Hà Nội: Dừng bán hàng ở “khu chợ nhà giàu” để phòng dịch
Phường Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh tại các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè cũ) để phòng, chống dịch Covid-19.
Phường Hàng Bạc đã yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh tại các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (Chợ Hàng Bè cũ) để phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: Mạnh Quân).
Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc Nguyễn Hồng Dũng vừa ký, ban hành Thông báo số 625/TB-UBND về việc tạm dừng kinh doanh trên các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè cũ).
Theo đó, thời gian tạm ngừng hoạt động là từ 0h ngày 19/8 cho đến khi có thông báo mới nhất của UBND TP Hà Nội về thực hiện giãn cách xã hội.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 19/8, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, động thái nêu trên được chính quyền sở tại đưa ra nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, vị lãnh đạo này khẳng định, việc các tiểu thương kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua là không vi phạm.
Như Dân trí đã phản ánh trước đó, trong thời gian giãn cách xã hội, các tiểu thương khu chợ Hàng Bè (hay còn gọi là chợ nhà giàu ở Hà Nội) đã gắn hàng chục tấm biển quảng cáo lên hàng rào phong tỏa giúp người dân không cần vào chợ vẫn mua sắm được.
Mọi quá trình mua bán đều có thể thông qua một cuộc điện thoại, người dân sẽ gọi theo thông tin trên các biển quảng cáo để mua thực phẩm theo nhu cầu và chờ đợi các tiểu thương đem đồ qua khu vực hàng rào đã dựng sẵn trước đó.
Tại khu vực cửa ra vào chợ tại phố Hàng Bè, người dân vẫn có thể vào bên trong với sự giám sát của lực lượng chức năng, tại đây mọi người sẽ được yêu cầu xuất trình phiếu vào chợ theo đúng khu vực đã được ghi trên phiếu, các trường hợp từ nơi khác sẽ không được phép vào bên trong và phải ra về…
Video đang HOT
Chợ Hàng Bè xưa họp và bày bán giữa lòng đường phố cổ
Ở Hà Nội hiếm chợ nào có được đặc quyền họp giữa lòng đường, tại vị trí trung tâm khu đất "vàng" phố cổ, tồn tại đến cả trăm năm.
Đó chính là chợ Hàng Bè xưa.
Chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) là một trong những chợ truyền thống đã gắn bó với người dân phố cổ lâu đời, mang đậm dấu ấn văn hóa của Thăng Long - Kẻ Chợ xưa. Ảnh chụp năm 2010.
Mang tên Hàng Bè nhưng chợ lại họp tại ngõ Cầu Gỗ và thông sang phố Gia Ngư, nhưng theo thói quen người dân vẫn gọi chung là chợ Hàng Bè. Vì họp dưới lòng đường nên các lều lán nhỏ được dựng tạm, mỗi người một ô, một khoảnh tự quy định với nhau, trong khi vẫn phải bảo đảm việc đi lại cho cư dân.
Chợ Hàng Bè luôn nổi tiếng với đồ ăn ngon, đủ loại đồ khô, gia vị, rau quả, thịt cá tươi. Qua đó cũng phản ánh được một phần cuộc sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống của người dân nơi đây.
Các loại hoa quả bán tại đây đều tươi nguyên, mẫu mã đẹp không dập nát, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng khó tính. Bên cạnh đó chợ còn có rất nhiều hàng quà như chè, bánh, món ăn chơi để phục vụ ngay tại chỗ cho những vị khách ưa ẩm thực dân dã.
Khi điện thoại di động chưa phổ biến, một số hàng cá, hàng thịt phải kéo dây lắp đặt điện thoại "bàn" để nhận đặt hàng của khách quen. Ảnh chụp năm 2009.
Cư dân sống ở đây đã quen nghe những tiếng lộp cộp suốt ngày đêm mỗi khi người, xe lướt đi qua nắp cống, vũng nước. Và họ cũng quen với việc suốt ngày ngửi mùi mắm tép chưng thịt, mùi nem... toàn mùi thức ăn vốn là "đặc sản" của chợ Hàng Bè bốc lên đặc quánh trong không gian hẹp.
Chợ họp trong lòng phố, nhưng đôi lúc vẫn bắt gặp những hình ảnh của một phiên chợ quê, với mớ tôm mớ tép và cô gái bán hàng mộc mạc, giản dị, như đang ở một phiên chợ xa nào đó vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Một hàng bánh cuốn nằm nép trong các hàng đồ ăn sẵn, chuyên phục vụ cho những người bán hàng tại chợ.
Tuy là các lều lán dựng tạm song với những mặt bàn, mặt ghế người ta vẫn có thể thư giãn, nghỉ ngơi khi vắng khách. Do đặc điểm lều lán cơ động nên vào mùa hè thì nóng, mà lúc trời mưa thì vô cùng bất tiện.
Những gian hàng đồ khô.
Năm 2010 chợ chính thức giải tỏa trả lại không gian thông thoáng và đường đi lại cho khu phố cổ. Chợ Hàng Bè sau đó được chuyển về phố Vọng Hà được quy hoạch không gian quy củ hơn song chợ ngày càng vắng vẻ đìu hiu.
Cảnh họp chợ dưới lòng đường ngõ Cầu Gỗ thời điểm trước khi giải tỏa.
Một người bán thịt tại chợ Hàng Bè xưa. Đến nay chợ vẫn tồn tại tuy không còn họp dưới lòng đường nữa, chủ yếu các nhà mặt phố mở cửa hàng bán tại nhà nhưng vô cùng đắt khách. Các món ăn nổi tiếng như cá kho, đồ khô, thực phẩm tươi ngon vẫn có sẵn, giá cả cũng nhỉnh hơn so với mặt bằng chung.
Hình ảnh chợ Hàng Bè cách nay đã 12 năm.
Một khu vực bán các thức quà song lại lẫn cả hàng hoa tươi. Ảnh chụp năm 2009.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...