Hà Nội đóng cửa bến xe Lương Yên
38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa từ 30/7.
Theo UBND TP Hà Nội, hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp quản lý bến với đơn vị tổ chức khai thác vận chuyển hành khách liên tỉnh tại bến xe Lương Yên sẽ kết thúc vào ngày 30/7. Các điều kiện để dừng hoạt động bến xe Lương Yên đã được chuẩn bị đầy đủ.
Các bên xe liên tỉnh của Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải dịp lễ tết. Ảnh minh họa: Bá Đô.
“38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Sở Giao thông Hà Nội đã chỉ đạo các bến xe tạo điều kiện tốt cho nhà xe như bố trí biểu đồ hoạt động trên nguyên tắc giữ nguyên hoặc gần với giờ xe xuất bến hiện tại”, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Vũ Văn Viện nói.
Sở cũng giao Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị xây dựng phương án tổ chức các tuyến xe buýt đảm bảo kết nối, thuận tiện cho hành khách.
Video đang HOT
“Phải thay đổi luồng tuyến hoạt động đã ổn định nhiều năm khó tránh khỏi bất tiện cho danh nghiệp và người dân. Tuy vậy, doanh nghiệp hiểu đây là bến xe tạm, không sớm thì muộn sẽ đóng cửa nên họ cũng chia sẻ với đơn vị quản lý”, ông Viện nói.
Trước đó, Hiệp hội vận tải Hà Nội – đại diện cho các đơn vị vận tải kiến nghị di dời các tuyến vận tải ra khỏi bến xe Lương Yên càng sớm càng tốt để ổn định tình hình kinh doanh.
Bến xe Lương Yên nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2) có mặt bằng rộng trên 10.000 m2, đi vào hoạt động từ tháng 10/2004 với mục tiêu là bến xe tạm giải tỏa áp lực cho các bến xe liên tỉnh tại Hà Nội.
Cuối năm 2010, để phục vụ dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng, công ty Lương thực Lương Yên đầu tư cả chục tỷ đồng để dịch chuyển bến xe rộng 5.500 m2 về phía bắc khu đất.
Tháng 6/2012 Công ty Lương thực cấp I Lương Yên có văn bản gửi Sở Giao thông đề nghị được đóng cửa bến xe Lương Yên từ 1/7/2012. Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải kiến nghị UBND thành phố, Sở Giao thông kéo dài hoạt động của bến xe này. Do đó bến Lương Yên tiếp tục được hoạt động cho đến nay.
Theo quy hoạch, khu vực bến xe Lương Yên được chia thành khu đô thị hỗn hợp (hơn 14.000 m2), bãi đỗ xe cao tầng (hơn 5.500 m2) và trường học (2.500 m2).
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội "chốt" ngày đóng cửa bến xe Lương Yên
Thành phố Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đã thống nhất đóng cửa bến xe Lương Yên từ ngày 30/7/2016. 38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp đang hoạt động ở bến xe Lương Yên sẽ được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện vừa cho biết, theo lộ trình của cơ quan quản lý bến xe Lương Yên đưa ra là sẽ dừng hoạt động của bến xe này vào ngày 30/7/2016. Các hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp quản lý bến với đơn vị tổ chức khai thác vận chuyển hành khách liên tỉnh tại bến xe Lương Yên cũng kết thúc trong ngày 30/7.
"Các điều kiện để dừng hoạt động của bến xe Lương Yên đã được chuẩn bị đầy đủ. UBND TP cũng đã thống nhất chủ trương đình chỉ hoạt động của bến xe tạm này từ 30/7. Chúng tôi cũng đã họp bàn với các doanh nghiệp để triển khai những vấn đề liên quan đến việc đóng cửa bến xe", ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.
Các tuyến đường quanh bến xe Lương Yên luôn trong tình trạng quá tải
Theo ông Viện, sẽ có 38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến xe Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo các bến xe tạo điều kiện tốt cho các nhà xe như bố trí biểu đồ hoạt động trên nguyên tắc giữ nguyên hoặc gần với giờ xe xuất bến ở thời điểm hiện nay.
Ngoài ra, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị phải xây dựng phương án tổ chức các tuyến xe buýt đảm bảo kết nối thuận tiện cho hành khách với phương châm bến xe nào có nhiều tuyến chuyển về phải bố trí nhiều tuyến xe buýt để thuận tiện cho hành khách đi lại.
"Khi phải thay đổi luồng tuyến hoạt động đã ổn định nhiều năm sẽ dẫn tới khó khăn cho danh nghiệp và người dân. Các doanh nghiệp hiểu rằng đây là bến xe tạm, không sớm thì muộn sẽ bị đóng cửa nên họ cũng chia sẻ với đơn vị quản lý", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nói.
Trước đó, Hiệp hội Vận tải Hà Nội - đại diện cho các đơn vị vận tải có kiến nghị việc di dời các tuyến vận tải ra khỏi bến xe Lương Yên được thực hiện càng sớm càng tốt (trước ngày 26/7), để các đơn vị vận tải ổn định tình hình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Quang Phong
Theo Dantri
Xây dựng nút giao ra vào Cảng Cát Lái hơn 800 tỷ đồng Nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP Hồ Chí Minh) có tổng vốn đầu tư gần 840 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến 2018. Nút giao Mỹ Thủy khi hoàn thành sẽ giảm kẹt xe cho tuyến huyết mạch ra vào Cảng Cát Lái. Sáng 3-6, Sở GTVT TP Hồ Chí...