Hà Nội đồng loạt dỡ dải phân làn cưỡng bức
Lý giải việc tháo dỡ phân làn cưỡng bức sau hơn ba năm thực hiện với kinh phí 24 tỷ đồng, lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội cho rằng ý thức người tham giao giao thông đã cải thiện.
Chi gần 24 tỷ đồng thí điểm phân làn trên 12 tuyến phố nhằm tránh ùn tắc và giảm tai nạn giao thông từ năm 2011 đến đầu tuần này, cơ quan chức năng Hà Nội đã dỡ bỏ hàng loạt dải phân làn cứng ở các tuyến phố Giải Phóng, Kim Liên – Xã Đàn… Ảnh: Otofun.
Phần lớn dải phân cách này được làm bằng sắt có sơn phản quang và đặt trên móng xây bằng gạch. Ước tính, cả nghìn mét dải phân làn trên nhiều tuyến phố được dỡ bỏ trong những ngày qua. Ảnh: Otofun
Sáng nay, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết, “ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã tăng cao, đặc biệt trên những tuyến có phân làn, tình trạng lấn làn tuy còn nhưng không đáng kể nên Sở đã tháo dỡ dải phân cách cưỡng bức, thay vào đó là những vạch sơn, biển báo hiệu mềm mại, an toàn hơn”. Theo ông Tân đến nay, những dải phân cách cứng này sẽ được chuyển về cho bộ phận bảo dưỡng, quản lý, sau đó sử dụng cho các tuyến phố khác.
Nhiều con đường được lắp thêm biển báo phân làn phương tiện.
Video đang HOT
Trái với nhận định của ông Tân, sau khi các dải phân làn cứng được dở bỏ, tình trạng đi sai làn, lấn làn trên phố Xã Đàn không được cải thiện.
Tình trạng lấn làn trên đường Giải Phòng còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào giờ cao điểm. Theo một số cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở khu vực này, người tham gia giao thông rất thiếu ý thức, đặc biệt là người đi xe máy, luồn lách vào trong làn xe ôtô. Với lỗi đi sai làn, người điều khiển xe máy bị xử phạt 400.000 đồng, ôtô khoảng 800.000 đến 1.200.000 đồng. Mức phạt này, theo lực lượng cảnh sát giao thông là chưa đủ răn đe.
Trên đường Giải Phóng, đoạn cạnh bến xe Giáp Bát, dải phân cách dài vài chục mét được giữ lại. Tuy vậy, không ít người đi xe máy vẫn lấn sang làn xe ô tô.
Đoạn phân cách đặt giữa đường này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn và được thay thế hệ thống biển báo và sơn phản quang. Ông Thiện, hơn 20 năm sửa chữa xe đạp và chạy xe ôm ở gần đây cho biết từ, khi có dải phân làn cứng, tai nạn xảy ra nhiều hơn, thi thoảng sáng dậy lại thấy cột biển báo bị đổ, cong vênh, trong khi người tham gia giao thông vẫn lấn làn. “Nói chung lắp đặt dải phân làn không cải thiện được ý thức tham gia giao thông mà tốn kém tiền của nhà nước”, ông Thiện nhận xét.
Trước đó, vào tháng 9/2011, Hà Nội thí điểm phân làn trên một số tuyến phố chính nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau đó số vụ tai nạn trên các tuyến phố này không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Nguyên nhân là do biển báo và dải phân cách đặt lửng lơ giữa đường khiến nhiều người bất ngờ và húc phải. Nhiều lần biển báo đã được sửa chữa và lắp đặt tuy nhiên tai nạn giao thông không giảm.
Bá Đô
Theo VNE
Gia đình ông Trần Văn Truyền tháo dỡ nhà ở Bến Tre
Bảng hiệu, hàng trăm thùng bia được gia đình ông Truyền chuyển khỏi căn nhà trên đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre, theo cam kết trả nhà đã ký trước đó.
Căn nhà công vụ tại Bến Tre được gia đình ông Truyền sử dụng làm đại lý cho một hãng bia. Ảnh: Thiện Nhân
Sáng 8/12, hơn chục người đã tiến hành tháo dỡ các bảng hiệu đại lý bia của con trai ông Trần Văn Truyền tại thửa đất số 598B5, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre (Bến Tre). Chiều hôm trước, hàng trăm thùng bia cũng đã được chở đi.
Sự việc thu hút sự chú ý của người dân xung quanh cũng như người đi đường bởi đây là một trong hai căn nhà nguyên tổng thanh tra Chính phủ bị thu hồi do những vi phạm trong việc thực hiện chính sách nhà đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trước đó, ngày 4/12, ông Võ Thanh Hồng, Phó chủ tịch UBND TP Bến Tre cũng cho biết, đã thu hồi xong sổ đỏ theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre.
Hàng trăm thùng bia, bảng hiệu đã được dọn dẹp để trả lại nhà cho tỉnh Bến Tre. Ảnh: Thiện Nhân
Tại buổi họp kiểm điểm do Ban thường vụ tỉnh ủy Bến Tre tổ chức vào chiều 6/12 với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Quyên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Truyền đã cam kết sẽ tháo dỡ nhà và bàn giao cho UBND TP Bến Tre trước ngày 18/12. Ông được bồi thường chi phí sản lấp mặt bằng với số tiền 137 triệu đồng và ông đã ký nhận.
Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận xác minh 6 căn nhà do ông Trần Văn Truyền và gia đình đứng tên, đồng thời yêu cầu tỉnh Bến Tre và TP HCM thu hồi thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương (thị xã Bến Tre, Bến Tre) và căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM.
Ủy ban đánh giá ông Truyền đã thiếu trung thực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư luận xấu. Đồng thời yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Thành ủy TP HCM chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc trên.
Hôm 2/12, UBND TP HCM đã ký quyết định thu hồi căn nhà 105, đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận.
Thiện Nhân
Theo VNE
Tháo dỡ cầu cũ, một công nhân rơi xuống sông chết đuối Trong lúc tháo dỡ cầu cũ, một công nhân không may rơi xuống sông Ái Nghĩa và mất tích. Khoảng gần 6 giờ sau, thi thể của công nhân này mới được tìm thấy. Cầu Ái Nghĩa cũ đang được tháo dỡ để xây dựng cầu mới, nơi anh Dũng bị nạn Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 13/11, ông Đoàn...