Hà Nội: Dừng tuyến xe buýt đón cán bộ, công chức
Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (Sở GT-VT Hà Nội) vừa chính thức thông báo dừng hoạt động đối với 5 tuyến buýt đưa đón cán bộ, công chức kết nối giữa Hà Nội – Hà Đông và ngược lại.
Các chuyến xe buýt tuyến Hà Nội – Hà Đông phục vụ cán bộ, công chức Hà Nội sẽ dừng hoạt động từ 1.4, Ảnh minh họa: Hồng Phú
Cụ thể, việc dừng hoạt động các tuyến xe buýt kể trên sẽ bắt đầu từ ngày 1.4. Cán bộ, công chức, viên chức đang đi lại trên 5 tuyến buýt có thể chuyển sang sử dụng hệ thống buýt dùng chung hiện nay để thay thế.
Các điểm dừng đón trả khách thay thế được bố trí cách điểm đón trả khách hiện tại và cơ quan từ 100-500m.
Video đang HOT
Cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội có thể mua thể mua vé tháng theo hình thức tập thể (từ 30 người trở lên) để hưởng giá vé ưu tiên giảm 30% theo quy định của UBND TP.Hà Nội. Cụ thể, giá vé tháng đi 1 tuyến 70.000 đồng/vé/tháng. Giá vé tháng đi liên tuyến 140.000 đồng/vé/tháng.
Trước đó, mạng tuyến buýt chuyên trách phục vụ cán bộ, công chức được hình thành từ tháng 8.2008 (sau khi sáp nhập địa giới hành chính Hà Tây với Hà Nội) với 5 tuyến vận hành liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Tuyến xe buýt được vận hành 28 lượt/ngày, với khoảng 186 người thường xuyên đi lại/tháng (trung bình 13 hành khách/lượt). Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiệu quả hoạt động của 5 tuyến buýt là thấp.
Theo Danviet
Hành khách đi xe buýt Hà Nội sụt giảm
Do tình trạng gia tăng xe cá nhân, ùn tắc trên nhiều tuyến đường nên lượng hành khách đi xe buýt ở Hà Nội đã giảm 5-6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội, cùng kỳ năm trước mỗi ngày bình quân có khoảng 1,3 triệu hành khách đi xe buýt, song từ đầu năm nay đến nay sụt giảm 5-6%.
Nguyên nhân theo ông Hải là sự gia tăng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông. Toàn thành phố hiện có hơn 5,5 triệu xe cá nhân (gần 500.000 ôtô và hơn 5 triệu xe máy). Trung bình mỗi tháng có 19.000 phương tiện mới hoạt động. Giá xăng giảm cũng là lý do nhiều hành khách sử dụng xe cá nhân hơn.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện các loại hình vận tải khách mới như taxi Uber, Grab... có sức cạnh tranh. Nhiều sinh viên, học sinh có xu hướng sử dụng xe đạp điện ở những chặng đường ngắn.
Hành khách đi xe buýt Hà Nội có xu hướng giảm.
Trên địa bàn đang có hàng chục công trình thi công kéo dài, gây cản trở giao thông như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội, vành đai 2 (Bưởi - Trường Chinh), vành đai 1 (Đông Mác - Kim Ngưu). Do thi công nên nhiều tuyến xe buýt bị giảm tần suất, hủy bỏ điểm dừng đỗ.
Ngoài ra, ông Hải cho rằng, chất lượng dịch vụ xe buýt hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của hành khách, nhiều xe cũ, thái độ của một số lái phụ xe chưa văn minh gây khó chịu cho khách.
Để tăng lượng khách, giải pháp hiện nay là cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt. Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang khảo sát để tăng thêm các tuyến phục vụ người dân ngoại thành, khu đô thị.Cùng với đó là đổi mới phương tiện đạt chất lượng tốt, thân thiện môi trường cũng như áp dụng thẻ từ thay vé tạo sự tiện lợi cho hành khách.
Nửa cuối năm nay, nhiều công trình hạ tầng của thủ đô đang được hoàn tất, các điểm đỗ xe buýt sẽ được khôi phục. "Để thu hút người dân đi xe buýt thì hạ tầng dành cho phương tiện công cộng cần được ưu tiên, vỉa hè cần thông thoáng cho người đi bộ", ông Nguyễn Hoàng Hải nhận xét.
Hà Nội hiện có 92 tuyến xe buýt, trong đó 72 tuyến buýt có trợ giá, 12 tuyến buýt không trợ giá và 8 tuyến buýt kế cận. Năm 2015, xe buýt đã vận chuyển được 498 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng 15% nhu cầu đi lại.
Đoàn Loan
Theo VNE
Từ 1/4, Hà Nội dừng hoạt động xe buýt đưa đón công chức Sau 8 năm hoạt động, 5 tuyến xe buýt chuyên trách được hình thành khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô sẽ dừng hoạt động vào ngày 1/4. TP Hà Nội vừa thông báo dừng hoạt động 5 tuyến buýt đưa đón cán bộ, công chức từ 1/4 do hiệu quả thấp. Những cán bộ, công chức đang đi 5 tuyến...