Hà Nội đón hàng loạt dự án PPP vành đai IV
Hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn nằm trên vành đai III, IV dự kiến khởi công hoặc hoàn thành trong năm nay được kỳ vọng sẽ “hạ nhiệt” áp lực cho giao thông Thủ đô.
Các tuyến đường vành đai giúp kết nối các chuỗi đô thị vệ tinh và giảm bớt áp lực cho giao thông Thủ đô
“Đóng mạch” vành đai III
Cho đến thời điểm này, Dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long là một trong những công trình hạ tầng quy mô vốn lớn hiếm hoi do Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư triển khai trên địa bàn Thủ đô “chốt” chính xác thời điểm khởi công trong năm nay.
“Chậm nhất là sang tháng 8/2016, chúng tôi sẽ khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên của Dự án”, ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long – đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư cho biết.
Cam kết của lãnh đạo Ban Thăng Long là có cơ sở, bởi công tác sơ tuyển cho 2 gói thầu xây lắp chính của Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 5.343 tỷ đồng do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã cơ bản hoàn tất với sự góp mặt của các nhà thầu uy tín của Nhật Bản.
Được biết, nếu được tuyển chọn, các nhà thầu sẽ phải xây dựng 5,364 km vành đai III, đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, trong đó có tới 4,903 km đường đi trên cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/giờ trong vòng 30 tháng.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, việc bàn giao dứt điểm mặt bằng sạch, phục vụ thi công công trình cao tốc trên cao ngay trong năm 2016 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hà Nội. Được biết, điểm thuận lợi của Dự án là do công trình nằm ở chính giữa đường Phạm Văn Đồng nên Hà Nội sẽ chỉ phải thu hồi 15.332 m2 của 22 tổ chức và 1 hộ dân, một số lượng không đáng kể so với quy mô, tính chất của Dự án.
Video đang HOT
Là một trong những phân đoạn quan trọng nhất của tuyến vành đai III, Dự án đang nhận được sự kỳ vọng của cả Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội trong việc cải thiện cơ bản hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô. Tuyến cao tốc đi trên cao này có chức năng kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long, nâng cao hiệu quả khai thác tuyến cao tốc trên cao đoạn Bắc hồ Linh Đàm – Bắc Thăng Long, kết nối các quốc lộ 1, 5, 6, 32 với Sân bay quốc tế Nội Bài và giảm tải cho đường Phạm Văn Đồng hiện tại.
Cùng nằm trên vành đai III, nhưng có quy mô chỉ vào khoảng 600 tỷ đồng, công trình hầm đường bộ Lê Văn Lương vẫn được UBND TP. Hà Nội đưa vào danh mục 7 công trình cấp bách chống ùn tắc giao thông phải khởi công trong năm nay. Dự kiến, hầm chui Lê Văn Lương là “lối thoát” cho điểm nghẽn, ùn tắc giao thông lớn nhất ở phía Nam Hà Nội, dự kiến sử dụng phần vốn dư của Dự án xây dựng đường vành đai III đoạn Bắc hồ Linh Đàm – Mai Dịch vốn vay ODA Nhật Bản nếu như JICA chấp thuận gia hạn Hiệp định vay vốn được ký từ năm 2008.
Đón các dự án PPP cho vành đai IV
Nếu như các dự án nằm trên đường vành đai III cơ bản được đầu tư bằng nguồn ODA thì các dự án thành phần của tuyến vành đai IV Thủ đô dài 148 km quy mô 4 – 6 làn xe lại do các nhà đầu tư tư nhân đầu tư theo hình thức BOT.
“”Việc hình thành tuyến vành đai IV, đặc biệt là đoạn từ cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã rất cấp bách, cần đầu tư sớm để tránh lặp lại bài học từ vành đai III, đường vừa thông xe đã mãn tải”, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.”
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, tính đến đầu tháng 3/2016, Bộ GTVT đã nhận được đơn của 5 liên danh cho 3 đoạn tuyến thuộc vành đai IV, trong đó, đáng chú ý là đề xuất đầu tư đoạn từ đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hình thức BOT của liên danh Tập đoàn T&T – Công ty TNHH Phú Mỹ.
Dự án này có chiều dài tuyến 13,9 km, trong đó cầu Mễ Sở vượt sông Hồng dài khoảng 2,5 km với chi phí đầu tư lên tới 5.100 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong quý IV/2016, hoàn thành vào quý I/2019.
Theo đề xuất của liên danh nhà đầu tư, tuyến sẽ được xây dựng với quy mô 4 làn xe, rộng 17 m. Trong đó, cầu Mễ Sở có kết cấu bê tông cốt thép đúc hẫng cân bằng, rộng 16 m (bằng 1/2 cầu hoàn chỉnh theo quy hoạch).
Được biết, theo quy hoạch chi tiết đường vành đai IV – vùng Thủ đô đoạn phía Nam Quốc lộ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đoạn từ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ qua cầu Mễ Sở đến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua địa phận TP.Hà Nội, Hưng Yên được yêu cầu đầu tư đầu tiên (hoàn thành trước năm 2017) để kết nối hai tuyến cao tốc có lưu lượng lớn nhất khu vực phía Bắc, chia sẻ và giảm tải cho giao thông nội đô, đặc biệt ở khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP. Hà Nội.
Ngoài đoạn tuyến nói trên, Bộ GTVT đang xem xét đề xuất đầu tư của Công ty cổ phần Toàn Mỹ cho 28 km vành đai IV, đoạn từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến đại lộ Thăng Long; Công ty Đại Tiến Phát cho 34,4 km vành đai IV, đoạn từ Quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
“Việc hình thành tuyến vành đai IV, đặc biệt là đoạn từ cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã rất cấp bách, cần đầu tư sớm để tránh lặp lại bài học từ vành đai III, đường vừa thông xe đã mãn tải”, ông Trường cho biết.
