Hà Nội đề xuất đấu giá tài sản công làm đường sắt tỉ đô
UBND TP Hà Nội vừa đề xuất Thủ tướng cho áp dụng một số cơ chế đặc thù để làm 3 tuyến đường sắt đô thị có tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ đô la.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư (ưu tiên giai đoạn đến 2025) 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn.
UBND TP Hà Nội cho hay, theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, TP cần chú trọng phát triển giao thông công cộng khối lượng lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả với thị phần đường sắt đô thị đến năm 2020 là 10-15% và năm 2030 là 25-30%, sau năm 2030 là 35-40%.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sắp đưa vào khai thác thương mại
“Do vậy, việc triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị số 2 (Trần Hưng Đạo – Thượng Đình), số 5 (Văn Cao – Hoà Lạc – Ba Vì), số 3 (Ga Hà Nội – Hoàng Mai) là đặc biệt cần thiết”, tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình) có chiều dài 5,96 km, toàn tuyến đi ngầm với 6 ga ngầm, nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingoup.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2024, khai thác vào năm 2025. Tổng mức đầu tư dự kiến là 27.813 tỷ đồng nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (khoảng 25.730 tỷ đồng nếu đầu tư bằng ngân sách).
Video đang HOT
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao – Hoà Lạc) có chiều dài toàn tuyến 38,4 km (8 km đi ngầm, 2 km đi cao và 28,4 km đi bằng) với 21 ga và 2 depot. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup.
Thời gian thực hiện dự án từ 2018-2024, đưa vào vận hành năm 2025. Tổng mức đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BT là 66.865 tỷ đồng (nếu đầu tư bằng ngân sách là 61.228 tỷ đồng).
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (Ga Hà Nội – Hoàng Mai) có tuyến chính dài 8,7 km (đi ngầm 8,13 km, hầm hở dẫn vào depot dài 0,57 km) với 7 ga ngầm, 1 khu lập tầu.
Chủ đầu tư dự án là UBND TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2025, đưa vào khai thác từ năm 2026. Tổng mức đầu tư của dự án này là khoảng 38.656 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội đề xuất được áp dụng một số cơ chế đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị trên như: được để lại các khoản vượt thu hàng năm, số thu từ cổ phần hoá từ trước năm 2017 để đầu tư các dự án; cho phép điều tiết toàn bộ các khoản tiết kiệm được chi thương xuyên để chi đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.
TP Hà Nội cũng đề xuất bán đấu giá tài sản công là nhà và đất để tạo vốn làm dự án; được lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt; được phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô theo hạn mức Chính phủ đã cho phép TP trần huy động tăng từ 70% lên 90%…
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Công khai các chung cư vi phạm phòng cháy chữa cháy
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - vừa giao Sở Xây dựng và Cảnh sát PCCC lập các đoàn kiểm tra tại chung cư và công bố công khai các tòa nhà, các chủ đầu tư vi phạm PCCC, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục.
Ngày 30/3, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các quận huyện. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn đều đạt đúng kế hoạch đã đề ra nhưng cũng còn một số tồn tại, một số chỉ tiêu chưa đạt, đặc biệt là việc đôn đốc thu hồi nợ đọng, thu ngân sách trên địa bàn.
Việc triển khai một số phương án đầu tư công tại các quận huyện, Ban quản lý dự án còn chậm; Công tác giải ngân đạt thấp so với tiến độ nên trong quý II và các quý còn lại của năm 2018 toàn TP phải tăng tốc để đảm bảo kết quả đề ra.
Chung cư cao cấp trên đường Hoàng Hoa Thám (TP Hà Nội) bị cháy vào cuối năm 2017
Đi vào vấn đề cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng và Cảnh sát PCCC tiếp tục thành lập các đoàn công tác kiểm tra công tác PCCC tại chung cư, công bố công khai các tòa nhà, các chủ đầu tư có vi phạm, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch Đầu tư cập nhật các chủ đầu tư vi phạm PCCC, nợ đọng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, không cấp chủ trương đầu tư các dự án mới khi chưa khắc phục các lỗi cũ.
Đối với các tòa nhà tái định cư lâu năm, TP Hà Nội có chủ trương sử dụng ngân sách TP cải tạo nâng cấp, bổ sung thiết bị PCCC đảm bảo tiêu chuẩn PCCC, yêu cầu Sở Xây dựng và Ban quản lý các công trình văn hóa xã hội, dân dụng thực hiện triển khai sớm.
Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, hệ thống PCCC tại hơn 100 tòa nhà tái định cư được xây dựng trước năm 2009, theo tiêu chuẩn cũ nên không đảm bảo theo quy định, tiêu chuẩn PCCC hiện hành. Để khắc phục vấn đề trên, Công ty Quản lý nhà Hà Nội đề xuất lập đề án bổ sung sửa chữa PCCC với khái toán khoảng 92,4 tỷ đồng.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Công an giảm bớt một số yêu cầu quy chuẩn với 17 chung cư cao tầng vi phạm PCCC. Cụ thể, 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn các tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, "không có khả năng khắc phục" theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành.
17 công trình nhà chung cư vi phạm có các tòa nhà: CT1 Xa La, tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La, nhà chung cư CT4, và trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông; đáng lưu ý có 4 dự án do các đơn vị xây dựng phục vụ nhu cầu ở cán bộ chiến sĩ công an...
Lý giải việc đề xuất giảm bớt và hạ thấp tiêu chuẩn PCCC, UBND TP Hà Nội cho rằng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn phòng cháy có nêu trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng cho phép giảm bớt một số quy chuẩn đối với công trình cụ thể, khi có giải pháp thay thế và được sự thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát PCCC (Bộ Công an).
Để khắc phục tồn tại về PCCC của những công trình trên, Hà Nội đưa ra 10 nhóm giải pháp, tương ứng với nhóm chung cư có cùng vấn đề phải giải quyết. Với công trình không thể thi công hệ thống hút khói, TP đề xuất thay thế cửa mở ra hành lang bằng cửa chống cháy tự động đóng, bổ sung hệ thống tăng áp trực tiếp vào hành lang các tầng.
Với công trình không có khả năng thi công hệ thống tăng áp cho buồng thang bộ, thành phố đề xuất mở ô cửa thoáng mặt sau các buồng thang bộ...
Quang Phong
Theo Dnatri
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý gần 10 bãi xe không phép ở Hà Đông Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - vừa yêu cầu xử lý hàng loạt bãi xe không phép nằm trong khu đô thị Mộ Lao (quận Hà Đông). Tuy nhiên, khi thanh tra giao thông và công an phường "đột xuất" đến kiểm tra, các bãi xe đều đóng cửa một cách bất thường. Trước tình trạng hàng...