Hà Nội: Dịch bệnh động vật ổn định, không có diễn biến phức tạp
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản ổn định đối với bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra lác đác và đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra nhỏ lẻ. Cụ thể, ngày 01/01/2020 đến 26/01/2020, dịch xảy ra tại 13 hộ chăn nuôi của 06 huyện (Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Đan Phượng, Mê Linh, Sơn Tây), buộc hủy 71 con, trọng lượng 5.589 kg, ngày 25/02/2020 dịch bệnh qua 30 ngày và không có phát sinh.
Ngày 01/4/2020 đến 17/4/2020, dịch tái phát tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa làm chết và tiêu hủy 03 con, trọng lượng 367 kg, ngày 17/5/2020 dịch bệnh qua 30 và không có phát sinh.
Ngày 01/9/2020 đến ngày 10/11/2020, dịch tái phát tại 26 hộ/20 thôn/15 xã/06 huyện (Chương Mỹ, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai và Phúc Thọ). Số lợn tiêu hủy là 385 con, trọng lượng 22.775,2kg.
Video đang HOT
Lũy kế trên địa bàn Hà Nội từ ngày 01/01 đến 10/11/2020, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 40 hộ, số lợn tiêu hủy là 459 con, trọng lượng 28.731,2 kg. Các ổ dịch vẫn tiếp tục được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Đối với dịch cúm gia cầm, từ ngày 03/02/2020 đến ngày 06/5/2020, đã xảy ra 07 ổ dịch cúm gia cầm tuyp A/H5N6/08 thôn/07 xã/03 huyện (Chương Mỹ, Mê Linh và Ứng Hòa)/14 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm tiêu hủy là 35.091 con.
Đối với bệnh dại, xảy ra 01 trường hợp người chết do chó dại cắn tại quận Cầu Giấy. Hiện nay toàn thành phố không có ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm nào xảy ra.
Đối với các bệnh thông thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. Cụ thể, đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 4,96%, tỷ lệ chết/ốm 0,31%.
Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 6,55%, tỷ lệ chết/ốm 7,17%.
Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 1,38%, tỷ lệ chết/ốm chiếm 9,88%.
Về công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch, trong năm 2020 toàn thành phố đã triển khai 5 đợt đại trà, 01 đợt theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 02 đợt phun diệt ruồi, côn trùng.
Ngoài ra còn cấp hóa chất để xử lý ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm, cụ thể tổng số hóa chất Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cấp và sử dụng là 310.099 (lít,kg), diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc là gần 500.000 m2.
UBND các quận, huyện và thị xã cũng hỗ trợ trên 1.500 tấn vôi và trên 2 tỷ đồng.
Hải Phòng ra công điện khẩn phòng chống dịch cúm gia cầm
Đánh giá dịch cúm gia cầm có nguy cơ tiếp tục phát sinh gây tác hại trên địa bàn, lãnh đạo TP Hải Phòng đã có công điện khẩn tập trung ứng phó.
Ngày 15/9, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã ký ban hành công điện khẩn gửi các đơn vị, sở ngành liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát, phòng chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn trước nguy cơ dịch có thể tiếp tục phát sinh gây tác hại cho người dân.
"Trong 8 tháng đầu năm 2020 đã xảy ra 2 đợt dịch cúm gia cầm, đợt 1 vào tháng 2 và đợt 2 vào tháng 8, tổng số gia cầm tiêu hủy bắt buộc 17.217 con, dịch chủ yếu xảy ra trên các đàn gia cầm không thực hiện tiêm vắc xin phòng cúm gia cầm. Đặc biệt, kết quả giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm tại 15 chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn thành phố phát hiện 1,09% mẫu dương tính vi rút cúm gia cầm A/H5N6 và 7/15 chợ có mẫu dương tính, luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh gây tác hại trên địa bàn thành phố" - Công điện nêu.
Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy tháng 2/2020. Ảnh: Đinh Mười.
Theo đó, Sở NN-PTNT được giao chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phát hiện và xử lý ổ dịch đúng quy trình theo quy định. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi & Thú y tổ chức cung ứng hóa chất khử trùng tiêu độc, vắc xin tiêm phòng Cúm gia cầm cho các địa phương...
Sở Y tế được giao chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Chi cục Chăn nuôi & Thú y, chính quyền các địa phương có dịch tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm trên người, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh và kịp thời triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch, dự phòng lây nhiễm sang người theo quy định.
Ban Chỉ đạo 389 thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố; đặc biệt với các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài về Hải Phòng.
Sở Công thương, Sở Công an bố trí cán bộ quản lý thị trường, cảnh sát giao thông tham gia tăng cường lực lượng liên ngành tại Trạm kiểm dịch động vật cố định cầu Đá Bạc - Thủy Nguyên. Thường trực 24/24 giờ nhằm kiểm soát chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh, xuất phát từ địa phương có dịch, nhập lậu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y các tỉnh, thành phố nơi xuất phát.
Đối với UBND các huyện, quận, xã, phường, thị trấn được giao kiện toàn và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, tập trung mọi nguồn lực tổ chức kiểm soát, không để dịch Cúm gia cầm tái phát, lây lan ra diện rộng đối với các địa phương có dịch. Mặt khác, tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm, triển khai "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng" tại các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn.
An toàn thực phẩm với thịt gia súc, gia cầm ở Hà Nội: Kiểm soát lưu thông, chốt chặt nguồn gốc Theo thống kê mới nhất, hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đang đáp ứng được 60% nhu cầu về các loại thịt, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh cũng như ý thức chấp hành quy định của tiểu thương còn hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu mới trong việc...