Hà Nội dừng các dự án lát đá vỉa hè “bền 70 năm”
Chủ tịch thành phố yêu cầu tạm dừng các dự án chuẩn bị triển khai và làm rõ trách nhiệm tại những dự án có sai sót.
Chiều 7.12, Văn phòng UBND TP.Hà Nội đã phát đi thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung liên quan đến việc lát đá vỉa hè, gây dư luận xấu trong thời gian vừa qua.
Lãnh đạo Hà Nội cho hay, chủ trương thiết kế hè đường của Hà Nội chỉ thực hiện trên các tuyến phố có vỉa hè đã xuống cấp, khi làm sử dụng vật liệu tự nhiên có độ bền 50 – 70 năm và có giám sát chất lượng công trình…
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tạm dừng các dự án lát đá vỉa hè chuẩn bị triển khai. Ảnh minh hoạ: Phong Vân.
Tuy nhiên, các quận huyện khi triển khai thực hiện chưa đúng, hiểu sai nguyên tắc chỉ đạo trên dẫn đến nhiều bất cập như hồ sơ thiết kế sơ sài, thiếu đánh giá hiện trạng, quản lý chất lượng thi công chưa chặt chẽ… Thậm chí có quận đầu tư tràn lan, thiếu kiểm tra, chọn lọc.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan thiếu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát vật liệu, quản lý chất lượng thi công… dẫn đến công trình bị hư hỏng, xuống cấp.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo: “Các dự án đang chuẩn bị đầu tư, cải tạo vỉa hè tạm dừng thực hiện để rà soát, trường hợp đủ điều kiện mới tiến hành”.
Video đang HOT
Một số điểm mới hoàn thành việc lát đá tự nhiên nhưng đã bị hư hại. Ảnh: Trần Quang.
Ngày 6.12, phát biểu tại phiên chất vấn của HĐND Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đã đưa ra quy định rất chặt chẽ với việc lát lại vỉa hè nhưng “công tác này thời gian qua để lại một dư luận rất xấu”.
“Tôi và Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đã trực tiếp đi kiểm tra một số điểm. Nguyên nhân đá vỡ trước hết là việc chọn đá không đúng, không đúng cả kích cỡ và độ dày”, ông Chung nói.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội cho biết đã giao Sở Xây dựng tổ chức đưa Trưởng ban quản lý các dự án tới tham khảo cách lát vỉa hè bằng đá tự nhiên của Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Hùng Vương và Chùa Một Cột.
Theo chủ trương của TP.Hà Nội, từ cuối năm 2016 nhiều quận nội thành đã cải tạo vỉa hè bằng đá tự nhiên, có kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm.Tuyến phố đầu tiên lát đá tự nhiên là Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), sau đó nhiều tuyến phố như Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng… cũng được thực hiện.Tuy nhiên, mặt đá lát trên vỉa hè vừa sử dụng vài tháng đã bong tróc, gãy nát. Theo ghi nhận của phóng viên, đường Lê Trọng Tấn có khoảng 10 điểm vỡ nát, đường Nguyễn Trãi cũng trong tình trạng tương tự. Phần lớn những viên đá lát bị vỡ nằm ở đầu đường vào các ngõ và quanh gốc cây.Chủ tịch Hà Nội đã chỉ đạo làm rõ sai phạm (nếu có) và đề xuất xử lý những tập thể, cá nhân liên quan.
Theo Võ Hải (VNE)
Mỹ đưa vũ khí không có đối thủ đến Afghanistan để làm gì?
Vào cuối tháng 11, NATO bất ngờ thông báo không quân Mỹ đã sử dụng F-22 hiệp đồng với không quân Afghanistan để tiêu diệt 7 cơ sở chế ma túy và một trung tâm chỉ huy của Taliban ở phía bắc tỉnh Helmand của nước này. Tuy nhiên, việc lần đầu tiên triển khai "Chim săn mồi" tại Afghanistan đã gặp phải nhiều chỉ trích vì cho rằng đây là 1 hành động "dùng dao mổ trâu giết gà". Thế nhưng, ngoài tiêu diệt khủng bố, Washington còn 1 toan tính khác.
Dao mổ trâu giết gà?
3 năm trước, "Chim săn mồi" F-22 lần đầu tiên xuất hiện tại chiến trường Syria. Chiếc phi cơ chiến đấu thế hệ 5 có lợi thế về công nghệ tàng hình để qua mặt các tổ hợp phòng thủ tên lửa đất đối không ở các khu vực chiến sự. Tuy nhiên, lợi thế này lại không có "đất dụng võ" khi mà chính phủ Syria không hề có ý định bắn hạ máy bay của Mỹ, ít nhất là trước khi Nga trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng. Chính vì vậy, phi cơ vốn được thiết kế để dành ưu thế trên không đã làm một nhiệm vụ tưởng chừng "trái tay": trinh sát tầm cao kiêm 1 sở chỉ huy cơ động trên không.
