Hà Nội: Đội mưa đi lễ phủ Tây Hồ ngày Rằm tháng Giêng
Sáng 5/2 (tức ngày 15/1 Âm lịch), bất chấp thời tiết mưa gió, dòng người vẫn nườm nượp đổ về phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng hương, cầu bình an, may mắn.
Hàng năm, cứ vào dịp Rằm tháng Giêng, hàng nghìn du khách thập phương đến đây để dâng hương, cầu may mắn, công việc hanh thông thuận lợi và bình an.
Sáng 5/2 (tức ngày 15/1 Âm lịch), dù thời tiết mưa gió, nhưng rất đông người dân mang theo đồ lễ đến phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng hương với mong muốn cả năm sung túc, đủ đầy.
Khu vực sắp xếp mâm lễ luôn tấp nập người vào ra. Mỗi mâm cúng thường có bánh trái, oản, tiền vàng, sớ, hoa hồng…
Dù thời tiết mưa gió, người dân đi lễ tại phủ Tây Hồ mỗi lúc một đông. Chị Hoàng Khánh Linh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Năm nào tôi cũng đến phủ Tây Hồ cầu may mắn và bình an cho gia đình. Tôi đã đến đây từ sớm, lúc đó vẫn thưa thớt người, còn bây giờ đã là 10h, người dân đổ về ngày càng nhiều hơn”.
Đang mang đồ lễ vào trong phủ, chị Ngô Quỳnh Diệp (Long Biên) cho biết, đi lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. “Rằm tháng Giêng là ngày lễ rất quan trọng, vì vậy tôi chọn đi phủ Tây Hồ để cầu nguyện, hành lễ. Tới đây tôi thấy thoải mái và thanh tịnh. Từ sớm đã có rất đông người mang theo đồ lễ, thành tâm chiêm bái”.
Video đang HOT
Khu vực trong sân phủ Tây Hồ luôn chật kín người. Ban quản lý phủ Tây Hồ yêu cầu người dân không thắp hương bên trong các địa điểm thờ tự để hạn chế nguy cơ cháy nổ.
Người dân dâng hương chiêm bái.
Nhiều người dân dùng mọi biện pháp như mặc áo mưa, che ô để vào phủ hành lễ.
Không gian trong chính điện thờ Tam phủ công đồng đông đúc người dân đến dâng lễ.
Mâm lễ được bày biện đẹp mắt.
Ông Trương Tiến Hồi, Trưởng tiểu ban quản lý di tích phủ Tây Hồ, cho biết sau 2 năm gián đoạn bởi dịch COVID-19, năm nay người dân được tự do đi hành lễ nên lượng người đổ về rất đông.
“Ngay từ sáng mùng 1 Tết cho đến mùng 5 Tết và đến hôm nay là Rằm tháng Giêng, lượng du khách đã đến với phủ Tây Hồ rất đông đúc, vui vẻ, phấn khởi. Năm nay công tác phục vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường được Ban quản lý phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo tốt”, ông Hồi thông tin.
Khung giờ vàng cúng rằm tháng Giêng 2023 để cả năm may mắn
Tết Nguyên Tiêu là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt và cũng là ngày rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam.
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu (ngày rằm tháng giêng)
Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu.
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).
Vào ngày này, người Việt Nam thường cúng Rằm tháng Giêng ở nhà, đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khỏe mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên dân gian ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".
Năm 2023 khá đặc biệt khi Ngày Lập Xuân 4/2 nhằm ngày 14/1 âm lịch nên chúng ta sẽ có thể kết hợp cúng Tết Nguyên Tiêu cùng cúng Tết Lập Xuân. Các gia đình có thể cúng 2 ngày Tết này vào 1 ngày 14/1 hay ngày 15/1 âm lịch đều được.
Chính vì ngày 13/1 âm trùng ngày 3/2 năm 2023 dương lịch lại là ngày cuối cùng của tiết khí Đại Hàn, là ngày Tứ Tuyệt Tứ Cùng nên chúng ta không nên tiến hành nghi lễ cúng Tết Nguyên Tiêu tức cúng rằm sớm vào ngày này.
Trong ngày Rằm tháng Giêng, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.
Theo phong tục, đêm ngày 15/1 âm lịch (đêm Rằm tháng Giêng), bất cứ ở thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa (hiện nay đã hạn chế nhiều) và thực hiện các nghi lễ cúng rằm.
Tuy nhiên theo quan niệm từ nhiều đời nay, trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy giờ đẹp. Vì thế, trong ngày 15/1 âm lịch cũng chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Khung giờ vàng cúng rằm tháng Giêng
Giờ thích hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà đó là giờ Ngọ (11h-13h) - thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế.
Nếu điều kiện không cho phép các bạn trong dịp Rằm tháng Giêng năm Quý Mão này có thể cúng vào ngày 14/1 hoặc ngày 15/1 theo các khung giờ sau:
Ngày 14/1 âm lịch tức thứ 7 ngày 4/2 ngày Lập Xuân, có thể cúng kết hợp cúng Rằm tháng giêng.
Giờ Mão (5 - 7 giờ)
Giờ Thìn (7 - 9 giờ)
Giờ Mùi (13 - 15 giờ)
Giờ Thân (15 - 17 giờ).
Ngày 15/1 âm lịch tức chủ nhật ngày 5/2 dương lịch
Giờ Mão (5 - 7 giờ)
Giờ Tỵ ( 9 - 11 giờ)
Giờ Mùi (13 - 15 giờ)
Giờ Thân (15 - 17 giờ).
* Thông tin mang tính tham khảo!
Chùa Ba Vàng đông nghịt du khách dịp đầu năm Ngày đầu xuân năm mới, mọi người thường đi tới đền chùa để cầu may về công việc, tình cảm, gia đình. Chính vì vậy nên tại các điểm chùa thường đông đúc du khách tới dâng hương. Chùa Ba Vàng đông đúc dịp đầu năm. (Ảnh: Vietnamnet) Không riêng các chùa lớn như Tam Chúc hay Bái Đính, chùa Ba Vàng cũng...