Hà Nội: Đình chỉ sếp ‘chơi trội’ 165 triệu USD
Tân giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) – đại diện chủ đầu tư dự án xe buýt nhanh BRT “đang trong quá trình làm kiểm điểm”. Đồng thời, ngành chức năng cũng đã đình chỉ công tác 6 tháng đối với thuộc cấp của ông này là một phó giám đốc.
Đoạn đường đang được bóc để thay mới bằng bê tông.
Như đã phản ánh trong bài viết “Bóc đường làm lại, Hà Nội chơi trội với món 165 triệu USD”, ngành giao thông Hà Nội mới đây đã gây sự chú ý đặc biệt của người dân với dự án xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn – BRT (thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội) tiêu tốn cả nghìn tỷ đồng.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD. Riêng hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội được Sở GTVT khởi công vào tháng 3/2013 với chiều dài 14 km.
Dự án bắt đầu chạy theo lộ trình Yên Nghĩa – Ba La – Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – Láng Hạ – Giảng Võ – Bến xe Kim Mã. Với dự án này, xe buýt nhanh sẽ đi trên 2 làn đường riêng sát dải phân cách giữa của trục đường. Làn đường này được phân cách bằng gờ cao 20cm. Nhà chờ được đặt trên dải phân cách giữa, ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạnh sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt.
Dù mới đưa vào khai thác từ tháng 10/2010, nhưng ngành giao thông Hà Nội vẫn quyết định đào bỏ mặt đường nhựa bê tông ở phố Lê Văn Lương và thay vào đó bằng mặt nền bê tông.
Vừa đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010, chất lượng mặt đường còn rất tốt nhưng do nằm trong lộ trình lăn bánh của xe buýt nhanh, nên mặt nhựa đường Lê Văn Lương vẫn bị đào bới để thay thế bằng bê tông. Theo tính toán, chỉ tính các điểm dừng đỗ của xe buýt với chiều dài 3km, việc bỏ nhựa để thảm bê tông cũng tiêu tốn cho ngân sách khoảng 12 tỷ đồng. Số tiền đó sẽ lớn gấp nhiều lần, khi mặt đường nhựa từ bến xe Kim Mã về bến xe Yên Nghĩa nếu cũng áp dụng “công thức” bóc nhựa để “ốp” bê tông như cách làm hiện tại.
Đại diện Ban quản lý giao thông đô thị khẳng định “không có sự lãng phí”, bởi phần đường bóc lên ở phố Lê Văn Lương là phục vụ cho các điểm dừng đỗ cho xe buýt nhanh. Tuy nhiên, khẳng định này từ ban quản lý dự án đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi, hầu như toàn bộ hai chiều đường Lê Văn Lương đã bị bóc xới, thay thế lớp nhựa đường bê vật liệu bê tông. “Chẳng lẽ điểm dừng đỗ của xe buýt lại kéo dài cả con phố Lê Văn Lương?”, một cán bộ ngành giao thông giấu tên, cho biết.
Video đang HOT
Để kịp tiến độ, suốt nhiều tháng qua, đơn vị thi công đã cho quây tôn trên nhiều đoạn ở đường Lê Văn Lương để đào bới lớp đường cũ và thay thế vật liệu mới là bê tông vào đó.
Sáng 16/7, trên đường Lê Văn Lương, ngay gần với ngã tư Khuất Duy Tiến, rào tôn cũng đã được dựng lên để máy móc tiếp tục đào bới lớp đường nhựa còn rất tốt.
Bắt đầu tư ngã tư Hoàng Đạo Thuý – Lê Văn Lương và Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến, cả con đường giờ như chiếc áo bị vá chằng vá đụp. Những đoạn đường nhựa được bóc lên giờ thay thế vào đó là các khối bê tông nham nhở, gồ ghề không bám sát đường cũng, nhiều ô vuông được chia đều. Việc bóc lớp đường nhựa còn mới đã gây nên mối hoài nghi cho người qua đường, những dấu hỏi về việc có cần thiết phải “đúc” bê tông cho xe buýt, việc phá bỏ đường cũ có quá lãng phí hay không cũng được đặt ra.
