Hà Nội: Dịch vụ chăm sóc F0 3 triệu/ngày ‘nóng’ dịp Tết
Nửa đêm, bà cụ kêu khó thở, chị Hà phải nâng cụ dậy, đưa tay vuốt lưng và vỗ về, động viên cụ.
Đó là công việc ban đêm của chị Bích Hà (60 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tại một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19. Khách hàng của chị là bà cụ ở Hà Nội đã bước sang tuổi 96, mắc COVID-19 nặng, có bệnh nền. Trong phòng nơi cụ đang điều trị còn có con gái (74 tuổi) cũng là F0 nhưng do sức khỏe kém, nhiều bệnh nền vì vậy không thể chăm sóc mẹ. Gia đình họ đã lên mạng để tuyển người chăm sóc cụ.
Thấy có nhu cầu tuyển người chăm sóc ở bệnh nhân F0 trong viện với giá 1,5 triệu đồng/ngày, chị Hà liên lạc, ứng tuyển. Trước khi làm công việc này, chị có kinh nghiệm chăm người bệnh COVID-19. Theo đó, chồng chị Hà là F0, mẹ chồng chị (94 tuổi) cũng bị lây nhiễm. Nhà chỉ có 3 người, vì vậy chị Hà nhận nhiệm vụ chăm sóc những người còn lại. Sau khoảng 10 ngày, chồng chị và mẹ chồng đều có kết quả âm tính.
Trước khi vào bệnh viện hỗ trợ F0, chị Hà thực hiện test COVID, mua trang phục bảo hộ. Ngoài ra, chị chịu chi phí ăn uống cho bản thân hàng ngày. Công việc của chị là cho cụ ăn uống, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân (thay bỉm, lau rửa…), cho người bệnh uống thuốc… Mặc dù công việc nghe đơn giản nhưng chị Hà thừa nhận: “Trước khi nhận việc, tôi không tưởng tượng được lại vất vả đến vậy”.
Điều trị F0 nặng tại một bệnh viện ở Hà Nội.
Bệnh nhân là F0 nặng, thường xuyên mệt mỏi, khó thở nên vào đêm chị Hà luôn phải thức và ngồi cạnh hỗ trợ. “Họ mệt nên tâm trạng cũng phức tạp, nằm không được, ngồi không xong. Có đêm, cụ gọi: “Cô ơi, cho tôi ngồi dậy”, tôi vừa đỡ cụ dậy, cụ lại bảo: “Cô ơi, cho tôi nằm xuống”.
Buổi ngày, chị cũng phải hết sức để ý bởi nếu lơ đãng, cụ lại giật mặt nạ thở oxy ra. “Không có thời gian rảnh và hầu như không được ngủ…”, chị nói về công việc của mình. Không chỉ nâng đỡ, hỗ trợ sinh hoạt, chị Hà còn là người bạn tâm tình, chia sẻ của bệnh nhân. Chị dành rất nhiều lời khen cho khách hàng mình vừa nhận phục vụ.
“Cụ tuổi cao nhưng rất tỉnh táo, minh mẫn. Cụ quý tôi lắm dù mới tiếp xúc 1, 2 ngày. Cụ thường bảo: “Biết ơn cô lắm, cô ngồi đây”. Cụ không đối xử với tôi như người làm thuê. Cụ rất tôn trọng, xem tôi như người bạn”, chị Hà nói.
Cũng theo chị Hà, người phụ nữ 96 tuổi cảm động vì được chị chăm sóc những ngày cuối đời. Những lúc thấy chị mệt, cụ bà lại nói: “Hà đi nằm đi, H. (con gái cụ, cũng là F0 ở cùng phòng) chăm mẹ tí cho Hà nghỉ”.
“Tôi vào chăm được 5 ngày thì cụ mất. Cụ quá mệt và không thể tiếp nhận oxy nữa. Cụ đi rất đáng thương với đau đớn của bệnh tật. 2 đêm cuối trước khi cụ mất, tôi phải thức trắng đêm để hỗ trợ. Đau đớn, mệt mỏi nhưng cụ không hề quát tháo, cáu gắt. Dù chỉ chăm sóc trong thời gian ngắn nhưng lúc cụ mất, tôi vẫn buồn và hụt hẫng…”, chị nói.
