Hà Nội: Dự án khu vui chơi giải trí thành nhà hàng sang trọng trên bán đảo
Bán đảo hồ Đống Đa thuộc phường Ô Chợ Dừa, (Đống Đa – Hà Nội) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm: “Cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa” phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, điểm nhấn của dự án này lại là khu nhà hàng Lã Vọng sang trọng.
Bán đảo hồ Đống Đa – hồ Hoàng Cầu thuộc phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) với lợi thế cảnh đẹp và không gian thoáng mát được coi là “lá phổi xanh” cho cả một khu vực đông đúc dân cư.
Việc xây dựng dự án “Cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa” vì thế từ khi mới bắt đầu đã được người dân đặc biệt quan tâm và mong đợi. Thế nhưng, khi việc xây dựng thành hình, người dân lại không khởi ngỡ ngàng bởi điểm nhấn của khu bán đảo này lại là một nhà hàng sang trọng mà nếu như ai không biết nguồn gốc khu đất mang tính công cộng thì không thể dám bước vào khuôn viên.
Hồ sơ xin cấp phép là cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa.
Được biết từ năm 2004, Công ty cổ phần Đầu tư Hà Thủy (Công ty Hà Thủy) đã quản lý kinh doanh 2.000m2 đất và sử dụng 3.644m2 diện tích bán đảo hồ Đống Đa. Sau đó, công ty đề xuất thành phố phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Thủ đô.
Trước đó, ngày 8/3/2010, UBND TP. Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Hà Thủy, đến ngày 19/8/2010 thì tiếp tục ký hợp đồng cho công ty thuê 5.644m2 trong thời hạn 50 năm. Nội dung hợp đồng thuê đất nêu rõ: “Việc sử dụng đất trên thửa đất thuê để thực hiện Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa”. Theo đó, ngày 28/10/2013, UBND quận Đống Đa cấp Giấy phép xây dựng số 130521/GPXD cho Công ty Hà Thủy để xây dựng nhà giải trí 2 tầng, có tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 961m2, chiều cao đỉnh mái 7m.
Mặt khác, theo hồ sơ xin cấp phép xây dựng đã được thẩm tra thì khu vực bán đảo hồ Đống Đa được chia thành 5 hạng mục bao gồm: Khu vui chơi giải trí trong nhà có diện tích 468m2, nhà phụ trợ 100m2, sân vườn thể thao có diện tích 1613,81 m2, sân vườn cãi tạo có diện tích 694,7m2 và đường dạo 2836,06 m2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay sau khi dự án cải tạo nâng cấp đi vào sử dụng thì không thấy xuất hiện khu vui chơi giải trí trong nhà mà thay vào đó là hệ thống nhà hàng sang trọng gắn biển LãVọng, với lượng khách ra vào khá đông đúc.
Tuy nhiên người dân ngỡ ngàng khi đây lại trở thành nhà hàng sang trọng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Vọng – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc tập đoàn Lã Vọng cho biết: “Khu đất bán đảo hồ Hoàng Cầu thuộc quản lý của Công ty Hà Thủy, Công ty Lã Vọng có hợp tác kinh doanh. Do nhà nước không có tiền đầu tư nên TP Hà Nội cho xã hội hóa. Người dân nhiều khi không hiểu, tòa nhà trong khu bán đảo giờ là tòa nhà hỗn hợp đa năng. Bên ngoài có các dịch vụ vui chơi giải trí do chủ đầu tư mở. Riêng tổng mức đầu tư chúng tôi bỏ ra đã là 70 tỷ đồng. Tiền thuê đất 1 năm của chúng tôi đã mất hơn gần 4 tỷ đồng. Lẽ ra với đầu tư như vậy, người dân vào tập thể dục chúng tôi cũng tính tiền hết như mô hình công viên nước. Tuy nhiên, chủ đầu tư chúng tôi đã không tính tiền một đồng nào mà chỉ khai thác dịch vụ tại tòa nhà tổng hợp”.
Về việc hạng mục trong “Hồ sơ xin giấy cấp phép” ghi rõ khu vui chơi giải trí trong nhà trở thành nhà hàng Lã Vọng, ông Vọng cho rằng còn hạng mục khu vui chơi giải trí ở tầng hầm nhưng do không có lãi nên doanh nghiệp chưa làm. “Phải cần phân kỳ đầu tư, chắc cuối năm nay chúng tôi mới thực hiện”, ông Vọng nói.
Ông Vọng cho rằng các hạng mục như đu quay, bể bơi, đường đi bộ…trong khuôn viên bán đảo là các hạng mục vui chơi giải trí cho cộng đồng, người dân vào sinh hoạt tự do, không mất tiền.
Về trách nhiệm trước sự việc có dấu hiệu sai phạm khi triển khai dự án”Cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa”, ông Vọng khẳng định phía Công ty Hà Thủy thiếu trách nhiệm, không có sự cầu thị giải quyết.
