Hà Nội: Đề xuất xử lý chó thả rông trong vòng 48 giờ
Chi cục Thú y Hà Nội vừa có đề xuất trình UBND Tp Hà Nội về việc xử lý chó thả rông bị bắt sau 48 giờ mà không có người tới nhận.
Kể từ ngày 15/9 tới đây, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng tới 800.000 đồng.
Kể từ ngày 15/9/2017, Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là là xử lý tình trạng chó thả rông tại nơi công cộng, chủ nuôi sẽ bị phạt nặng.
Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên. Luật mới cũng quy định, chó thả rông bị bắt sau 72 giờ nếu không có người tới nhận sẽ được đem đi tiêu huỷ.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Hồng Phong – Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y Hà Nội cho biết: “Nghị định 90 của Chính phủ sắp có hiệu lực thực ra là sửa đổi từ một số Nghị định trước đó về xử lý hành chính đối với vi phạm trong công tác thú y chính vì vậy phòng chống bệnh dại được triển khai thường xuyên từ trước đến nay”.
Về quy định mới có hiệu lực từ ngày 15/9/2017, chó thả rông sẽ bị bắt, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ mang đi tiêu huỷ, ông Phong cho biết không phải tất cả số chó mèo không có người nhận sẽ bị mang đi tiêu huỷ. “Sau thời hạn 72 giờ, nếu không có người nhận, những cá thể chó, mèo mắc bệnh mới bị mang đi tiêu huỷ còn những cá thể bình thường sẽ được đưa về các tổ chức cứu hộ động vật để tiếp tục nuôi dưỡng” – ông Phong cho biết thêm.
Video đang HOT
Đối với chó thả rông nếu bị bắt nếu bị mắc bệnh và không có người tới nhận thì sau 72 giờ sẽ được đem đi tiêu huỷ.
Trong bản Dự thảo mới nhất của Chi cục Thú y Hà Nội trình UBND TP Hà Nội cũng đề nghị phải thành lập các tổ chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật có dấu hiệu mắc bệnh dại; thông báo trên đài truyền thanh xã về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
Đối với đội chuyên trách, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với Trạm Thú y cấp Quận, Huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật bắt chó thả rông; tổ chức tiêm phòng vắcxin phòng bệnh dại cho thành viên đội chuyên trách theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với chủ vật nuôi, dự thảo yêu cầu phải đăng ký việc nuôi chó, mèo đối với UBND cấp phường, xã; phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên nhà; đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến người xung quanh; chấp hành nghiêm việc tiêm vắcxin cho vật nuôi. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích chó có người dắt…
Trong trường hợp chó thả rông bị bắt giữ, chủ vật nuôi phải chịu mọi chi phí kể cả cho việc nuôi dưỡng hay tiêu huỷ chó. Nếu chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường cho người bị hại theo Nghị định số 167 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội…
Theo Danviet
Chủ ngơ ngác nhìn chó thả rông bị bắt
Chó thả rông bị bắt về lưu giữ, sau 72 giờ mà chủ không đến nhận thì sẽ bị tiêu hủy nhưng nhiều chủ nhà vẫn tiếp tục để chó "đi dạo" ngoài đường.
Sáng 12.9, Đội Bắt chó thả rông (thuộc Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y TP.HCM) đã tuần tra nhiều tuyến đường thuộc phường Tân Thuận Tây, quận 7.
Theo ghi nhận, nhiều nhà vẫn còn mở cửa thả vật nuôi chạy rông ngoài đường. Có nhà còn thả 2 con để chúng mặc sức đi dạo và phóng uế trên đường. Khi lực lượng chức năng đến bắt, một số chủ nhà hốt hoảng ra đuổi chó vào. Có trường hợp chó không kịp chạy và bị bắt, chủ nhà ngơ ngác nhìn theo và hỏi địa chỉ đóng phạt. Theo quy định, mỗi trường hợp chó thả rông bị xử phạt 200.000 đồng. Nếu không tiêm phòng dại cho chó sẽ bị phạt thêm 2,5 triệu đồng.
Nhân viên Đội Bắt chó thả rông (thuộc Trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y TP.HCM) bắt một con chó trên đường Huỳnh Tấn Phát.
Ông Phạm Minh Trí, Trưởng Trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết công việc bắt chó thả rông được giao cho 2 người. Khi quận, huyện có văn bản đề nghị thì đội bắt chó thả rông sẽ phối hợp với địa phương thực hiện.
Chó bị bắt sẽ được đưa về 252 Lý Chính Thắng (phường 9, quận 3) lưu giữ trong vòng 72 giờ. Sau thời gian trên, chó được xác định là vô chủ và đem đi tiêu hủy. Bên cạnh đó, một số trường học như Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp TP đến xin về để phục vụ công tác nghiên cứu.
Nhiều hộ dân vẫn còn thói quen để chó đi rông ngoài đường.
Trước đây, số lượng chó bị bắt nhiều nhưng hiện nay thì ít hơn do ý thức người dân được nâng cao cũng như việc bắt chó gặp nhiều khó khăn hơn. Theo kinh nghiệm, các nhân viên khi bắt chó phải đi đường lớn, đi luôn một lần chứ không quay lại để tránh bị chủ nhà, người dân xung quanh hành hung.
"Trước đây, việc hành hung xảy ra nhiều, sau đó chi cục phối hợp với chính quyền địa phương và công an thì ít bị đánh hơn. Có trường hợp khi bị bắt chó thả rông, một phụ nữ đã leo lên xe và theo về đến tận trụ sở rồi đập phá chốt bảo vệ, cầm dao rượt anh em chạy vòng vòng" - ông Trí kể.
Chó thả rông nếu không có chủ đến nhận sẽ bị đem đi tiêu hủy hoặc phục vụ cho công tác nghiên cứu ở một số trường học.
Để chó chưa tiêm phòng chạy ngoài đường: Bị phạt 1,4 triệu đồng Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP, cho biết trường hợp chó thả rông bị lực lượng chức năng phát hiện sau ngày 15.9 thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt theo Nghị định 90/2017. Các hành vi như không đeo rọ mõm cho chó, không có dây dẫn hoặc dẫn chó ra ngoài nơi công cộng mà không đeo dây dẫn thì mức phạt từ 600.000-800.000 đồng, lực lượng chức năng lấy mức phạt trung bình là 700.000 đồng để xử lý. Nếu con chó đó không được tiêm phòng, chủ nhân không xuất trình được giấy chứng nhận tiêm phòng thì bị phạt thêm hành vi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mức phạt cũng từ 600.000-800.000 đồng. Như vậy, một con chó thả rông ra ngoài đường có thể bị phạt 1,4 triệu đồng cho 2 hành vi trên.
Theo Sỹ Đông (Người lao động)
Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 9 Bỏ nhiều tiêu chí đánh giá, phân loại viên chức; Đưa tin dự báo thiên tai sai bị phạt 50 triệu đồng; Tăng trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc; Thả chó không đeo rọ mõm ra đường bị phạt 800 nghìn đồng... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 9/2017. Điều kiện thi thăng hạng giảng viên đại học...