Hà Nội: Đề xuất thành lập thành phố Sơn Tây
Trong buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội chiều nay (17/3), lãnh đạo Thị ủy Sơn Tây bày tỏ mong muốn được nghiên cứu thành lập thành phố Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc và quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây.
Tại buổi làm việc của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Mai, Bí thư Thị ủy Sơn Tây, đã thông tin sơ bộ tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua; đồng thời nêu phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới.
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai báo cáo tại buổi làm việc
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai cho biết, năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Thị ủy Sơn Tây đã tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa duy trì phát triển kinh tế- xã hội.
Video đang HOT
Năm 2020, thị xã đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất đạt 9,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 441 tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán thành phố giao. Thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thời gian tới, thị xã Sơn Tây xác định tiếp tục tập trung thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, tăng cường công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ2021-2026; thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị…
Đáng chú ý, bà lãnh đạo Thị ủy địa phương này mong muốn Thành phố cho phép nghiên cứu thành lập thành phố Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc và quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây.
Ngoài ra, Bí thư Thị ủy Sơn Tây cũng kiến nghị Thành phố có giải pháp tháo gỡ cho địa phương những vấn đề liên quan đến du lịch, xúc tiến đầu tư, quản lý đất đai, môi trường, đô thị, cấp nước sạch cho người dân, phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông.
Hà Nội đã chủ động phòng, chống dịch đạt hiệu quả
Ngày 17-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành phố.
Dự tại đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và đại diện các sở, ngành thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Báo cáo tình hình phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã kiểm soát được dịch Covid-19, nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện "mục tiêu kép": Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày 27-1 đến nay, Hà Nội ghi nhận 35 ca mắc tại cộng đồng. Đã qua 30 ngày liên tiếp, thành phố không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng, các ổ dịch đều đã kết thúc. Cộng dồn từ năm 2020 đến nay, Hà Nội có 242 ca mắc, không có ca tử vong.
Về công tác cách ly, Hà Nội tổ chức các khu cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý tại Bệnh viện Công an thành phố và 18 khách sạn đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở cách ly. Hiện các khu cách ly tập trung đã cách ly 51.470 người.
Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố tiếp tục đôn đốc các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; giao nhiệm vụ cho 10 bệnh viện của thành phố thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; giao các cơ sở khám, chữa bệnh xét nghiệm cho các trường hợp sốt, ho, khó thở, đến nay, đã xét nghiệm được trên 6.000 trường hợp nghi ngờ. Ngoài ra, thành phố cũng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên những khu vực có nguy cơ cao tại các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện...
Đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết thêm, thành phố đã quyết liệt trong công tác kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch theo thông điệp "5K", trong đó đặc biệt tập trung vào việc tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, tập trung đông người; kiểm tra nội dung liên quan đến yêu cầu tạm dừng một số hoạt động để bảo đảm công tác phòng, chống dịch; yêu cầu các địa phương tùy vào tình hình thực tế của dịch để điều chỉnh các hoạt động, nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch nhằm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép". Đồng thời, các địa phương, đơn vị phải nhanh chóng có biện pháp khoanh vùng, dập dịch khi phát hiện ca mắc mới.
"Thành phố rất linh hoạt trong việc phòng, chống dịch, giao các địa phương tùy vào diễn biến của dịch tại từng thời điểm để có biện pháp giãn cách hay nới lỏng phù hợp nhằm bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả và vẫn duy trì các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội", đồng chí Chử Xuân Dũng nói.
Ngoài ra, thành phố duy trì thường xuyên việc giao ban hằng tuần công tác phòng, chống dịch Covid-19 để có chỉ đạo sát sao, tránh tâm lý lơ là, chủ quan khi thành phố thực hiện các biện pháp nới lỏng một số hoạt động. Thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định đeo khẩu trang, khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Các đơn vị thực hiện cách ly tập trung phải bảo đảm an toàn tại các khu cách ly, không để lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành kế hoạch cụ thể cho việc triển khai tiêm vắc xin, từ việc rà soát đối tượng cho đến hoạt động tiêm, theo dõi, giám sát, xử lý sau khi tiêm. Đến nay, Hà Nội đã tiêm được 2.000 mũi cho các cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị cho người bệnh và các cán bộ điều tra, xử lý ca bệnh. Những người đã tiêm hiện tại đều có sức khỏe ổn định.
"Dự kiến tuần này và tuần sau, Hà Nội triển khai tiếp hoạt động tiêm chủng cho các đơn vị theo kế hoạch tiêm đợt 1", đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết.
Đánh giá việc phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội đã rất quyết liệt và chủ động ngăn chặn kịp thời những đợt dịch xảy ra trên địa bàn và các vùng xung quanh, đồng thời đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện "mục tiêu kép": Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh phát triển làng nghề Phát triển làng nghề khu vực nông thôn không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương. Sản xuất mây tre đan tại xã Tân Thọ (Nông Cống). Hiện, Thanh Hóa có 36 nghề, với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 75...