Trường hợp tương tự đã diễn ra khi F-22 lần đầu tiên tham chiến tại Afghanistan. Trong nhiệm vụ "chào sân" của mình, "Chim săn mồi" đã thổi bay 1 cơ sở chế tạo ma túy bằng bom cỡ nhỏ - 1 nhiệm vụ vốn thường được thực hiện bởi các cường kích hoặc các máy bay không người lái.
F-22 thả bom cỡ nhỏ GBU-39
Việc sử dụng 1 phi cơ tối tân bậc nhất thế giới cho 1 nhiệm vụ như vậy đã gặp phải nhiều chỉ trích. Với nhiều nhà quan sát, đây là 1 hành động "dùng dao mổ trâu giết gà", lãng phí nguồn lực đang có. Tuy nhiên, các quan chức trong và ngoài Không quân Mỹ đều cho rằng đây là điều cần thiết.
"Chúng tôi chọn sử dụng F-22 cho chiến dịch này bởi khả năng trang bị bom cỡ nhỏ (SDB) nhằm giảm thiểu thiệt hại không đáng có. Ngoài ra, loại bom này cũng đã được trang bị sẵn trên các máy bay F-22 tham gia chiến dịch nên không việc gì phải tháo ra và lắp vào các máy bay khác", trung úy col Damine Pickart - phát ngôn viên Bộ tư lệnh Không quân trả lời trong 1 email gửi Military.com
Về vấn đề này, tướng John Nicholson - chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan đồng thời cũng là chỉ huy chiến dịch Hỗ trợ Kiên quyết do NATO dẫn đầu cho biết lí do mà F-22 được sử dụng là nhờ khả năng "sử dụng vũ khí chính xác."
Huấn luyện thực tế
Ban đầu, quyết định sử dụng F-22 cùng với "Pháo đài bay" B-52 Stratofortress và máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucanos của không quân Afghanistan có vẻ khó hiểu khi mà Taliban và lực lượng phiến quân khác trong khu vực không hề có những hệ thống vũ khí đủ hiện đại để khắc chế. Tuy nhiên, theo 1 nhà phân tích quốc phòng ở thủ đô Washington D.C, không chỉ để giảm thiểu thiệt hại, không quân Mỹ có lẽ còn muốn "thử lửa" cho những chú "Chim săn mồi" của mình.
"Giống như việc người Nga triển khai máy bay ném bom, tàu chiến và tên lửa mới nhất của họ ở Syria, chúng ta sử dụng F-22 tại Afghanistan là để huấn luyện thực tế. Cả Nga và Mỹ đều có 1 thế hệ vũ khí mới chưa hề được sử dụng trên chiến trường. Càng &'thử lửa' bao nhiêu, chúng ta sẽ biết được rõ sự khác biệt giữa chiến trường và thao trường bấy nhiêu. Việc này sẽ giúp cải thiện hệ thống vũ khí trong tương lai để đối đầu với những đối thủ xứng tầm", nhà phân tích này chia sẻ với Military.com
Máy bay ném bom Nga tấn công các mục tiêu của IS
"Khi mà nước Mỹ tham chiến, điều quan trọng không phải là chọn thứ vũ khí rẻ nhất để tiết kiệm chi phí. Cái mà chúng ta cần là sử dụng loại vũ khí hiệu quả nhất trên các chiến trường khi cần thiết."
Không thể phủ nhận rằng, không quân đang sở hữu nhiều loại máy bay có thể mang theo bom cỡ nhỏ GBU-39 như F/A-18E/F và F-15E Strike Eagle. Tuy nhiên theo Bộ Tư lệnh, hầu hết những phi cơ này đều đang bận rộn với các chiến trường khác.
"Với 1 chỉ huy, sẽ thật là ngớ ngẩn nếu không sử dụng 1 nguồn lực đang sẵn có chỉ vì nó &'quá hiệu quả'."
Theo Danviet/Mai Đại (Defense Tech)
Lần ra dấu vết chiến sĩ công an mất tích trước ngày nhận việc Công an Sóc Trăng cho biết, chiến sĩ công an Lê Hoàng Phúc được cho là bị "mất tích" cách đây hơn tháng vẫn sống bình thường ở các tỉnh miền Nam. Xung quanh việc chiến sĩ công an Lê Hoàng Phúc được cho là bị "mất tích" cách đây hơn tháng, chiều 19.11, đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó giám đốc Công...