Hà Nội đề xuất cơ chế cho những dự án nghìn tỷ
Lãnh đạo Hà Nội cho rằng, thành phố cần những chính sách đặc thù để triển khai các dự án hạ tầng đô thị, giải quyết nạn ùn tắc giao thông.
Chiều 20/12, tại phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội về chính sách đặc thù tài chính cho thủ đô, lãnh đạo Hà Nội đề nghị được hưởng cơ chế tài chính đã quy định trong Luật thủ đô, đồng thời đề xuất phân cấp để đầu tư một số dự án lớn (nhóm A).
Thủ đô Hà Nội đang chịu sức ép lớn do quá tải hạ tầng. Ảnh: Bá Đô.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất, ngoài quy định theo luật Ngân sách, Luật thủ đô, kiến nghị phân cấp, ủy quyền cho thành phố thực hiện 4 dự án đầu tư công nhóm A: Đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục) có tổng dự toán gần 8.000 tỷ đồng; dự án đường Tây Thăng Long số vốn dự kiến 1.400 tỷ; trụ sở Tòa án Hà Nội; mở rộng khu xử lý chất thải Sóc Sơn.
Ông Chung cũng đề nghị được áp dụng cơ chế đặc thù trong việc chọn nhà đầu tư 7 dự án TPP (cầu Tứ Liên; hầm chui Trần Hưng Đạo…), cơ chế để phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ.
Theo Chủ tịch Hà Nội, qua rà soát thủ tục, dự án nhóm A trình Chính phủ thì “mất 755 ngày nếu suôn sẻ, nếu mắc một khâu thì phải 2 năm rưỡi mới xong chủ trương đầu tư”. Nếu trình các dự án nhóm A Hà Nội dự kiến đầu tư từ bây giờ thì phải đầu năm 2019 Chính phủ mới duyệt xong.
Video đang HOT
Ông Chung cho hay, đã có tiền lệ Thủ tướng ủy quyền cho Hà Nội xây cầu Vĩnh Tuy. “Nếu cho cơ chế đặc thù Hà Nội sẽ xong 5 cầu, kết nối các đường vành đai 1, 2, 3, 4 và hy vọng 2020 mới có thể giải quyết cơ bản nạn ùn tắc giao thông”, Chủ tịch Hà Nội nói.
“Hà Nội 5 năm trước tăng trưởng kinh tế bình quân trên 9%, nhưng đầu tư hạ tầng chỉ 4%. Tăng trưởng di dân tự do trung bình 1,4%, năm nay tăng 1,9%. Thành phố đang nhìn thấy thảm họa tiến dần phía mình mà không biết làm thế nào”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Lãnh đạo Thành ủy cho biết, khi xây nhà cao tầng có nhiều ý kiến chưa đồng tình, nhưng với sự gia tăng dân số như hiện nay, nếu không xây nhà cao tầng thì không có đất. Vấn đề là phải giải quyết tốt hệ thống giao thông. Thành phố quy hoạch 300 km tàu điện ngầm mà chưa làm được km nào, dù đã kêu gọi vốn xã hội hóa. Trong khi chi phí mỗi tuyến lên tới khoảng 2 tỷ USD.
Hà Nội cần cơ chế đặc thù để đầu tư những dự án giao thông lớn, giải quyết nạn ùn tắc.
Chia sẻ với Trung ương trong bối cảnh nguồn thu gặp khó khăn nhưng Bí thư Hà Nội cho rằng “Hà Nội phải có cơ chế đặc thù để vượt qua được những thách thức đang nhìn thấy rõ. Luật thủ đô ra rất hoành tráng nhưng có thực hiện được mấy đâu, một số quy định về tài chính ngân sách không thực hiện được hết”.
Lãnh đạo Thành ủy cho biết, có nội dung từ lúc ban hành Luật thủ đô chưa áp dụng, đó là quy định những dự án quan trọng, mang tính chiến lược vượt tầm Hà Nội thì trình Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ. “Đây là nút để gỡ được vướng mắc, nếu Quốc hội không duyệt thì Hà Nội không cách gì thoát được cái thảm họa mà tôi vừa nêu”, ông Hoàng Trung Hải nói.
Trước đó, báo cáo với Quốc hội 3 năm thực hiện Luật thủ đô, Chính phủ cho hay, đến ngày 1/7/2016, thành phố Hà Nội đăng ký hộ khẩu trên 1,8 triệu hộ, với 7,3 triệu nhân khẩu. Số lượng nhân khẩu tạm trú, số lượng dân di cư tự phát vào nội thành thủ đô những năm qua tăng đột biến. Đến nay, toàn thành phố có gần 70.000 hộ và 720.000 nhân khẩu tỉnh ngoài tạm trú.
Liên quan đến chính sách, cơ chế tài chính, ngân sách, báo cáo nêu từ năm 2013 đến nay, thành phố đã được Trung ương hỗ trợ 29 dự án hạ tầng trọng điểm, có tổng mức đầu tư (tất cả nguồn vốn) là trên 107.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có 227 dự án lớn, quan trọng do bộ, ngành trung ương đầu tư, với tổng mức vốn là gần 192.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong giai đoạn này thành phố cũng đã huy động được trên 530 tỷ đồng đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội.
Võ Hải
Theo VNE
Dự án Đường sắt trên cao: Có dấu hiệu khai khống hồ sơ rà phá bom mìn?
Xung quanh dự án Dự án Đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội, có bài: "Nhà thầu yêu cầu tăng phí 40 triệu USD". Dự án này tiếp tục bị phản ánh có dấu hiệu khai khống hồ sơ rà phá bom mìn, vật nổ, đoạn từ khách sạn Deawoo đến khu Depot (khu bảo dưỡng sửa chữa).
Dự án Đường sắt trên cao: Có dấu hiệu khai khống hồ sơ rà phá bom mìn?
Nhiều điểm bất hợp lý
Báo cáo kết quả kiểm tra gói thầu rà phá bom mìn ngày 29/3/2013 với lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (Chủ đầu tư - MRB), ông Lê Hoài Nam (Phó phòng Kỹ thuật MRB) cho biết: Hồ sơ và phương án thi công rà phá bom mìn của Cty TNHH MTV Lũng Lô (nhà thầu) không thể chứng minh được những hoạt động mà Cty đã triển khai, thậm chí trong hồ sơ phương án thi công có nhiều điểm bất khả thi.
Theo phương án thi công lập ngày 31/3/2010 đã được thẩm định và phê duyệt, Cty Lũng Lô phải triển khai các bước "xác định vị trí hạng mục cần dò sâu 10m; Chia lưới ô vuông 8x8m, đóng cọc định vị vị trí khoan với khoảng cách 8m; Dùng máy khoan tạo lỗ tại các cọc đã định vị tới độ sâu 5m; Sử dụng ống PVC chống để tránh sập lỗ khoan. Sau đó, dùng máy VALLON 1303 A1 đưa đầu dò theo hố khoan kiểm tra xác định tín hiệu từ độ sâu 5-10 m".
Tuy nhiên, Tổ công tác của MRB phát hiện biên bản và nhật ký thi công của nhà thầu không phù hợp thực tế. Cụ thể, nhật ký nhà thầu ghi đã huy động 125 nhân công/ đêm/2 tuần liên tục mà không có biến động gì về thời gian thi công, giao thông và hiện trạng thi công san nền Depot? Cũng theo Tổ kiểm tra, nhật ký ghi mỗi ca nhà thầu khoan tối thiểu 14 lỗ, tối đa 18 lỗ với chiều sâu khoảng 5m tính từ mặt đường là không thể thực hiện được bởi kết cấu áo đường lớp trên là bê tông nhựa...
Ngoài ra, tại một số vị trí bên phải thuộc đường vào Depot dọc theo Quốc lộ 70 cũ chưa được giải phóng mặt bằng, nhà dân vẫn sinh sống, song trên hồ sơ hoàn công lại thể hiện các lỗ khoan tại khu vực này. Thêm vào đó, vị trí các lỗ khoan thăm dò dọc theo tuyến QL 32, phố Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy và Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) bị sai với phương án đã được phê duyệt.
Kiến nghị không ký nghiệm thu
Bản kết luận Hồ sơ hoàn công cho rằng, nhà thầu có các biểu hiện như khai khống về khối lượng, chất lượng không đảm bảo... Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện MRB không thực hiện hết trách nhiệm dẫn đến mất khả năng kiểm soát chất lượng và đã nghiệm thu khống khối lượng với nhà thầu.
Ông Lê Hoài Nam (Phó phòng kỹ thuật MRB) đề nghị lãnh đạo MRB không ký nghiệm thu, thanh quyết toán hồ sơ hoàn công do Cty Lũng Lô lập và có văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện lại công tác rà phá bom mìn, vật nổ theo đúng phương án kỹ thuật được phê duyệt. Tuy nhiên, lãnh đạo MRB lại chọn phương án để Cty Lũng Lô làm 2 bản cam kết đảm bảo an toàn số 29/CKAT ngày 17/9/2013 và số 42/CKAT ngày 04/12/2013, đối với gói thầu số 2 - Ga trên cao và gói thầu số 1 - Tuyến trên cao. Đến nay, hợp đồng rà phá bom mìn, vật nổ giữa MRB và Cty Lũng Lô vẫn chưa được nghiệm thu.
(Theo Tiền Phong)
Tổng công ty Phát điện 1 xin cơ chế Thủ tướng giải quyết vướng mắc khi cổ phần hoá Genco1 kiến nghị Thủ tướng có cơ chế để thuê các tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia tư vấn cổ phần hoá, quy định cụ thể về nhà đầu tư chiến lược, sự cần thiết và chi phí thuê tư vấn nước ngoài... (Ảnh minh hoạ). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi lên Thủ tướng...