Hà Nội: Đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo “đội” vốn khủng!
Thủ tướng vừa có ý kiến về điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Mức vốn điều chỉnh tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng.
Cụ thể, về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên thống nhất hướng dẫn UBND thành phố Hà Nội thực hiện việc điều chỉnh nguồn vốn của Dự án theo quy định.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu đã cung cấp.
Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện Dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 533/TTg-CN ngày 23/4/2018.
Trên cơ sở dự thảo Báo cáo của Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị, Văn phòng Chính phủ bố trí họp Thường trực Chính phủ để xem xét, thông qua nội dung báo cáo.
Được biết, việc điều chỉnh thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội – tuyến số 2, mức tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng.
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt vào tháng 11/2008. Thời gian thực hiện dự án là từ 2009 – 2015, theo tiến độ ban đầu sẽ khai thác năm 2017, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa có “động tĩnh” gì.
Quy mô xây dựng dự án, tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao. Khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Hệ thống nhà ga gồm 3 ga trên cao, 7 ga ngầm. Tuyến bắt đầu từ khu đô thị mới Ciputra đi theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – Trần Hưng Đạo.
Video đang HOT
Đây là dự án chưa triển khai thi công, mới hoàn thành thẩm tra thiết kế kỹ thuật, phê duyệt kết quả sơ tuyển 4 gói thầu xây lắp và hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu thiết bị, hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết Depot và tổng mặt bằng trên cao.
Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết – Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Bình Thuận tiếp thu ý kiến của các Bộ, rà soát các quy hoạch có liên quan trên địa bàn; đánh giá kỹ tác động, ảnh hưởng của việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đến kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng phải phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTG ngày 27/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển, bảo đảm phát triển bền vững, môi trường cảnh quan và an sinh xã hội.
Châu Như Quỳnh
Theo Danviet
Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm
Sáng 9/3 Hà Nội, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 (ga hồ Hoàn Kiếm) được trưng bày công khai để người dân Thủ đô tham quan và đóng góp ý kiến.
Sáng 9/3, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm - được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm).
Ga ngầm C9 thuộc dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm có phương án quy hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bản vẽ quy hoạch sẽ được trưng bày tới hết tháng 3/2018.
Ga ngầm C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km9 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Nhà ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm, dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng gồm tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga.
Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử là 81m, tới đền Bà Kiệu là 83m, tới Tháp Bút là 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ là 120m. Theo thiết kế ban đầu, ga ngầm C9 sẽ có 4 cửa lên xuống.
Vào cuối năm 2017, phương án bố trí mặt bằng ga ngầm C9 đã đưa ra trong buổi làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các nhà khoa học, sử học, kiến trúc sư.
Đại diện ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hiện tại chỉ còn Tổng mặt bằng ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm là chưa được phê duyệt.
Cũng theo đại diện quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, hầm ngầm được thi công bằng máy khoan TBM, công trường thi công nhà ga với sàn tạm bằng thép, kết hợp nhiều công nghệ giảm ảnh hưởng tới bề mặt nơi đường hầm đi qua.
Mặt cắt của tuyến đường sắt đô thị số 2 tại khu vực tháp bút, vùng ảnh hưởng là đường kẻ ở giữa.
Ngay trong buổi đầu tiên trưng bày, bản vẽ ga ngầm C9 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
ông Phạm Thế Vĩnh (quận Đống Đa - Hà Nội) chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ tuyến đường sắt đô thị số 2 này, khi đi vào hoạt động sẽ làm đa dạng loại hình giao thông cho Thủ đô".
Mỗi người dân khi đến thăm quan mô hình mặt bằng ga C9 đều được phát phiếu để ghi nhận những ý kiến đóng góp.
"Cá nhân tôi ủng hộ tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, bởi việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng hơn, thành phố hiện đại hơn", ông Tạ Khắc Hải (Hà Nội) đóng góp ý kiến.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Náo nức xuống phố sớm "xí chỗ" xem pháo hoa 21h tối nay 30/4, màn trình diễn đầu tiên của lễ hội pháo hoa quốc tế (DIFF) 2018 mới khai hội, nhiều người dân và du khách ở Đà Nẵng đã náo nức ra phố từ chiều sớm để "xí" chỗ chờ xem "đại tiệc" sắc màu gắn liền với thương hiệu thành phố bên dòng sông Hàn. Người dân và du khách...