Hà Nội đồng loạt tắt điện vào tối nay để hưởng ứng “Giờ trái đất”
Tối nay (22/3), Hà Nội sẽ đồng loạt tắt đèn từ 20h30 – 21h30 tại các tuyến phố trung tâm, khu vực công cộng, trụ sở các cơ quan… để mở màn cho chiến dịch hưởng ứng “Giời trái đất 2015″… Nghi thức tắt điện cũng được diễn ra tại Quảng trưởng Cách mạng Tháng 8 (Hà Nội).
Nghi lễ tắt điện hưởng ứng “ Giờ trái đất” được Hà Nội tổ chức tại Quảng trưởng Cách mạng Tháng 8
Theo đó, TP Hà Nội sẽ đồng loạt tắt đèn chiếu sáng, đèn trang trí, đèn biển quảng cáo trong 1 giờ từ 20h30 đến 21h30 tại các tuyến phố trung tâm, khu vực công cộng như Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa , cầu Thê Húc, vườn hoa Lý Thái Tổ, xung quanh khu vực Hồ Gươm, Nhà hát lớn… Trụ sở các cơ quan, đơn vị, công sở trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã cũng sẽ thực hiện tắt đèn một giờ hưởng ứng chiến dịch. Sau TP Hà Nội, các địa phương khác trên cả nước sẽ tổ chức sự kiện “Giờ trái đất” và tắt đèn vào ngày chính thức của chiến dịch, ngày 28/3 tới đây.
Sự kiện trên do Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, các nhà tài trợ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Daikin Vietnam phối hợp tổ chức. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV từ Quảng trường Cách mạng tháng 8.
Năm nay, “Giờ trái đất” với thông điệp “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu”, trên nhiều tuyến đường của thủ đô, khoảng 1.000 người, chủ yếu là thanh niên và sinh viên các trường đại học tham gia đạp xe hưởng ứng, nhặt rác tại một số công viên và các điểm công cộng. Ngoài sự kiện tắt đèn, thành phố hưởng ứng chiến dịch bằng nhiều hoạt động như: Tổ chức treo phướn cổ động trên các tuyến phố, tổ chức tuyên truyền đến từng quận, huyện, xã, phường và trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và hưởng ứng chiến dịch; tổ chức dán poster, treo băng-rôn, phướn tuyên truyền tại trụ sở 30 quận, huyện và các sở, ban, ngành của thành phố.
Chương trình Giờ Trái Đất 2014 thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên, thanh niên tình nguyện. Năm 2014, Hà Nội tiết kiệm được 431.000 KWh.
Video đang HOT
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Gần 8.000 người tham gia diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn quy mô lớn
Được sự chỉ đạo, đồng ý của Bộ Công an và TP Hà Nội, tối nay 9-2, tại quảng trường Cách mạng tháng 8, CATP Hà Nội phối hợp với các sở, ngành chức năng lần đầu tiên đã tổ chức diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu nạn nhân khi xảy ra tình huống tai nạn do chen lấn, xô đẩy trong đám đông.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội tổng chỉ huy cuộc diễn tập.
Chứng kiến cuộc diễn tập quy mô này có Trung tướng Nguyễn Văn Vượng - Tư lệnh Bộ Tư lệnh CSCĐ Bộ Công an; Đại tá Vũ Thế Chiến - Phó cục trưởng cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, Phó Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - Giám đốc CS PC&CC Hà Nội; đại diện lãnh đạo Tổng cục An ninh, Cảnh sát Bộ Công an...
Nhanh gọn xử lý tình huống tại cuộc diễn tập
Về phía TP Hà Nội có đồng chí Vũ Hồng Khanh - Phó chủ tịch thường trực UBND TP; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô, các Sở Y tế, GTVT, Thành đoàn Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, và đặc biệt là 6.000 sinh viên tham gia diễn tập.
Phát biểu khai mạc buổi diễn tập, Giám đốc CATP Hà Nội nêu rõ, trong những năm qua, ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã xảy ra thảm họa thương tâm do xô đẩy, giẫm đạp trong cơn hoảng loạn dẫn đến chết người.
Đưa người dân đến nơi an toàn
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, thường xuyên diễn ra những sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế, quốc gia, tập trung đông đảo người dân tham gia. Căn cứ yêu cầu, thực tiễn công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn Thủ đô, lãnh đạo Bộ Công an và Thành phố đã chỉ đạo CATP phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, CS PC&CC, các sở Y tế, Xây dựng, GTVT và các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án, tổ chức tập luyện và diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu nạn nhân khi xảy ra tình huống tai nạn do chen lấn, xô đẩy trong đám đông.
Các động tác đều thuần thục
Trong hơn 1 tiếng đồng hồ, cuộc diễn tập có sự tham gia phối hợp, hiệp đồng của các lực lượng chức năng, và 6.000 sinh viên của 15 trường Đại học trên địa bàn thành phố. Tình huống giả định đặt ra là sự cố bất ngờ tại buổi biểu diễn ca nhạc khiến đám đông bị hoảng loạn, mất kiểm soát. Ngay sau đó, các lực lượng chức năng đã lần lượt triển khai để ổn định tâm lý, hướng dẫn đám đông thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời, các lực lượng triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu nạn nhân; tổ chức khám nghiệm hiện trường, tiến hành điều tra nguyên nhân sự việc.
Cơ hội luyện tập để đánh giá và tăng sự chủ động của lực lượng chức năng
Thời gian luyện tập không nhiều, nhưng cuộc diễn tập đã thể hiện khả năng xử lý tình huống tương đối bài bản, chuyên nghiệp của các lực lượng chức năng.
Đặc biệt, như Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP, Tổng chỉ huy cuộc diễn tập nhận xét, thông qua cuộc tập luyện và diễn tập, Ban Tổ chức mong muốn gửi tới nhân dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước thông điệp về trách nhiệm, ý thức bảo vệ cộng đồng, ý thức tự mỗi người nâng cao hành động cụ thể để tự phòng ngừa, xử trí cụ thể khi xảy ra chen lấn, xô đẩy tại các sự kiện tập trung đông người.
Điều quan trọng khác, đây cũng là dịp để các lực lượng chức năng rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, khă năng sẵn sàng phối hợp hiệp đồng trong công tác cứu hộ, cứu nạn; kỹ năng xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ; chủ động xử trí các tình huống nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra.
Tập luyện và triển khai phương án diễn tập cũng là một trong những động thái thể hiện quyết tâm của Công an Hà Nội nói riêng: đảm bảo bình yên cho nhân dân!
Theo_An ninh thủ đô
Thời gian nào bắt buộc phương tiện bật đèn chiếu sáng? Hỏi: Vì xe lưu thông trong địa bàn thành phố nên tôi chỉ bật đèn gầm và bị CSGT dừng xe lập biên bản lỗi "không sử dụng đủ đèn chiếu sáng". Xin hỏi, trong trường hợp này tôi sẽ bị xử lý phạt bao nhiêu tiền và theo quy định thì thời gian nào buổi tối phương tiện lưu thông phải bật...