Hà Nội đề xuất tăng giá dịch vụ “xả nước thải”: Dân phải trả bao nhiêu tiền?
TP. Hà Nội đang xin ý kiến việc tăng giá dịch vụ thoát nước sinh hoạt theo lộ trình 5% mỗi năm nhằm đáp ứng mức trang trải chi phí dịch vụ thoát nước.
Cụ thể, đề án xây dựng giá dịch vụ thoát nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội cho rằng, mức giá dịch vụ thoát nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội trung bình trong 4 năm (2014 – 2018) là 13.465 đồng/mét khối. “Mức giá trên là toàn bộ chi phí được tính đúng, tính đủ để thu gom, xử lý 1 mét khối (m3) nước thải trong điều kiện thực tế hiện nay”.
Trong đó, giá dịch vụ thoát nước tính trên chi phí thu gom, nạo vét hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là 4.723 đồng; giá dịch vụ thoát nước tính trên khấu hao hệ thống thoát nước và khấu hao các nhà máy/trạm xử lý nước thải là 8.742 đồng.
Theo đề án, hiện nay khối lượng nước thải trên địa bàn tính toán đã được thu gom toàn bộ, tuy nhiên chỉ một phần nước thải được xử lý.
Trong các năm vừa qua, TP tiếp tục triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ nhiều nguồn lực như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn xã hội hóa. Do đó để phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải, giá dịch vụ thoát nước bình quân 5 năm tương ứng là 6.765 đồng/m3 nước thải.
Giá dịch vụ thoát nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định bao gồm chi phí thu gom, nạo vét, xử lý nước thải và chi phí khấu hao của hệ thống thu gom và nhà máy xử lý tính cho khối lượng nước thải. (Ảnh: Thành An)
Với mức giá bán nước sạch trung bình hiện nay là 9.774 đồng/m3, giá dịch vụ thoát nước bằng 66% giá nước sinh hoạt quy định. Trường hợp toàn bộ nước thải sinh hoạt đều được qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường, giá dịch vụ thoát nước bằng 138% giá nước sạch.
Cũng theo đề án, mức thu giá dịch vụ thoát nước hiện tại là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đơn vị cung cấp nước sạch có trách nhiệm thu và nộp 94% trên tổng số phí thu được, để lại 6% phục vụ công tác thu phí.
Video đang HOT
“Số phí thu được đối với nước thải sinh hoạt hàng năm bù được 20 – 23% kinh phí chi trả cho công tác thực hiện công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước và kinh phí vận hành các nhà máy, trạm xử lý nước thải”, đề án nêu rõ.
Vì thế, TP. Hà Nội đề xuất giá dịch vụ thoát nước thải sinh hoạt trung bình trong 5 năm (2014 – 2018) là 13.456 đồng/mét khối, đồng thời có lộ trình tăng giá trong các năm sau.
Mức thu tiền sử dụng dịch vụ thoát nước đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ được xác định theo tỉ lệ % giá bán nước sạch. Mức giá đề xuất tính theo đối tượng xả nước thải vào hệ thống gồm hộ gia đình; cơ quan hành chính sự nghiệp; cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở hoạt động sản xuất.
Mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập úng nặng. (Ảnh: Thành An)
TP. Hà Nội sẽ thu tiền sử dụng dịch vụ thoát nước gồm 12 quận, 9 phường thuộc thị xã Sơn Tây, vì đây là các địa bàn đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Các địa bàn còn lại vẫn thu tiền theo quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, hiện đang áp dụng là 10% giá bán 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đáng chú ý, đề án nêu rõ: Sau khi phân bố giá dịch vụ thoát nước theo hạng mục chi phí và tham khảo giá dịch vụ thoát nước các tỉnh/thành đã ban hành, Hà Nội đề xuất 2 phương án lộ trình.
Thứ nhất, về mức thu khởi điểm, Hà Nội đề xuất mức thu khởi điểm năm 2019 là 20% đối với giá bán nước sạch đối với đối tượng nước phục vụ sinh hoạt và cơ quan sự nghiệp, cộng cộng; 30% đối với đối tượng nước phục vụ sản xuất vật chất, kinh doanh. Mức giá đề xuất như trên không tăng quá nhiều so với mức phí hiện nay đang áp dụng.
