Hà Nội đồng bộ triển khai nền tảng hỗ trợ quản lý xét nghiệm COVID-19 tiết kiệm thời gian, dữ liệu chính xác hơn
Trên cơ sở kết quả ứng dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến tại 10 quận, huyện, Hà Nội quyết định triển khai nền tảng này trong việc lấy mẫu xét nghiệm trên toàn Thành phố để tiết kiệm thời gian và dữ liệu chĩnh xác hơn.
Sử dụng QR code trong lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm.
Ngày 15/9/2021, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã… về việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến của Trung tâm Công nghệ Phòng, chống COVID-19 Quốc gia trong việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên toàn thành phố. Quyết định dựa trên đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông về việc tiếp tục triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến. Trước đó, Hà Nội đã triển khai nền tảng này tại 10 quận huyện.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: “Quá trình triển khai cho thấy, áp dụng hệ thống công nghệ phòng, chống dịch giúp tiết kiệm thời gian lấy mẫu và có dữ liệu chính xác hơn. Các thao tác thực hiện cũng được giảm thiểu tối đa cho kỹ thuật viên lấy mẫu. Bên cạnh đó, dữ liệu ngay lập tức được đưa lên hệ thống, nên có thể thống kê nhanh chóng, kịp thời. Đáp ứng được nhu cầu cần thông tin liên tục để có những chiến lược dập dịch phù hợp cho thành phố. Kết quả xét nghiệm cũng được trả trên phần mềm, rất thuận lợi cho người dân”.
Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ quản lý xét nghiệm, người dân tham gia lấy mẫu sẽ cài đặt ứng dụng Bluezone và khai báo y tế để được cấp một mã QR cá nhân trên điện thoại, đến khi lấy mẫu chỉ việc xuất trình QR cá nhân của mình cho nhân viên y tế. Nhân viên y tế sẽ dùng máy quét hoặc điện thoại có cài ứng dụng nền tảng truy vết quét mã barcode trên ống nghiệm, sau đó quét mã QR cá nhân của người dân để ghép người cần lấy mẫu với ống nghiệm. Trường hợp lấy mẫu gộp, nhân viên y tế sẽ tiếp tục quét mã QR code của những người trong nhóm rồi lẫy mẫu của cả nhóm đưa vào ống nghiệm là xong quy trình lấy mẫu. Trong trường hợp không có smartphone, người dân có thể điền vào giấy khai báo y tế được phát khi đến lấy mẫu, cán bộ y tế sẽ nhập liệu trực tiếp ngay lên nền tảng trong quá trình lấy mẫu. Người dân sẽ nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng Bluezone.
Theo ước tính, việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, giúp tiết kiệm được 50%, so với thời gian thực hiện bằng phương pháp thủ công trước đây. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi về trên ứng dụng di động, người dân sẽ không phải quay lại để lấy kết quả giấy, tránh được tụ tập đông người.
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đang được triển khai tại các địa phương như: Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Lào Cai, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long. Nhiều địa phương khác cũng đang trong quá trình tập huấn để triển khai.
Tính đến tưa ngày 15/9/, tại Hà Nội tổng số mẫu nhập vào hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến là 81.796 mẫu (tương ứng 675.765 người). Tổng số kết quả xét nghiệm được trả cho người dân qua ứng dụng Bluezone là 420.000 người.
Video đang HOT
6 thay đổi trong phòng chống dịch tại TP HCM từ 16/9
Bên cạnh biện pháp phòng chống dịch như 24 ngày "siết chặt" vừa qua, từ 0h hôm nay thành phố điều chỉnh một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
Shipper hoạt động liên quận, huyện từ 6h đến 21h
Lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) hoạt động liên quận với điều kiện đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày một lần. Thành phố chi trả xét nghiệm đến hết ngày 30/9.
Một điểm mới ở lần này là nhân viên doanh nghiệp được thực hiện giao nhận hàng, song chỉ đi trong một quận huyện, phải xét nghiệm mẫu gộp 3, tần suất 2 ngày một lần, kinh phí do doanh nghiệp trả.