“Các tuyến đường vành đai không chỉ kết nối các chuỗi đô thị vệ tinh, mà còn giảm bớt đáng kể cho giao thông nội đô Thủ đô, nên cần được nghiên cứu triển khai sớm”, ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bộ GTVT lý giải mức phí "khủng" tuyến Pháp VânCầu Giẽ
Ngày 12.5, Bộ GTVT đã lý giải tại sao mức phí áp dụng cho tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) sau khi được nâng cấp cao như các tuyến cao tốc được đầu tư mới hoàn toàn.
Bộ GTVT cho biết, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) đã được đồng ý đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT, được chia thành 2 giai đoạn. Sau khi hoàn thành giai đoạn một sẽ tiến hành thu phí kín như các tuyến đường cao tốc hiện nay.
Mức thu phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được Bộ Tài chính ban hành và sẽ áp dụng trong thời gian tới. Cụ thể, mức phí dao động từ 10.000 - 180.000 đồng/lượt, tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Đoạn tuyến dài nhất (gần 30km), xe dưới 12 chỗ (hoặc xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) chịu phí 45.000 đồng/lượt; xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 fit chịu mức phí 175.000 đồng. Mức thu vé tháng cao nhất là 5.250.000 đồng/tháng. Tính trung bình, mỗi km các tài xế sẽ phải trả 1.500 đồng.
Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) đã được đồng ý đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT
Trước đó, ngày 27.4 Dân Việt có bài viết "Vì sao tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí ngang cao tốc tỉ đô?" đặt ra vấn đề tại sao tuyến đường được nâng cấp mở rộng nhưng được thu phí bằng với các tuyến đường cao tốc xây dựng mới hoàn toàn.
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng mức phí áp dụng là 1.500 đồng/km/PCU được tính toán theo các quy định của pháp luật và đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của Dự án. Mức thu phí của dự án này tương tự như một số dự án: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai ... Mức phí này được tính toán và áp dụng cho cả giai đoạn 2 sau khi hoàn chỉnh 6 làn xe.
Đại diện Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết thêm: "Trong quá trình triển khai, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn của Bộ và xin ý kiến đại diện các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, TP Hà Nội trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án trước khi ban hành chính thức".
Lý giải tại sao mức phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ cao ngang các tuyến cao tốc được đầu tư mới, đơn vị chủ đầu tư dự án cho rằng dù là nâng cấp, mở rộng nhưng chi phí đầu tư tương đương với xây dựng mới toàn tuyến. Đồng thời, nhà đầu tư phải bỏ chi phí GPMB, trong khi các tuyến cao tốc đầu tư mới Nhà nước vẫn phải bỏ khoản tiền trên.
Trao đổi với PV, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho biết: "Chúng tôi chấp hành các quy định thu phí BOT được Nhà nước ban hành. Tôi chỉ có điều băn khoăn là mức phí các tài xế bỏ ra phải tương xứng với chất lượng đường. Trước đến nay, mức phí cao như thế chỉ áp dụng cho các tuyến đường cao tốc xây dựng mới".
Theo nhận định của ông Liên, sau khi tuyến đường đi vào thu phí dù mức phí cao nhưng các xe có lẽ cũng sẽ không chuyển sang đường QL1 cũ để đi vì tuyến đường đã quá tải. Thay vào đó, chi phí vận tải sẽ tính toán lại và cuối cùng người dân, người tiêu dùng phải gánh chịu.
Sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, Bộ GTVT dự kiến tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ bắt đầu tiến hành thu phí từ tháng 7.2015 sau khi có sự cho phép của Cơ quan thẩm quyền. Trước khi tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ được giao cho Liên danh Cienco1 - Minh Phát - Phương Thành đầu tư, đã có một nhà đầu tư Nhật Bản tham gia nghiên cứu thực hiện dự án. Đó là Công ty Nexco Central (Nhật Bản). Theo ý kiến của Nexco Central, giai đoạn 1 sẽ đầu tư nâng cấp đường hiện hữu thành đường cao tốc quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng xe khẩn cấp. Giai đoan 2 đầu tư mở rộng thêm 2 làn xe cơ giới và hoàn thiện đường gom 2 bên. Tổng mức đầu tư (TMĐT) dự án là 8.475 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 TMĐT là 1.957 tỷ đồng; giai đoạn 2 TMĐT là 6.518 tỷ đồng; Thời gian kinh doanh, chuyển giao công trình: 24,5 năm.
Tuy nhiên, Nexco Central đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ toàn bộ chi phí GPMB, không ràng buộc thực hiện giai đoạn 2 (mở rộng 6 làn xe). Đề nghị này không được chấp thuận do không phù hợp với các tiêu chí của dự án. Chính vì vậy, Nexco Central đã rút khỏi dự án.
Đối với phương án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước đang thực hiện, Bộ GTVT cho rằng có nhiều ưu điểm về mặt tiến độ, kinh phí và đặc biệt Nhà nước không phải bố trí vốn Ngân sách cho công tác GPMB. Hiện giai đoạn 1 của dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.
Theo_Dân việt
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn tắc nhiều giờ Xe cộ quá tải vào các trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) khiến tuyến đường ùn tắc nhiều giờ chiều mùng 5 Tết. Xe cộ chen chúc xếp hàng dài trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hướng về Hà Nội, trong khi hướng ngược lại thông thoáng. Theo ghi nhận, hàng ngàn ôtô cá...