp dư luận phản ánh, EVN Hà Nội cho biết, đã kiểm tra, làm việc trực tiếp với khách hàng. Quá trình kiểm tra chưa thấy tình trạng ghi sai chỉ số công tơ; hóa đơn được phát hành đúng; công tơ chạy chính xác, khách hàng đều được phân tích, giải thích và nhất trí, không còn ý kiến thắc mắc sau khi được nhân viên các Công ty Điện lực giải thích nguyên nhân tăng sản lượng điện tiêu thụ.
“Các trường hợp sai sót hoá đơn nhưng chưa thu tiền sẽ tiến hành thủ tục huỷ bỏ lập lại, trường hợp đã thu tiền được tiến hành thủ tục truy thu – thoái hoàn theo quy định”, đại diện EVN Hà Nội cho biết.
EVN Hà Nội cũng cho biết rõ, trường hợp Công ty Điện lực Sóc Sơn phát hiện 2 công nhân, ngày 6/6, khi ghi chỉ số công tơ không chính xác gây thắc mắc về hoá đơn tiền điện của nhiều khách hàng, tại thôn Thống Nhất, xã Trung Giã. Ngay sau khi phát hành hóa đơn, bộ phận điều hành ghi chỉ số phát hiện tổn thất tại trạm biến áp trên tăng bất thường lên 39% và báo lại cho đội trưởng quản lý kiểm tra lại và phát hiện nhiều khách hàng sai chỉ số trên công tơ ( 211 khách hàng ).
Sự việc sau đó đã được báo cáo lãnh đạo EVN Hà Nội. Sau đó, ngày 12/6, Công ty Điện lực Sóc Sơn đã ghi lại chỉ số dưới sự chứng kiến của Trưởng Thôn và làm thủ tục hủy bỏ lập lại, truy thu thoái hoàn hoá đơn tiền điện của các hộ theo đúng quy định. Đơn vị cũng đã tạm đình chỉ công tác 2 công nhân ghi chỉ số, báo cáo đề nghị Tổng Công ty xem xét quyết định hình thức kỷ luật.
Công ty Điện lực Sóc Sơn đã họp với các hộ dân và xin lỗi toàn thể các hộ dân thôn Thống Nhất, đồng thời có văn bản báo cáo UBND xã Trung Giã về việc giải quyết vụ việc nêu trên. Căn cứ vào chỉ số chốt ngày 12/6, Công ty Điện lực Sóc Sơn đã tính lại và in xong hóa đơn trong ngày 27/6. Ngày 30/6, Công ty làm việc với lãnh đạo UBND xã Trung Giã và nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Ngày 9/7 Hội đồng kỷ luật Tổng công ty đã họp và ra quyết định xử lý kỷ luật đối với các cá nhân và cán bộ quản lý có liên quan.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhiều người ngã vì nhớt từ xe tải chảy xuống đường
Hàng loạt xe gắn máy lưu thông trên cầu Chà Và (quận 8, TPHCM) đã bị ngã do nhớt từ một chiếc xe tải chảy lênh láng ra mặt đường.
Nhớt từ xe tải chảy xuống mặt đường khiến nhiều xe gắn máy lưu thông phía sau té ngã và phải dẫn bộ
Thông tin ban đầu, khoảng 9h20 sáng 21/4, nhiều người điều khiển xe máy đang đổ dốc cầu Chà Và (hướng từ quận 5 sang quận 8) bỗng dưng té ngã. Rất nhiều phương tiện lưu thông phía sau không kịp xử lý cũng ngã chồng lên nhau, tạo nên khung cảnh hết sức hỗn loạn.
Nguyên nhân của sự cố này được xác định là do trước đó xe cẩu biển số 57K - 7157 của Công ty Điện lực Chợ Lớn - Tổng Công ty Điện lực TPHCM, làm chảy một số lượng nhớt khá lớn trên mặt cầu.
Vì vệt nhớt loang khá rộng nên nhiều người lưu thông qua đây bị té ngã. Để đảm bảo an toàn, nhiều người lưu thông phía sau đã xuống xe dẫn bộ qua cầu, một số khác chạy xe sát lề để tránh vệt nhớt...
Chiếc xe tải làm chảy nhớt xuống đường bị người dân yêu cầu dừng lại gần hiện trường
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, một nhân viên thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8 đang quét dọn vệ sinh ở gần đó đã kịp thời dùng tấm bảng cảnh báo chặn trước vệt nhớt loang để người đi đường tránh kịp.
Chiếc xe cẩu làm chảy nhớt bị người dân bắt dừng lại cách hiện trường khoảng 100 mét để khắc phục sự cố.
Đình Thảo
Theo Dantri
Hàng trăm nhà dân bị xe chạy công trình gây nứt Người dân thôn Kỳ Lam, Kỳ Long (xã Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam) đã dựng barie ngăn chặn không cho xe chở vật liệu vào thi công công trình cầu Kỳ Lam (thuộc gói thầu 3A, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) vì gây lún, nứt hàng trăm ngôi nhà. Ông Nguyễn Duy Bình (trú tổ 9 thôn...