Hà Nội: Điều chỉnh giờ tàu để tránh tắc đường
Để tránh tình trạng tàu hỏa chạy qua địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là nút giao Kim Liên, gây tắc đường, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Hà Nội điều chỉnh giờ tàu.
Hà Nội: Điều chỉnh giờ tàu để tránh tắc đường
Bất cập tín hiệu giao thông đường sắt – đường bộ
Hiện nay, trên khắp cả nước, nhiều điểm giao cắt đường sắt – đường bộ đang bị ùn tắc nghiêm trọng do tín hiệu hai bên không đồng bộ, trong khi tiến độ kết nối các tín hiệu này đang rất chậm chạp. Tại Hà Nội, các nút giao có đường sắt đi qua như Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn, Kim Liên – Đại Cồ Việt, Đường ngang nút giao Giải Phóng – Trường Chinh, Giải Phóng – Đường 70… đều gặp tình trạng này.
Video đang HOT
Theo thống kê của Cục Đường sắt VN, hiện có 5 nút giao thông có tín hiệu cảnh báo tự động trên mạng đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, trong số này chỉ có duy nhất một đường ngang tại Km 686 567 Thừa Thiên- Huế có thể kết nối được tín hiệu giữa đường bộ với đường sắt. Với những đường ngang có người gác, thống kê có khoảng 33 nút giao đường sắt với đường bộ tại các tỉnh thành, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh… Trong đó, Hà Nội là địa phương có nhiều điểm cần kết nối nhất với 13 vị trí.
Được biết, hiện nay Cục Đường sắt Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện để trình Thông tư quy định kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo trên đường bộ tại đường ngang; cung cấp thông tin, hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Được biết, dự thảo Thông tư đã được gửi đến UBND các tỉnh, thành phố để lấy ý kiến.
Hà Nội phải điều chỉnh… tạm
Tại Hà Nội, mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã có cuộc họp về phương án tổ chức giao thông nút giao Kim Liên với các đơn vị liên quan.
Sau khi nghe Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo về tình hình ùn tắc giao thông cũng như việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ, đường sắt tại nút giao Kim Liên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã đề nghị Sở Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh phân luồng, tổ chức giao thông tại các nút liên thông với nút Kim Liên để hạn chế tối đa ùn tắc vào giờ cao điểm.
Trong thời gian chưa hoàn thành việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ – đường sắt tại nút Kim Liên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh việc phân luồng, tổ chức giao thông tại các nút liên thông với nút Kim Liên (Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn, hầm Kim Liên…) để hạn chế tối đa ùn tắc vào giờ cao điểm.
Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam điều chỉnh biểu đồ chạy tàu tránh đi qua nút giao thông Kim LIên – Hà Nội vào giờ cao điểm. Theo đó, điều chỉnh giờ tàu không đi qua nút giao Kim Liên trong khoảng thời gian sáng từ 6h10 đến 8 giờ và chiều từ 16h30 đến 19h30. Bộ Giao thông Vận tải đề xuất việc điều chỉnh giờ tàu này được thực hiện từ ngày 1/9/2014.
Song song với đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập phương án và dự toán thí điểm kết nối tín hiệu giao thông đường bộ – đường sắt tại nút giao thông Kim Liên. Trong việc này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chủ động phối hợp để bảo đảm việc kết nối được thống nhất giữa tín hiệu giao thông đường bộ và đường sắt.
Việc xây dựng biểu đồ và thực hiện điều chỉnh giờ chạy tàu đúng thời gian quy định được giao cho Vụ Vận tải phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Trước đề nghị này của Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã giao Sở Giao thông Vận Tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời đề xuất UBND Thành phố và Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Xahoi
Quyết tâm phòng chống tiêu cực trong sử dụng vốn viện trợ
Sáng 24-6, tại Bộ KH-ĐT đã diễn ra cuộc "họp kín" giữa quan chức cao cấp Việt Nam - Nhật Bản, bàn biện pháp chống tham nhũng trong các dự án ODA Nhật Bản tại Việt Nam.
Đây là cuộc họp thứ hai kể từ khi phía Nhật Bản tuyên bố tạm ngừng giải ngân ODA cho các dự án mà công ty Tư vấn kỹ thuật giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đưa hối lộ để được trúng thầu. Trong bản thông cáo báo chí phát đi cuối cuộc họp, phía Việt Nam nêu rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa phát sinh tiêu cực như vụ việc trên, đồng thời báo cáo lại kết quả điều tra các dự án có liên quan đến JTC và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Nhật Bản hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với hơn 20 tỷ USD vốn cam kết viện trợ.
Theo ANTD
Đổi vé tàu hỏa không còn mất phí Ga Sài Gòn ngày 19.6 cho biết Tổng công ty đường sắt Việt Nam có quy định mới, không thu phí đổi vé (chỉ thu thêm hoặc trả lại tiền vé chênh lệch so với vé đã mua) nếu vé đó đáp ứng các điều kiện như: có cùng ga đi, ga đến; đổi vé 1 lần duy nhất và ngành đường sắt...