Shipper được giao hàng liên quận huyện đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dân. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, từ ngày 26/7, TP HCM yêu cầu shipper chỉ hoạt động một quận huyện để thuận tiện cho công tác quản lý, cũng như ngừa nguy cơ lây lan dịch. Các shipper khi giao hàng phải có bảng tên bằng thẻ cứng kèm hình, nhận diện bằng QR code, đeo băng tay nền xanh đậm, in chữ "Shipper" màu trắng, kích thước ống đeo cao 20 cm; xét nghiệm âm tính với nCoV.
Người dân "vùng xanh" được tập thể dục ở công viên nội khu
Chính quyền địa phương xem xét cho phép hoạt động trở lại với các sinh hoạt thể dục, thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các "vùng xanh" nếu đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ 5K.
Trước đó, từ ngày 9/7 khi bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16, việc tập thể dục, thể thao ở các công viên lớn và các công viên ở nội khu ở thành phố đều bị cấm.
Nhiều loại hình kinh doanh được hoạt động đến 21h
Thành phố cho nhiều loại hình kinh doanh được hoạt động từ 6h đến 21h như: dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập; ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ bán hàng thông qua đặt trực tuyến.
Ngoài ra, các ngành nghề được mở cửa như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y; bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này; sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm.
Nhân viên quán phở trên đường Bùi Bằng Đoàn, quận 7 giao hàng cho shipper trong ngày đầu tiên TP HCM cho phép quán ăn bán hàng mang đi, ngày 9/9. Ảnh: Đình Văn
Trước đó, từ 9/7 chính quyền TP HCM yêu cầu nhiều dịch vụ kinh doanh phải dựng hoạt động, kể cả các dịch vụ ăn uống bán mang đi để bảo đảm phòng dịch. Đến 7/9, thành phố cho hoạt động dịch vụ kinh doanh ăn uống nhưng chỉ bán hàng trực tuyến thông qua shipper; các cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, dụng cụ học tập. Tất cả dịch vụ trên mở cửa thời gian ít hơn so với lúc này, từ 6h đến18h.
Thí điểm thẻ xanh Covid ở quận 7, Củ Chi và Cần Giờ
Thành phố cũng thí điểm trong thời gian 2 tuần đối với thẻ xanh Covid gắn với mã QR cá nhân, cùng với thực hiện 5K và xét nghiệm kháng nguyên cho người dân ở 3 quận huyện: 7, Củ Chi, Cần Giờ. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ làm phần app dữ liệu để tích hợp công nghệ thực hiện việc này, để tránh người dân phải xuất trình nhiều giấy tờ.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đình Thắng, thẻ xanh Covid chỉ thực hiện cho một số đơn vị được thí điểm chứ không phải toàn bộ 3 quận, huyện. Ví dụ quận 7 chỉ thực hiện cho 150 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... Còn Củ Chi, Cần Giờ chỉ thí điểm cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm... Các đơn vị còn lại vẫn áp dụng cách di chuyển như hiện nay.
Công trình xây dựng, giao thông được thi công
Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công trên cơ sở tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn được UBND thành phố ban hành. Trước đó từ hôm 22/7 khi siết chặt Chỉ thị 16, TP HCM đã dừng toàn bộ công trường xây dựng, giao thông chưa thực sự cấp bách.
Cầu Thủ Thiêm 2 đang được thi công, tháng 9/2021. Ảnh: Hạ Giang
Thời gian qua, các dự án được duy trì thi công gồm: Metro Số 1, cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở 9 lô đất Khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức); dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); công trình xây dựng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (quận 10).
Dân quận 7, Củ Chi và Cần Giờ đi chợ mỗi tuần một lần
Người dân quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ được đi chợ mỗi tuần một lần. Trước đó, từ ngày 23/8 TP HCM thực hiện siết chặt giãn cách, người dân được yêu cầu "ai ở đâu yên đó", thành phố triển khai "đi chợ hộ" cho tất cả người dân.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...