Sau khi bệnh nhân qua đời, chị Hà làm xét nghiệm PCR. Có kết quả âm tính, chị được về cách ly tại nhà. “Về nhà việc đầu tiên tôi làm là ngủ bù sau nhiều ngày liên tục thức trắng đêm”, chị nói.
Theo chị Hà, các gia đình thường thanh toán tiền công cho người chăm sóc theo ngày. Nhưng kết thúc đợt chăm sóc, chị Hà mới nhận chuyển khoản chi phí từ gia đình. “Gần Tết và Tết, mức giá sẽ tăng lên 2 hoặc 3 triệu/ngày, dưới 3 triệu tôi không thể nhận. Bởi công việc này quá vất vả, không phải ai cũng làm được và nhiều nguy cơ về sức khỏe”.
Video đang HOT
Nếu như chị Hà mới chỉ chăm sóc 1 F0 đầu tiên tại viện thì anh Gia Huy (26 tuổi, Hà Nội) đã chăm sóc 4 F0 tại nhà. “Có cầu ắt có cung”, các đối tượng là người già, không tự chăm sóc được bản thân, người nhà bận hoặc lo ngại nguy cơ lây nhiễm vì vậy cần thuê người.
Trước đây anh Huy làm xe ôm công nghệ, do dịch bệnh bị ảnh hưởng nên anh nhận làm dịch vụ này. Chi phí chăm sóc giao động từ 800 nghìn – 1,5 triệu đồng/ngày tùy thuộc vào từng thể trạng của người bệnh.
Anh Huy từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh, anh cũng đã tiêm đủ hai mũi vaccine. “Ban đầu làm công việc này, tôi thấy khá khó khăn bởi trước đây chưa làm bao giờ. Với những bệnh nhân không đi lại được, tôi phải vệ sinh cho người bệnh, lau dọn đại tiện, tiểu tiện… Với những người bệnh có thể đi lại được thì đỡ vất vả hơn”, anh kể.
Cũng theo anh Huy, họ chủ yếu chỉ chăm sóc các sinh hoạt hàng ngày, còn về chuyên môn sức khỏe phải nhờ đến bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp bệnh nhân có chuyển biến về tình trạng bệnh, người chăm sóc phải liên hệ với bác sĩ để cấp cứu kịp thời. “May mắn, những bệnh nhân tôi chăm sóc đều khỏi bệnh sau khi điều trị 1 – 2 tuần”, anh Huy cho hay.
Lý giải cho mức giá chung là 2-3 triệu/ngày, anh Nguyễn Trung (SN 1998, Hà Nội), một người từng chăm F0 ở viện cho hay: “Công việc này vất vả lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, không phải ai cũng dám nhận. Vì vậy người làm dịch vụ này phải có sức khỏe tốt và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức để phòng vệ cho mình”.
Dịch vụ thuê người chăm sóc F0 đã xuất hiện từ trước tại TP.HCM
Cũng theo anh Trung, anh từng chăm sóc nhiều bệnh nhân thường ở viện, giá trung bình 500 nghìn đồng/ngày, với bệnh nhân nặng như chấn thương sọ não, tai biến… là 600-700 nghìn/ngày. Anh nói: “Vì vậy chăm sóc F0 với giá 2 – 3 triệu/ngày không quá cao bởi công việc quá vất vả và nhiều nguy cơ lây nhiễm”, anh nói thêm.
Từng có kinh nghiệm chăm F0 nên khi đi làm, anh trang bị khẩu trang, quần áo bảo hộ và kiến thức để chăm sóc, phòng ngừa cho bản thân. Cũng theo anh Trung, tùy từng bệnh viện, có viện yêu cầu phải là F0 hoặc F0 khỏi bệnh mới cho vào chăm F0 khác nhưng một số viện lại chỉ yêu cầu có người tình nguyện vào chăm F0.
“Công việc bắt đầu vào buổi sáng, chúng tôi dậy vệ sinh cho bệnh nhân, cho họ ăn uống, làm theo các hướng dẫn của bác sĩ (đo nhiệt độ, hỗ trợ uống thuốc…). Từng chăm nhiều bệnh nhân, tôi rất vui khi có người khỏi bệnh. Không ít người thân của họ gửi lời cảm ơn và đến giờ vẫn giữ liên lạc”, anh nói.
