Hà Nội đổi mới, đột phá trong thu hút đầu tư
Tại Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác, Đầu tư và Phát triển”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định thành phố Hà Nội đang đổi mới các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung vào chất lượng thay vị số lượng, kêu gọi các dự án có quy mô lớn, giá trị cao.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Theo số liệu được công bố tại hội nghị, từ đầu năm đến 31/5/2016, Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, tăng 3 lần so với cùng kỳ, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Số dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước (68 dự án) với số vốn tăng 2,44 lần (70.421 tỷ đồng).
Số vốn thu hút theo hình thức PPP tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể, tổng số thu hút vốn đầu tư cho các dự án PPP trong giai đoạn 2011 – 2015 là 14.694 tỷ đồng, riêng trong năm 2016 đã đột phá và chuyển biến mạnh thu hút khoảng 62.541 tỷ đồng. Số vốn của doanh nghiệp dân doanh đăng ký mới tăng 59% so với cùng kỳ năm trước, đạt 74,63 nghìn tỷ đồng. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 9.367 doanh nghiệp, tăng 23%. Thu ngân sách trên địa bàn 5 tháng đầu năm đã đạt hơn 50% dự toán.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Hà Nội 2016 – Hợp tác đầu tư và phát triển, chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, để đảm bảo mức tăng trưởng GRDP từ 8,5-9,0%/năm và đạt được những mục tiêu đã đề ra, Hà Nội cần phải huy động tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm 2016 – 2020 khoảng 2,5 – 2,6 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, quan điểm đầu tư của Thành phố trong thời gian tới là: Kết nối với nguồn đầu tư của Ngân sách Trung ương trên địa bàn, Ngân sách Thành phố chỉ tập trung đầu tư vào những dự án hạ tầng kỹ thuật khung; những dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội có tính chất lan tỏa; những dự án chỉ nhà nước tham gia quản lý như an ninh, quốc phòng; những dự án đặc thù về kỹ thuật: ví dụ như đầu tư sản xuất mạng điện, mạng lưới truyền dẫn, tư nhân sẽ đầu tư vào mạng lưới bán lẻ. Thành phố đặc biệt coi trọng và kêu gọi đầu tư xã hội xã hội theo nhiều hình thức.
Video đang HOT
Đối với đầu tư nước ngoài, thành phố đổi mới chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Kêu gọi các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại… Xây dựng chính sách phát triển riêng đối với một số ngành cụ thể – những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ. Lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra. thành phố kêu gọi các dự án đầu tư theo hình thức PPP, các dự án xã hội hóa trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ đô thị và an sinh xã hội. Ngay trong thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị trong đó ưu tiên cho tăng trưởng xanh (phát động chương trình một triệu cây xanh cho Hà Nội), ưu tiên đầu tư các công viên, các khu vui chơi giải trí; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cải tạo chung cư cũ, nước sạch nông thôn…. Chú trọng đầu tư công nghệ cao cho lĩnh vực y tế, sản xuất công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp kỹ thuật cao; Đặc biệt quan trọng công nghệ mới và năng lượng sạch, trong đó chú trọng đến công nghệ xanh và những công nghệ tiên tiến trong quản lý; đồng thời chăm lo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ, có kỉ luật để hội nhập với nền kinh tế ASEAN và thế giới.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Coi doanh nghiệp là đối tác
Phát biểu với hàng trăm doanh nghiệp có mặt tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cam kết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn là người bạn đồng hành, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia chỉ có được khi chúng ta có một lực lượng doanh nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao.
"Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực cũng như các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các yếu tố này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cả quốc gia", Bộ trưởng Dũng nói.
Chính bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% giai đoạn 5 năm tới đang đặt ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia lên một bước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, chất lượng, hiệu quả phải bắt đầu từ chính mỗi doanh nghiệp, mỗi cán bộ và cả nền hành chính. Và hành động lúc này là có giải pháp cụ thể tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
"Trong bối cảnh những lợi thế so sánh truyền thống đang mai một dần, dư địa để phát triển không còn nhiều, chúng ta cần phải tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, dựa trên đổi mới sáng tạo, nền tảng tri thức và công nghệ, trong đó khu vực doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của khu vực doanh nghiệp - phải coi đó chính là nền tảng, là động lực tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Cũng chính với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tổ chức Hội nghị hôm nay như một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiệm kỳ mới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời Bộ trưởng cũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dù là DNNN, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước đều được tiếp cận công bằng, minh bạch tới các nguồn lực về đất đai, tài nguyên và vốn của quốc gia; đảm bảo nguồn lực được phân bổ tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đặt DNNN cạnh tranh bình đẳng cùng doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Trong giai đoạn 2016-2020 Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ đã được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quan điểm "Người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm".
Trong đó, ngoài các giải pháp hỗ trợ căn bản về môi trường đầu tư kinh doanh, thông tin, thị trường, mặt bằng sản xuất, tín dụng... dự thảo Luật còn đưa ra các chương trình hỗ trợ DNNVV theo mục tiêu như: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành; hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội.
Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các doanh nghiệp sang hỗ trợ có lựa chọn theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định. Ưu tiên tập trung vào khu vực các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định luôn là người bạn đồng hành, và đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp", Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo Gia Huy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đổi mới tại Hội nghị Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp Cách thức hội nghị lần này có nhiều cải tiến so với các lần trước. Tổ chức ở TP.HCM nhưng trực tuyến tới tất cả 63 tỉnh, thành... Họp báo sáng 22-4, giới thiệu về hội nghị Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức ngày 29-4 tới tại TP.HCM, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết hội nghị Thủ...