Hà Nội di chuyển cây xanh để xây metro trong tháng 10
Hàng loạt cây xanh, trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy và cầu vượt bộ hành sẽ được di dời từ 25/10 để phục vụ dự án xây dựng tuyến metro đầu tiên của Hà Nội.
Cầu vượt bộ hành và trạm trung chuyển xe buýt ở Cầu Giấy, đoạn trước cổng ĐH Giao thông Vận tải sẽ được di chuyển sang một địa điểm khác. Ảnh: Phương Sơn.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa họp với Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội về việc tổ chức giao thông khi thi công ga đường sắt số 8 (tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội) trên đường Kim Mã (quận Ba Đình). Theo đó các bên đã thống nhất phương án di chuyển trạm xe buýt Cầu Giấy và cầu đi bộ tại đây.
Cụ thể, trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hướng từ Cầu Giấy đến Kim Mã) sẽ được chuyển sang vỉa hè trước tường rào ĐH Giao thông Vận tải. Còn hướng ngược lại được chuyển sang vỉa hè trước tường rào gần cổng công viên Thủ Lệ. Cầu đi bộ ở vị trí này sẽ được dời đến đường Trung Kính (quận Cầu Giấy).
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Huy Hoàng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, ngoài việc di chuyển những hạng mục này, Ban quản lý phải xin thành phố di chuyển hàng loạt cây xà cừ lớn trên đường Kim Mã và một số tuyến khác.
Video đang HOT
Thành phố Hà Nội đã cho phép đơn vị lập gói thầu số 8 để nghiên cứu di chuyển cây xanh toàn tuyến từ depot đến ga Hà Nội. “Mục đích việc lập gói thầu này là để Ban quản lý dự án tính toán kỹ, cố gắng giữ thêm cây xanh, giảm thiểu cây bị di chuyển”, ông Hoàng nói.
Việc di chuyển này dự kiến bắt đầu từ ngày 25/10 và kết thúc sau 20 ngày. Nhà thầu Posco Hàn Quốc sẽ lập rào chắn phục vụ thi công ga số 8 trong thời gian khoảng 10 tháng.
Phương Sơn
Theo VNE
Đại gia trái cây Mỹ thâm nhập thị trường Việt
Không chỉ đưa vào Việt Nam những sản phẩm trái cây tươi như chuối, dứa..., mới đây, Tập đoàn Dole - Đại gia trong lĩnh vực trái cây và rau củ từ Mỹ - còn ra mắt các sản phẩm chế biến từ trái cây, chính thức thâm nhập sâu vào thị trường Việt.
Là tập đoàn trái cây và rau củ từ Mỹ với kinh nghiệm hơn 100 năm, Dole đã đánh dấu sự hiện diện của mình tại 90 quốc gia trên thế giới với hơn 200 chủng loại sản phẩm được sản xuất theo một quy trình sản xuất khép kín từ trồng trọt, chế biến, vận chuyển, phân phối và marketing sản phẩm.
Ông Noel Casanova, Giám đốc thương mại Phụ trách khu vực ASEAN của Dole khẳng định: "Bất cứ một loại trái cây tươi nào bán ra thị trường đều phải đảm bảo các yêu cầu về kích cỡ, màu sắc, chất lượng... của Dole. Những sản phẩm chế biến từ rau quả tươi của Dole cũng không nằm ngoài các yêu cầu này".
Tại châu Á, Dole có nhà máy và trang trại tại Philippines và Thái Lan sản xuất phục vụ khu vực châu Á và các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, Dole đã được nhiều người tiêu dùng biết đến qua các sản phẩm chuối, dứa,...được nhập khẩu hoặc trồng tại Việt Nam mang nhãn hiệu Dole được bày bán tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và TP HCM.
Tuy nhiên, theo ông Noel Casanova, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, dân số trẻ, năng động và mức thu nhập ngày càng tăng. Do đó, Dole muốn có nhiều hơn nữa sự hiện diện của các sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Chính vì vậy, ngày 29/9 vừa qua, Dole đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam 3 dòng sản phẩm: Nước ép trái cây (Nước xoài ép có đào, Nước táo ép có thạch dừa và Nước cam ép có tép với vị ngon từ trái cây thật bên trong); trái cây sấy (trái cây nhiệt đới sấy và dứa sấy từ nguồn trái cây thượng hạng); trái cây phủ sữa chua & yến mạch (xoài và dứa phủ sữa chua & yến mạch thơm ngon dinh dưỡng).
Dòng sản phẩm có nguồn gốc từ trái cây của Dole
Điểm nổi bật của các dòng sản phẩm này là đều được chọn lọc từ nguồn trái cây tươi (chủ yếu là trồng tại các trang trại Dole) và sản xuất theo công nghệ tiên tiến nên vẫn giữ nguyên hương vị tự nhiên và dinh dưỡng của trái cây.
Các sản phẩm của Dole hiện có bán tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi: Big C, Metro, Lotte Mart, Maximark, AEON, Citimart, An Phú, Giant, Shop & Go, Family Mart, B's Mart, Circle K, SatraFoods, Central Mart... và nhiều cửa hàng bán sỉ và lẻ.
H.Anh
Theo Dantri
Dùng 11 cây Dầu bị đốn hạ trước Nhà hát TP để trùng tu chùa Giác Viên Lãnh đạo UBND TPHCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về việc sử dụng toàn bộ số gỗ Dầu (36,2m3) thu hồi từ việc đốn hạ cây trước Nhà hát thành phố, để trùng tu, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Giác Viên. Sử dụng toàn bộ số gỗ thu được từ việc đốn hạ 11...