“Chi phí bình thường giao động 2 triệu/ngày, tùy tình trạng bệnh nhân và tùy thỏa thuận nhưng ngày Tết sẽ không còn có mức giá này”, anh nói thêm.
TP Hồ Chí Minh chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi số lượng F0 tăng liên tục
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh, trong những ngày qua, số ca mắc và tử vong do COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn cao; số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện.
Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh khẳng định vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh.
F0 tăng nhanh, y tế cơ sở quá tải
Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh, số ca tử vong và số ca mắc mới trong những tuần cuối tháng 11 luôn tăng; đặc biệt là ca nhập viện trong ngày luôn cao hơn số ca xuất viện. Cụ thể, ngày 25/11 có 1.104 trường hợp xuất viện nhưng có đến 1.512 trường hợp nhập viện; ngày 26/11 có 1.516 trường hợp nhập viện nhưng chỉ có 1.022 trường hợp xuất viện; ngày 27/11 có 1.326 trường hợp nhập viện nhưng chỉ có 1.030 trường hợp xuất viện...
Các giường bệnh ở tầng 1, 2 Bệnh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình đều kín giường.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình (quận Tân Bình) cho thấy, trung bình mỗi ngày tại đây tiếp nhận 70 - 100 bệnh nhân nhập viện ở tất cả các tầng và tăng so với 2 tuần trước đó. Theo đó, nếu như ở tầng 1 có 150 giường bệnh nhưng đến nay đã có khoảng 200 bệnh nhân nằm; tầng 2 có 350 giường nhưng hiện cũng đang có trên 400 bệnh nhân điều trị.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình, thiết kế bệnh viện có 1.000 giường bệnh nhưng do có một số khu vực chưa triển khai hết, dẫn đến bệnh viện mới chỉ đáp ứng được khoảng 850 bệnh nhân. Hầu hết các tầng đều phủ kín. Để đáp ứng số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, bệnh viện đã kê thêm 50 giường dọc các hành lang.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Hồ Hữu Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình cho biết, riêng ở khu vực tầng 3 chưa quá tải nhưng thiếu nhân lực, bởi so với tiêu chuẩn quy định, số nhân viên y tế thấp so với số bệnh nhân đang điều trị tại đây.
TP Hồ Chí Minh đang có khoảng trên 66.000 F0 đang được cách ly, theo dõi tại nhà.
"Khi Thành phố mở cửa hoạt động trở lại bình thường, các bệnh viện cũng chuyển đổi công năng, lo các hoạt động khám bệnh thông thường nên nhân lực bị giảm bớt. Bên cạnh đó, các tình ngyện viên cũng trở lại hoạt động thông thường nên dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực cục bộ", bác sĩ Hồ Hữu Đức nói.
Trước tình trạng thiếu nhận lực của Bênh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã cử 4 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung Bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận đến hỗ trợ cho bệnh viện. "Nguồn nhân lực này sẽ giảm tải áp lực cho 3 tầng điều trị đang thiếu nhân lực, dẫn đến quá tải hiện nay", lãnh đạo Bệnh viện chia sẻ.
Tương tự, tại các trạm y tế cũng đang trong tình trạng quá tải trong việc quản lý và chăm sóc F0 tại nhà. Đại diện Trạm y tế Phường 22 (quận Bình Thạnh) cho biết, hiện trạm đang theo dõi 500 ca F0 và trung bình mỗi ngày có 30 ca F0 mới. Thế nhưng, trạm chỉ có 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng nên không quản lý xuể.
"Với số lượng F0 tại nhà ngày càng tăng, nhân sự y tế không thể đáp ứng, do đó không có thời gian gọi điện thoại thăm hỏi hay xuống trực tiếp thăm khám", đại diện Trạm y tế Phường 22 chia sẻ.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, hiện Thành phố đang có 82.536 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị, cách ly; trong đó có 14.580 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tầng 2 và tầng 3; 6.199 trường hợp đang các ly tại các cơ sở cách ly tập trung và 66.862 trường hợp F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.
Nhiều giải pháp tiếp cận F0 nhanh nhất
Nhân viên y tế tại Trạm y tế phường Thạnh Mỹ Lợi (thành phố Thủ Đức) chuẩn bị đi phát các gói thuốc cho F0 cách ly tại nhà.