Thứ hai, về lộ trình thu, Hà Nội đề xuất nên bắt dầu từ mức thu sẵn sàng chi trả để giới thiệu phí dịch vụ thoát nước rộng rãi đến từng hộ thoát nước càng sớm càng tốt à không gặp phải sự phản đối của người dân. Sau đó giá dịch vụ thoát nước sẽ được tăng 5% mỗi năm nhằm đáp ứng mức trang trải chi phí dịch vụ thoát nước.
“Mức giá như trên dễ tiếp cận, người dân và các đối tượng xả thải làm quen và hiểu biết về trách nhiệm phải chi trả dịch vụ thoát nước, đồng thời ảnh hưởng thấp đến thu nhập, khả năng thanh toán của người dân”, trích nhận xét phương án giá và lộ trình được đề xuất trong đề án.
Theo tính toán của TP. Hà Nội, với mức giá mới đề xuất, các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10 mét khối chỉ phải trả theo phương án 1 từ 11.283 đồng/tháng/hộ năm 2019 đến 22.566 đồng/tháng/hộ năm 2023.
Đối với khách hàng sử dụng nước sinh hoạt đến 30 mét khối/tháng, mức chi trả từ 42.312 đồng/hộ/tháng năm 2019 đến 84.624 đồng/hộ/tháng năm 2023.
“Với giá nước được điều chỉnh như dự kiến, cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chi trả của người dân”, báo cáo nhận xét.
Theo danviet
Xác định nguyên nhân "đầu độc" sông Hàn
UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã giao cho Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng thực hiện phun chế phẩm khử mùi, rải chất khử đục làm trong nước tại khu vực ô nhiễm dưới chân cầu Trần Thị Lý.
Sáng 14/11, trao đổi với Dân Việt, ông Đặng Minh Dũng - Phó Giám đốc Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, UBND quận Hải Châu đã giao cho Công ty thực hiện phun chế phẩm khử mùi, rải chất khử đục làm trong nước tại khu vực ô nhiễm dưới chân cầu Trần Thị Lý.
Hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý bị xả lén ra sông Hàn (TP.Đà Nẵng), bốc mùi hôi khiến người dân bức xúc.
"Hệ thống cống xả tại khu vực này vừa được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông công chính Đà Nẵng làm chủ đầu tư, xây dựng và đã đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống thu gom xử lý nước thải và bơm nước chống ngập úng vẫn chưa được đầu tư, xây dựng. Hiện nay, các hệ thống này đang chờ lấy ý kiến của một số đơn vị, đến năm 2020 mới đưa vào thi thông", ông Dũng thông tin.
Tại đây, hệ thống thu gom xử lý nước thải và bơm nước chống ngập úng vẫn chưa được đầu tư, xây dựng.
Nói về "thủ phạm" trong việc gây ô nhiễm, ông Dũng khẳng định, không chỉ các nhà hàng trên đường 2-9, Núi Thành mà các cống trên địa bàn như cống Mê Linh, cống Duy Tân... cũng xả thải về đây, cùng với việc chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải nên rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm cống xả Đảo Xanh, tràn ra sông Hàn.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, sáng 13/11, dưới chân cầu Trần Thị Lý, xuất hiện dòng nước thải đen ngòm chảy ra từ hệ thống cống thải ven bờ sông, bốc mùi hôi thối, kéo dài gần 100m dọc bờ sông Hàn, khiến người dân địa phương cũng như du khách khi tới tham quan cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi rất bức xúc.
UBND quận Hải Châu đã giao cho Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng thực hiện phun chế phẩm khử mùi, rải chất khử đục làm trong nước tại khu vực dưới chân cầu Trần Thị Lý.
Hiện, vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và làm rõ.
Theo danviet.vn
Xả thải bị lén phủ đen mặt sông Hàn, người dân bức xúc Sáng ngày 13/11, hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý bị xả lén ra sông Hàn (TP.Đà Nẵng), bốc mùi hôi khiến người dân bức xúc. Sáng 13/11, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP.Đà Nẵng đã vào cuộc điều tra vụ việc nước thải chưa qua xử lý bị xả lén ra sông Hàn từ cống xả Đảo Xanh...