Hà Nội điều chỉnh cục bộ chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 4
Chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 4 (đoạn đi qua Hà Nội) được điều chỉnh cục bộ từ Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 6, tỷ lệ 1/500 (đoạn qua khu vực Song Phương, huyện Hoài Đức liên quan đến đê sông Đáy).
Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc điều chỉnh nhằm khớp nối thống nhất với dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều giai đoạn 2021-2025 (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện), bảo đảm không gian thoát lũ sông Đáy. Vị trí nghiên cứu điều chỉnh dài khoảng 5,8 km, đi ngoài đê sông Đáy hiện trạng. Điểm đầu cách nút giao với đại lộ Thăng Long khoảng 1.200 m, điểm cuối cách tuyến đê sông Đáy tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức khoảng 170 m.
Lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng, việc điều chỉnh cục bộ mốc chỉ giới đỏ đường vành đai 4 liên quan đến dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều giai đoạn 2021-2025. Trong ảnh: Phối cảnh Vành đai 4.
Nội dung điều chỉnh gồm: Về quy mô mặt cắt ngang sẽ giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang đường điển hình là 120 m, điều chỉnh cấu tạo thành phần mặt cắt ngang đường gồm 90 m bố trí các thành phần đường bộ cao tốc, đường gom đô thị song hành và 30m dự trữ bố trí tuyến đường sắt quốc gia vành đai; không xác định thành phần đê sông Đáy mới. Hành lang bảo vệ đê tại đường gom song hành phía Tây tuyến đường như đã thể hiện trong hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 đoạn từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6 đã được TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5456/QĐ-UBND ngày 26/11/2012.
Đối với đoạn đi trùng đê sông Đáy hiện trạng (khoảng từ Km14 700 đến Km16 600 lý trình đê), điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang đường dao động từ 112,5 m đến 152,5 m, trong đó thành phần cao tốc, đường gom song hành phía Tây và dải đất dự trữ bố trí tuyến đường sắt quốc gia vành đai giữ nguyên, thống nhất với toàn tuyến; mở rộng mặt đường để kết hợp là đường gom song hành phía Đông tuyến đường.
Thành phần mặt cắt ngang cụ thể của tuyến đường sẽ được xác định chính xác theo dự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tim đường quy hoạch điều chỉnh được xác định thông qua các điểm cơ sở ký hiệu 1, 2, 3A, 3B, 3C, 3D, 4 có tọa độ và thông số kỹ thuật đường cong được ghi trực tiếp trên bản vẽ.
Như Báo Tin tức đã đưa tin, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà nội xác nhận thông tin sẽ cắm mốc chỉ giới đỏ đường Vành đai 4 dự kiến hoàn thành trước ngày 15/11/2022. Hiện các đơn vị đã cắm mốc được khoảng 60%, khoảng 2.000/3.000 mốc đã bàn giao cho các địa phương.
Video đang HOT
Trước 15/11 sẽ cắm xong 3.000 mốc giới Vành đai 4
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà nội, công tác cắm mốc chỉ giới đỏ đường Vành đai 4 dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 15/11/2022.
Sau khi có chỉ giới đỏ, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Hà Nội cùng các đơn vị có liên quan đã khảo sát, cắm gần 2.000/3.000 mốc giới, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 15/11/2022.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Măng, chuyên viên của Phòng quản lý 2 (BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội) cho biết: "Ban đã cắm mốc chỉ giới đỏ và bàn giao cho các địa phương, trừ huyện Đan Phượng, vì chỉ giới đỏ vừa mới được phê duyệt. Hiện vẫn chưa nhận được chỉ giới xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hai phạm vi còn lại của huyện Đan Phượng, từ Quốc lộ 32 đến cầu Hồng Hà và từ Quốc lộ 1 đến cầu Mễ Sở".
Video phóng viên ghi nhận quy trình sử dụng thiết bị bay không người lái để khảo sát mốc giới vành đai 4:
Theo ông Lê Văn Măng, BQLDA cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội cắm mốc được khoảng 60%, khoảng 2.000/3.000 mốc đã bàn giao cho các địa phương.
Ông Lê Tuấn Tú, Phó trưởng phòng quản lý 2 của Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội cho hay, Ban đang phối hợp cùng đơn vị Tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô. Đơn vị tư vấn đang tập trung nhân lực để khảo sát trên hiện trường và theo tiến độ dự kiến, công tác khảo sát sẽ kết thúc trong tháng 11/2022 và trình nghiên cứu khả thi các dự án thành phần trong cuối năm 2022.