Trước biểu hiện của sự lãng phí ghê gớm này, đại diện chủ đầu tư cho hay vì đây là dự án phục vụ xe buýt chạy trên đường riêng nên có thể dẫn đến tình trạng mặt đường bị… “mỏi”. Do lo ngại lộ trình tuyến buýt nhanh này nếu sử dụng đường nhựa như đã có sẽ không chịu được nên phải thay bằng mặt đường bê tông cứng.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc bóc đường cũ vẫn còn sử dụng tốt để thay thế đường mới chứng tỏ quy hoạch có vấn đề. Trong khi chủ đầu tư cho hay dùng đường bê tông là có ưu điểm, thì ông ông Liêm lại nêu lo ngại của mình.
Theo ông Liêm, nhược điểm của mặt đường bê tông là co giãn nên phải có nhiều điểm nối, điều đó khiến cho mặt đường không được êm trong quá trình phương tiện lưu thông. Cũng theo ông Liêm, việc quy hoạch không có quy củ dẫn đến dự án chồng dự án đã gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.
Tân giám đốc Ban quản lý dự án Giao thông đô thị – Sở GTVT Hà Nội giải thích: “Đây là dự án được nước ngoài tài trợ vốn và được cơ quan chức năng cũng như UBND Tp. Hà Nội phê duyệt. Trước khi phê duyệt dự án thì người ta cũng đã tính toán đến hiệu quả kinh tế rồi. Chỉ đường Lê Văn Lương còn tốt nên bóc nhựa để làm bê tông ở vị trí dừng đỗ, còn ở những đường cũ thì phải bóc lên để làm đường mới”. Và để minh chứng cho sự thuyết phục của dự án, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cũng đã đưa ra vài tấm ảnh chụp đường xe bút nhanh ở Indonesia, Philipines … để minh hoạ. Đại ý là việc thực hiện dự án xe buýt nhanh tại Hà Nội cũng đã được học hỏi, tham khảo từ những nước từng thực hiện các công trình này.
Liên quan đến dự án bóc đường nhựa, thảm bê tông cho dự án nghìn tỷ này, tân giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cho hay bản thân ông cũng đang “trong quá trình làm kiểm điểm”.
Ngoài việc giám đốc bị kiểm điểm, một thuộc cấp khác của ông là phó giám đốc cũng đã bị Sở GTVT Hà Nội đình chỉ công tác 6 tháng. Lý do cả hai nhân sự ban này bị kiểm điểm hiện tại chưa được tiết lộ.
Theo Người đưa tin
Tranh luận gay gắt chuyện "hố tử thần" nằm trên họng núi lửa cổ
Sự việc bắt đầu khi mới đây một vị tiến sĩ (TS) ngành địa chất đã đặt nghi vấn về việc "hố tử thần" ở đường Lê Văn Lương kéo dài (Hà Nội) nằm trên họng núi lửa cổ.
Một hố sâu rộng hàng chục m2 và có dung tích lên tới 5000m3 được hình thành ngay sau cơn mưa lớn vào sáng 19/8 đã gây biết bao bất lợi cho giao thông đô thị, đặc biệt cho những dân cư sống trên trục đường Lê Văn Lương (Hà Nội). Mặc dù sau nhiều ngày khẩn trương khắc phục, cho đến thời điểm hiện tại, "hố tử thần" đã được lấp đầy và cơ bản trở lại nguyên trạng xưa cũ nhưng dư luận xung quanh câu chuyện lạ lùng này vẫn chưa một ngày "lặng sóng". Đã thế mới đây, một vị tiến sĩ ngành địa chất càng như thổi bùng thêm hoang mang khi chia sẻ với một số trang báo mạng nghi vấn rằng, hố sâu đó được hình thành bởi vốn dĩ nó được nằm trên họng một núi lửa cổ(?).
"Hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương kéo dài
Khảo sát địa chất qua... ảnh báo chí
Theo đó, người đầu tiên đặt nghi vấn đó chính là TS. Lê Huy Y, thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam. Sau khi quan sát và phân tích mẫu đất đá lấy trực tiếp tại hiện trường, TS. Y cho rằng có cơ sở để kết luận "hố tử thần" hình thành trên đường Lê Văn Lương kéo dài nằm trên nóc của một miệng núi lửa cổ. "Ngay khi báo chí thông tin, nhìn qua ảnh, tôi nghi ngờ ngay sụt lún này liên quan đến họng núi lửa cổ. Nó thể hiện qua các mặt cắt địa chất đặc trưng trên vách hố sụt. Qua quan sát vách hố sụt cho thấy nham thạch trong họng núi lửa này khi bị phong hoá biến thành sét - kaolin rất dẻo, trơn và dễ bị trôi xuống phía dưới theo các khe nứt, đứt gẫy tạo thành hang karst rỗng phía dưới. Trời mưa lớn đã tạo thêm điều kiện làm sập mặt đường trên nóc hang karst, đúng hơn, trên nóc của một họng núi lửa cổ. Do đó nếu cho rằng việc hình thành hố là tại bởi chất lượng thi công và mưa lớn là chưa đủ", TS. Y được báo chí dẫn lời cho biết.
Rất có trách nhiệm trước phát ngôn của mình, TS. Lê Huy Y đã lấy một mẫu đãi đất màu nâu loang lổ trên vách hố sụt (cách tâm hố khoảng 15m) để phân tích. Qua phân tích sơ bộ, ông kết luận: "Ngoài sét và cát, phần nặng của mẫu đãi gặp rất nhiều quặng sắt dạng limonit kết hạch, các mảnh dăm của đá tù binh nhiều thành phần, trong đó có các mảnh đá màu xanh, sắc cạnh, nhiều hạt quặng sulfua (như pyrit,.v.v) và rất nhiều hạt khoáng vật nặng (như Ziercon, monazit,...). Điều đó chứng tỏ rất có thể hố tử thần này nằm trùng đúng với họng núi lửa cổ. Cũng theo TS. Y, nên khoan lấy mẫu một lỗ khoan thăm dò ở tâm diện tích hố sụt để kiểm tra. Nếu gặp lớp bùn nhão chứa cuội, sỏi, đá tảng với chiều dày lớn từ vài chục mét trở lên thì sẽ càng khẳng định chắc chắn nhận định về họng núi lửa cổ này. "Tôi cũng không định nói về chuyện này vì nó ngoài sách vở, ngoài những nguyên nhân hiện nay chúng ta đang đổ lỗi. Nhưng nghĩ lại nếu không nói thì nó sẽ là một mối nguy hại tiềm tàng. Nếu chỉ lấp hố đơn giản rồi làm đường lên trên, thì chắc chắn hố tử thần sẽ tái xuất hiện tại đây. Cần chú ý là hố tử thần (cũng là họng núi lửa cổ) sẽ hoạt động trở lại mạnh nhất khi Hà Nội có động đất, dù là cấp rất nhỏ. Mặt khác, trong vùng này sẽ còn tìm được nhiều hang karst ngầm và sẽ xuất hiện không ít hố tử thần", TS. Y nhấn mạnh.
TS. Lê Huy Y bày tỏ nghi vấn của mình
Đồng tình ít, "ném đá" nhiều
Ngay sau khi nghi vấn của TS. Lê Huy Y được đưa ra trước công luận, dư luận xung quanh nguyên nhân của việc hình thành "hố tử thần" vốn đã "dậy sóng" nay lại càng được thể "nổi giông bão táp". Từ ngoài thực tế cho đến các diễn đàn mạng ảo, các tranh luận diễn ra vô cùng rôm rả, càng thiêu đốt thêm cái nóng vốn sẵn có của câu chuyện hiếm gặp.
Tỏ ra đồng tình với những nghi vấn của TS. Huy Y, kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Tùng (nguyên cán bộ của Liên đoàn Bản đồ địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) bày tỏ quan điểm của mình trên một trang báo mạng: "Theo tài liệu địa chất, địa vật lý đã công bố, khu vực núi Ba Vì, núi Viên Nam với hàng trăm km2 hầu hết là đá núi lửa, được phun lên cách đây 245-251 triệu năm. Dải đá núi lửa này còn kéo dài qua vùng Lương Sơn (Hoà Bình), xuống Kim Bôi và dài hơn nữa. Dải đồi thấp nằm ngay đồng bằng từ Đông Nam huyện lỵ Quốc Oai kéo về Chúc Sơn (khu vực chùa Trăm Gian) cũng đều là đá núi lửa. Trong các dải núi này, chắc chắn có nhiều họng núi lửa cổ với những ống nổ miệng núi lửa đã bị lấp vùi".
Kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Tùng lưu ý một nghi vấn: "Việc sụt lún mất một khối lượng khổng lồ đất đá xuống "hố tử thần" rất đáng cho ta suy nghĩ vì ở các bên không có biểu hiện của đất đá tràn qua như sạt lở mà là thụt xuống. Điều đó cho thấy dưới sâu - đáy "hố tử thần" - có hố rỗng lớn làm đất đá tụt mất. Thêm nữa, cách đó không xa, chỉ khoảng 5km có một miệng núi lửa cổ đã được ghi nhận".
Tuy nhiên với hầu hết người dân, trước đây vốn cho rằng nguyên nhân hình thành hố hoặc là do công ty Nam Cường (đơn vị thi công đoạn đường) làm ẩu hoặc do công ty Sông Đà - Thăng Long (đơn vị xây dựng chung cư sát cạnh hố) thiếu tinh thần trách nhiệm nay đã có thêm một lý do để giải thích. Chỉ tiếc rằng lý do mới đưa ra này lại hoàn toàn nằm ngoài khả năng tưởng tượng của đa số họ. Thế nhưng theo khảo sát của PV báo Người đưa tin, hầu hết người dân không đồng tình với giả thiết của TS. Lê Huy Y.
Anh Phan Tuấn Anh (một người dân sống trong khu đô thị Văn Khê, cũng là Kỹ sư xây dựng) quả quyết: "Khu vực này trước đây là ruộng, nên đầu tiên muốn làm đường phải vét hữu cơ vài chục cm sâu xuống đất ruộng cũ rồi tiếp tục thi công các loại đất đắp nền đường khác nhau dày tới vài mét, cuối cùng là kết cấu áo đường gồm lớp cấp phối thiên nhiên kiểu sét lẫn đá cùng lớp cấp phối đá dăm và từ 2 đến 3 lớp bê tông nhựa. Như vậy, có thể thấy mặt cắt địa chất được tiến sĩ Y nêu ra chỉ là mặt cắt của các lớp đất đắp nền đường và vật liệu áo đường, được chở từ nơi khác đến mà không liên quan tới địa chất khu vực. Ngoài ra, vì thi công đắp nền và các lớp cấp phối theo từng lớp mỏng 20-50cm rồi lu lèn, lại sử dụng các vật liệu khác nhau nên tạo thành những tầng lớp có màu sắc khác nhau, thế nên ông Y nói mặt cắt đó đặc trưng của núi lửa thì thực sự rất buồn cười".
Còn Kỹ sư xây dựng Hoàng Hải Nam (Tổng công ty xây dựng Hà Nội) phân tích: "Đó là hiện tượng tạo karst do việc nhà thầu thi công đường ống thoát nước cẩu thả dẫn đến rò rỉ lâu ngày rửa trôi tầng cuội kết tạo nên dòng chảy ngầm, lâu ngày tạo lỗ hổng karst do đó sụt lún là điều đương nhiên. Lượng đất mất đi chẳng sụt đi đâu cả mà chả ra một hồ điều hòa gần đó".
Thế nhưng bất luận thế nào, vẫn đâu đó còn những người bán tín bán nghi, hoang mang tột cùng và nghi ngại trước thông tin được đưa ra. Cụ thể trên một số diễn đàn mạng, những topic (chủ đề) về việc có nên mua nhà ở xung quanh khu vực hố tử thần hay không nhận được hàng ngàn các ý kiến bình luận. Và hơn thế nữa, ở một số trang rao vặt cũng manh nha xuất hiện người rao bán các căn hộ chung cư ở khu vực đó với lý do... "sợ núi lửa phun".
Như báo Người đưa tin đã thông tin, khoảng 7h sáng 19/8, tại khu vực giao cắt giữa phường Vạn Phúc và phường La Khê, thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), chiều đường đi từ nút giao với đường Lê Trọng Tấn lên đường Khuất Duy Tiến xuất hiện một hố sâu có diện tích khoảng 50m2 với dung tích lớn. Rất may đã không có sự thiệt hại về người. Theo NDT
Hà Nội: 4000ha xây dựng phân khu đô thị S4 Hà Nội vừa quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000, với tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch là khoảng 4.092ha, được chia thành 23 khu quy hoạch... Khu vực nghiên cứu phân khu đô thị S4 thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường Vành đai 4. Phân khu đô thi S4 thuộc địa...