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho rằng, số ca mắc mới và số ca tử vong do COVID-19 trên địa bàn thành phố trong những ngày qua vẫn cao nhưng tình hình vẫn đang được kiểm soát. Trong nhiều tuần liên tiếp, cấp độ dịch tại TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức 2 và Thành phố cũng đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi số ca mắc mới tăng cao.
Về chăm sóc và tiếp cận F0 trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Bé Ngoan, Phó Chủ tịch UBND Quận 7 cho biết, hiện nay Quận 7 đã thành lập 21 trạm y tế lưu động; tăng cường nhân sự từ Trung tâm y tế, huy động tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ. Bên cạnh đó, quận còn kiện toàn 828 tổ y tế tự quản để hình thành tổ chăm sóc F0 theo hướng dẫn của Sở Y tế.
"Đến nay, quận đã và đang đảm bảo việc cấp, phát thuốc cho F0 trên địa bàn. Theo đó, duy trì và đảm bảo liên lạc thông suốt đường dây nóng của hệ thống tế 24/7, qua đó kịp thời nắm bắt thông tin và chăm sóc F0", bà Nguyễn Thị Bé Ngoan cho biết thêm.
Về năng lực tiếp nhận cách ly, thu dung điều trị, Quận 7 duy trì Bệnh viện Dã chiến với 150 giường ICU và sẵn sàng 500 giường để tiếp nhận cách ly tập trung, thu dung và một khu cách ly 300 giường.
Nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho F0 đã đủ thời gian cách ly.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện Thành phố đang có 319 Trạm y tế cố hữu; để bổ sung nhân lực chăm sóc F0 kịp thời, Thành phố cũng thành lập thêm các Trạm y tế lưu động. Tính đến nay, Thành phố đã có thêm 349 Trạm y tế lưu động; tổng đài 1022 với trên 200 bác sĩ có thể tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho F0 tại nhà. Thành phố khởi động lại hệ thống bác sĩ đồng hành với khoảng 1.500 bác sĩ kết nối, thăm hỏi hàng ngày đối với F0 phân công phụ trách trên từng địa bàn và đánh giá mức độ chuyển nặng để có thể chuyển viện kịp thời...
Nhằm đảm bảo lực lượng thu dung và điều trị, Sở Y tế cũng tăng cường điều nhân viên y tế đến những bệnh viện dã chiến 3 tầng, bổ sung nhân lực cho các Trạm y tế lưu động tại các khu vực có F0 tăng như huyện Hóc Môn, Bình Chánh. Cùng với đó, phối hợp với Hội Đông y TP Hồ Chí Minh để cấp thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm bệnh.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết thêm, để hỗ trợ thêm cho các hệ thống y tế lưu động, hệ thống y tế tuyến cơ sở trong việc chăm sóc F0, Sở Y tế cũng đã trình với UBND TP Hồ Chí Minh đề án chăm sóc F0 tại nhà có sự tham gia của y tế tư nhân. Theo đó, tất cả các phòng khám y tế tư nhân đều có thể tham gia.
Thông tin về năng lực điều trị tại các bệnh viện thành phố, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, Thành phố có đến 31.000 giường bệnh ở các bệnh viện tầng 2 và tầng 3, nhưng hiện số bệnh nhân đang điều trị tại hai tầng này khoảng trên 14.000 bệnh nhân. Do đó, các bệnh viện điều trị COVID-19 vẫn đáp ứng nhu cầu F0 nhập viện điều trị.
"Tuy nhiên, để làm tốt công tác điều trị, hiện nay, chúng tôi vẫn đang cố gắng để không xảy ra tình trạng quá tải ở bệnh viện. Nhiệm vụ quan trọng đề ra đó là bằng mọi biện pháp giảm số ca F0 mới và nâng cao năng lực điều trị trên địa bàn. Đề án được thông qua, TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm một nguồn lực nữa để người dân có thể lựa chọn gói hỗ trợ tốt nhất, yên tâm điều trị tại nhà", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai chia sẻ thêm.
Bạc Liêu: Tăng năng lực thu dung, chăm sóc, điều trị F0 Tỉnh Bạc Liêu đã ban hành công văn số 4993/UBND-KGVX về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Trước tình hình dịch trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, số ca mắc hàng ngày chưa có dấu hiệu giảm xuống, nhất là việc ghi nhận nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng...