Hà Nội: Đề xuất hạ cốt đê sông Hồng xuống 12,4m
UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thống nhất với phương án hạ cốt đê sông Hồng đến cao độ dương 12,4m, đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phương án cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ Khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương đến cao độ dương 12,4m như phương án đã đề xuất.
Với cao độ hạ đê đất đến dương 12,4m, mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, rất thuận lợi cho người dân khu vực dọc tuyến đường tiếp cận ra – vào đường Nghi Tàm một cách an toàn, cũng như để tổ chức giao thông các điểm quay đầu.
Với phương án trên sẽ tạo điều kiện mở rộng đường Nghị Tàm thêm một làn xe
Ngoài ra, phương án trên sẽ tạo điều kiện mở rộng được mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe và bố trí tăng được bề rộng của cầu vượt trực thông, tạo được cảnh quan đô thị cho tuyến phố.
Video đang HOT
UBND TP Hà Nội cho biết, trong quá trình khảo sát và lập phương án thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế đã tham khảo ý kiến các nhà khoa học để đưa ra các giải pháp chống thấm, chống trượt, nhằm ổn định đê và tường chắn, đảm bảo khả năng chống lũ và an toàn tuyệt đối cho đê điều trong quá trình khai thác và sử dụng sau này.
Hiện nay, thượng nguồn Sông Hồng đã xây dựng một số đập thủy điện (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu…), các đập thủy điện này có chức năng điều tiết lưu lượng nước trên sông Hồng, hạn chế tối đa các nguy cơ gây lũ lụt trên sông Hồng (đoạn qua địa bàn TP Hà Nội)… Do vậy, UBND TP Hà Nội cho rằng tuyến đê hiện trạng có thể xem xét hạ cao trình mặt đê đất để phục vụ giao thông cho thành phố.
Với các lý do nêu trên, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thống nhất với phương án hạ cốt đê đến cao độ dương 12,4m. Trong quá trình thực hiện, UBND TP Hà Nội sẽ chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý chặt chẽ chất lượng thi công các hạng mục liên quan đến đê điều đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ngoài việc đề xuất hạ cốt đê, UBND TP Hà Nội còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thỏa thuận phương án thiết kế dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên.
UBND TP Hà Nội cho biết, đây là công một trong những công trình giao thông cấp bách, trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc giao thông của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù từ tháng 4/2016. Vì vậy, UBND TP Hà Nội cần phải tập trung triển khai đầu tư và sớm đưa vào khai thác sừ dụng, dự kiến tiến độ thực hiện trong quý I/2017.
Quang Phong
Theo Dantri
Sư thầy ném lộc ở chùa Hương đã sám hối
Ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) cho biết, sư thầy Thích Đạo Trụ - người ném lộc cho du khách tại chùa Hương đã phải sám hối quy hương.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) cho biết, sau khi có hình ảnh và clip nhà sư tung lộc cho du khách tại chùa Hương, UBND huyện này đã vào cuộc xác minh rõ thông tin. Cụ thể, nhà sư tung lộc được xác định là sư thầy Thích Đạo Trụ.
Sau khi sự việc được làm rõ, UBND huyện Mỹ Đức cũng đã có văn bản báo cáo lên UBND TP Hà Nội và Sở Văn hóa - Thể thao... Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cũng đã có văn bản đề nghị nhà chùa nhắc nhở sư thầy Thích Đạo Trụ.
Du khách cướp lộc của nhà sư Thích Đạo Trụ
"Ngay sau khi nhận được yêu cầu, Thượng tọa Thích Minh Hiền đã yêu cầu sư Thích Đạo Trụ sám hối quỳ hương ngay từ đêm 2/2", Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt cho biết.
Theo ông Hoạt hành động của sư Thích Đạo Trụ là hành động đáng tiếc, không đáng có ở một lễ hội lớn như chùa Hương. Ông Hoạt cũng cho rằng, nhà sư đã vi phạm những điều không nằm trong chương trình lễ khai hội của ban tổ chức, đây là hành vi tự phát của nhà sư, không phù hợp với quy định của nhà phật.
Trước những hành động không đẹp diễn ra tại lễ hội chùa Hương và hội Gióng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã ra văn bản về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội năm 2017.
Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tốt một số nhiệm vụ như: Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội; xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra tại lễ hội.
Đối với các lễ hội có tổ chức đoàn rước qua sông, đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phân luồng, tuyến tàu thuyền qua sông đảm bảo không xảy ra ùn tắc, va chạm, bố trí đầy đủ phao cứu sinh, xuồng cứu hộ, lực lượng cứu hộ, cứu nạn thường trực trong quá trình tổ chức.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội lấy ý kiến người dân về "số phận" loa phường Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến người dân về loa phường tại chuyên mục "Lấy ý kiến về hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Hà Nội" trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố và Facebook. Nội dung thăm dò, lấy ý kiến đóng góp sẽ tập trung vào hoạt động của...