Trong khi các đơn vị liên quan tại dự án bán đảo hồ Hoàng Cầu còn đưa ra lí do biện minh cho việc một dự án vì cộng đồng phục vụ dân sinh trở thành nhà hàng sang trọng thì người dân quanh hồ còn chưa hết ngỡ ngàng bởi không gian đô thị vốn đã chật hẹp lại bị cắt xén bất thường.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế – Mạnh Tuấn
Theo Dantri
Thủ tướng: Việc "lọt" dự án khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân là cá biệt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tỉnh Thừa Thiên - Huế khi cấp phép cho DN nước ngoài làm khu nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao trên núi Hải Vân chưa xin ý kiến Bộ Tư lệnh quân khu 4 và Bộ Quốc phòng theo quy định...
Đây là nội dung thể hiện trong văn bản Thủ tướng trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội). Văn bản trả lời vừa được ký, gửi trực tiếp cho đại biểu Khánh ngày 11/2.
Trước đó, chất vấn Thủ tướng, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đặt vấn đề, những năm qua, một số địa phương do muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội mà cho phép các DN nước ngoài đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh ở những khu vực nhạy cảm, trọng yếu về quốc phòng - an ninh, gây bức xúc dư luận. Bà Khánh trở lại chuyện gần đây nhất, tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp phép cho DN Trung Quốc làm khu nghri dưỡng quốc tế 5 sao trên núi Hải Vân, thuộc địa bàn giáp ranh với TP. Đà Nẵng với diện tích hơn 200ha, thời gian sử dụng đất 50 năm.
Phản ánh lo lắng của cử tri vì sự hiện diện của DN nước ngoài tại địa bàn trọng điểm về quốc phòng này, nhất là khi xảy ra tình huống đất nước có chiến tranh, không ai dám chắc khu vực phòng thủ ở đây có được bảo đảm, bà Khánh chất vấn người đứng đầu Chính phủ: "Việc cấp phép của tỉnh Thừa Thiên - Huế cho DN nước ngoài này đã được sự đồng ý, phê duyệt của Thủ tướng hay chưa?".
Dự án khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân đã được lệnh dừng kịp thời nhưng hệ quả có thể địa phương phải đền bù lớn cho nhà đầu tư.
Văn bản trả lời của Thủ tướng nêu khái quát, dự án khu nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế là dự án đầu tư kinh doanh trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Theo quy định của Điều 39, Nghị định 108 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Đầu tư thì dự án này do Ban quản lý khu kinh tế này cấp giấy chứng nhận đầu tư, không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng.
Thủ tướng thông tin thêm, theo báo cáo của tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong quá trình xem xét thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, Ban quản lý khu kinh tế này đã lấy ý kiến các Sở, ngành và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh về vấn đề an ninh quốc phòng nhưng chưa xin ý kiến Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng theo quy định tại Quyết định số 13 năm 2012 của Thủ tướng về quy chế kết hợp kinh tế với quốc phòng trong khu vực phòng thủ, trước khi cấp giấy phép cho dự án.
Cụ thể, khu vực dự án World Shine là khu vực ưu tiên sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng, theo Quyết định số 2412 năm 2011 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020.
Khi có thông tin về việc này, Thủ tướng khẳng định, đã yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng giải quyết theo thẩm quyền, đúng pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến dự án World Shine.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng "truy" thêm: Thủ tướng cần chỉ đạo chấn chỉnh tình hình chung ở các địa phương và xử lý vụ việc cụ thể như thế nào khi về nguyên tắc, lãnh đạo chủ chốt các tỉnh thành đều đã biết, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng; phải công khai lấy ý kiến nhân dân, cơ quan chuyên môn, chuyên gia trước khi phê duyệt các dự án quan trọng, đặt biệt quan trọng trên địa bàn?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, nhìn chung, các địa phương đều thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Trung ương khi xây dựng, triển khai các dự án, công trình tại địa phương. Việc công khai lấy ý kiến trước khi phê duyệt dự án quan trọng, đặc biệt quan trọng cũng được quy định tại nhiều văn bản. Thủ tướng dẫn chứng một loạt văn bản như Nghị định số 119 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuốc Chính phủ và các địa phương; Quyết định số 13 năm 2012 của Thủ tướng về quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ; luật Đầu tư...
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng xác nhận, cá biệt có một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định này. Thủ tướng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành và Ban quản lý các khu kinh tế các tỉnh chấn chỉnh công tác thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư.
P.Thảo
Theo Dantri
Xây cao ốc 17 tầng không cần giấy phép? Một tòa nhà cao 17 tầng đã bị phường Yên Hòa và quận Cầu Giấy đình vì không có giấy phép xây dựng. Trong khi đó, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) lại khẳng định, công trình này không phải cấp phép. Sự tréo ngoe này khiến công trình bị đình trệ còn dự luận hoài nghi. Dự án...