Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị hơn 125.000 tỷ đồng
UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị với tông mưc đâu tư hơn 125.000 ty đông.
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn đến 2025.
Theo văn bản gửi Thủ tướng, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội – tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình) có chiều dài 5,96 km với thiết kế toàn tuyến có 6 ga đi ngầm. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 25.700 tỷ đồng, khai thác vào năm 2025.
Tiếp đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao – Hòa Lạc) có chiều dài 38,4 km (8km đi ngầm, 2 km đi cao, 28,4 km đi bằng) với 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất và 1 ga trên cao) cùng 2 depot. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 61.000 tỷ đồng, khai thác vào năm 2025.
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội ( Cát Linh – Hà Đông). (Ảnh: Tùng Lâm)
Cuối cùng là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai) có chiều dài 8,7 km với 7 ga ngầm. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng, khai thác vào năm 2026.
Video đang HOT
Theo đó, tổng mức đầu tư của 3 tuyến đường sắt đô thị khoảng 125.614 tỷ đồng và TP Hà Nội có thể huy động được khoảng 135.000 tỷ đồng từ 6 nguồn trong 8 năm (2018 – 2025) để cân đối thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, trong trường hợp các nguồn lực nói trên chưa huy động đủ hoặc không kịp thời, Hà Nội sẽ phát hành trái phiếu bổ sung. Đồng thời, TP Hà Nội chuẩn bị quỹ đất để đấu giá, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đưa ra 3 phương án đầu tư.
Trong đó, phương án 1 đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BT nhưng có kết hợp đầu tư trả một phần bằng ngân sách thành phố và kết hợp nguồn đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trả một phần quỹ đất đối ứng.
Phương án 2, đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BT, thanh toán bằng toàn bộ đất đối ứng nhưng nhà đầu tư thực hiện ứng vốn để thực hiện các dự án BT.
Phương án 3, đầu tư hoàn toàn bằng ngân sách đầu tư công của thành phố và hình thức áp dụng theo mô hình đối tác thực hiện dự án PDP. Phương án này học tập theo mô hình của Malaysia, nhà thầu được chủ đầu tư chỉ định thực hiện dự án.
Do 3 dự án đường sắt đô thị đều có quy mô vốn lớn, nên UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Hội đồng thẩm định Nhà nước ưu tiên tổ chức thẩm định sớm để có thể báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 6/2018.
UBND TP Hà Nội cam kết chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự án, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư 3 dự án theo đúng quy định.
Theo Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ/VTC News
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 2.9
Tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội sẽ chạy thử 3-6 tháng trước khi khai thác thương mại, chậm gần một năm so với kế hoạch.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông gửi Chính phủ, ngày 2.9 tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử trên toàn tuyến với thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Việc vận hành chạy thử kỹ thuật sẽ phục vụ việc căn chỉnh tổng hợp trên tuyến đường sắt, chạy thử không tải, chở khách mô phỏng. Tùy thuộc vào kết quả chạy thử, cơ quan chức năng sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại.
13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đã được chuyển về Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Sau khi khai thác thương mại, dự án sẽ được thanh quyết toán và bảo hành trong 24 tháng, đến 2021 dự án sẽ kết thúc.
Như vậy, theo tiến độ này, dự án đã kéo dài 11 tháng so với lần điêu chinh gần gân nhât vào thang 2.2017. Thời điểm đó, Chinh phu yêu cầu khai thác thương mại đoàn tàu vào quy I/2018.
Ban quan ly dư an đương săt cũng thông tin về cac môc tiên đô cua dư an. Cụ thể, tháng 3 Tông thâu Trung Quôc hoàn thành xây dựng các nhà ga và hạng mục đường ray; tháng 4 hoàn thiện trang trí kiến trúc khu Depot và lắp đặt thiết bị; tháng 5 đóng điện toàn tuyến.
Chạy thử tàu công trình trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Sau 7 năm triển khai dự án, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã điều chỉnh tiến độ 4 lần. Năm 2017, dự án bị chậm do châm giai ngân 250 triêu USD khoan tin dung vay bô sung.
Theo Ban quản lý, tiến độ dự án đang được đẩy nhanh, đa hoan thanh đươc 95% khôi lương (chưa bao gôm phân thiêt bi). Toàn bộ 13 đoan tau đã được đưa về công trường, 60% thiêt bi thu soat ve tư đông, công nghê khu depot, câp điên đã được nhập khẩu...
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD vào năm 2008. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 868 triệu USD. Vì tăng tổng mức đầu tư, dự án phải vay thêm 250 triệu USD từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong những năm 2020 - 2030 Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020-2030 tuyến đường sắt tốc độ cao có tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h sẽ được xây dựng mới; tầm nhìn đến 2050 phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao. Ngày 31/10, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Bộ GTVT trình Quốc hội. Nội dung tờ...