Liên quan đến công tác khảo sát địa hình, địa chất, ông Võ Thanh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm chiến lược cơ bản (Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI) cho biết, TEDI đã huy động 12 mũi triển khai trên toàn dự án, đảm bảo sẽ đáp ứng được đúng tiến độ theo yêu cầu. Bên cạnh đó, số liệu đo đạc sẽ được bàn giao cho các địa phương cắm cọc phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp cho các bên thiết kế, đảm bảo tiến độ thành phố đề ra.
Ông Võ Thanh Bình cho biết thêm, ngoài công tác khảo sát địa hình thì công tác khảo sát địa chất có vai trò cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư về các giải pháp thiết kế. Dự án Vành đai 4 - Vùng thủ đô là dự án phức tạp, vì phối hợp với tất cả các quy hoạch của các địa phương dọc theo dự án. Đồng thời, theo quy hoạch Hà Nội còn có hệ thống đường sắt tương lai chạy song song, các tuyến quy hoạch đường sắt cắt ngang, quy hoạch đường bộ cắt ngang các cao tốc hướng tâm. Chính vì vậy, công tác khảo sát địa chất cần độ chính xác cao.
Ngay sau khi TP Hà Nội ban hành mốc chỉ giới đỏ, BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội cùng các đơn vị có liên quan đã tiến hành khảo sát, cắm 2.000/3.000 mốc giới.
Dự án vành đai 4 được chia thành 3 nhóm với 7 dự án thành phần. Dự án có tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 1.341 ha, trong đó, TP Hà Nội 741 ha.
Hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 được chia thành 4 đoạn.
Trong đó, đoạn dài nhất là từ Quốc lộ 6 đến cầu Mễ Sở, có tổng chiều dài khoảng 19,5 km.
Việc khảo sát địa hình được áp dụng công nghệ mới, sử dụng thiết bị bay không người lái UAV cho độ chính xác cao.
Trên UAV được gắn hệ thống Lidar, cho phép các chuyên gia lập bản đồ đường bờ chính xác hơn, tạo mô hình độ cao kỹ thuật số để sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý.
Một chiếc UAV đang trong quá trình đo đạc, xác mịnh mốc chỉ giới đỏ cho dự án vành đai 4.
Các mũi khoan thăm dò địa chất được tiến hành song song với khảo sát địa hình.
Từng mẫu đất sẽ được đem về phòng thí nghiệm để kiểm tra, phân tích.
Các chuyên gia khảo sát mốc giới đoạn đi qua huyện Thường Tín (Hà Nội).
Dự án vành đai 4 chiếm dụng khoảng 1.341 ha đất, trong đó TP Hà Nội chiếm khoảng 741 ha, cơ bản là đất nông nghiệp, nên việc giải phóng mặt bằng thuận lợi.
Trước đó TP Hà Nội thống nhất tổ chức lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 trên thành 4 đoạn. Đoạn 1: Từ cầu Hồng Hà đến Quốc lộ 18 (dài khoảng 11 km), UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường, tỷ lệ 1/500. Đoạn 2: Từ cầu Hồng Hà đến Quốc lộ 32 (dài khoảng 9,6 km), UBND TP yêu cầu Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình UBND TP Hà Nội.
Đoạn 3: Từ Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 6 (dài khoảng 17,77 km), UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ từ năm 2012. Đoạn 4: Từ Quốc lộ 6 đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài khoảng 19,5 km, chia làm 2 phân đoạn. Phân đoạn 1 (dài khoảng 15 km) đoạn từ Quốc lộ 6 đến Quốc lộ 1A, UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ. Phân đoạn 2 (dài khoảng 4,5 km) đoạn từ Quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở, các sở, ngành, đơn vị liên quan đã thống nhất đề xuất lựa chọn phương án 3 (trong 3 phương án nghiên cứu hướng tuyến) phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô.
Dự án Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) qua địa phận: Hà Nội (dài 58,2 km); Hưng Yên (dài 19,3 km); Bắc Ninh (dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km).
Hà Nội xem xét ủy quyền lập đề án thành lập 5 quận UBND TP Hà Nội xem xét ủy quyền cho UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng lập đề án thành lập 5 quận. Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: UBND TP Hà Nội Sáng 16-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9-2022 để xem xét thông qua...