Hà Nội đề nghị tỉnh Hòa Bình khoanh vùng, bảo vệ nguồn nước sạch
UBND TP Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình khoanh vùng bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho Nhà máy nước sạch sông Đà, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chiều 22/10, UBND TP Hà Nội thông tin về việc khắc phục sự cố cung cấp nước sạch tại Nhà máy nước sạch sông Đà.
Theo đó, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP đã lấy mẫu nước tại đầu nguồn, tại nhà máy, tại các bể chứa tăng áp, tại các vùng dân bị ảnh hưởng để tiến hành xét nghiệm nước hàng ngày.
Với kết quả xét nghiệm mẫu nước từ 16/10 đến ngày 21/10 cho thấy, các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn QCVN 01:2019/BYT.
Cụ thể: Từ ngày 16/10 đến ngày 21/10 (liên tục các ngày), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố trực tiếp lấy mẫu và phối hợp với Viện sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế, Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước tại các hộ dân trên địa bàn 8 quận, huyện có sử dụng nước của nhà máy nước sông Đà: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai.
Hệ thống kênh dẫn nước lộ thiên chảy về hồ Đồng Bài.
Video đang HOT
Kết quả: 69/69 mẫu có chỉ tiêu Styren đạt quy chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế; Sở Y tế đã thông tin công khai hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.
Bên cạnh đó, về cơ bản, việc xúc xả toàn bộ hệ thống mạng lưới đường ống truyền dẫn nước sạch sông Đà, súc xả đường ống, bể chứa tại chung cư đã hoàn thành.
UBND TP Hà Nội cũng cho biết, đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình khoanh vùng bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho Nhà máy nước sạch sông Đà, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trên cơ sở đó chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khu vực bảo vệ nguồn nước sạch của Nhà máy nước mặt sông Đà.
Theo tìm hiểu của PV, nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà không phải 100% được lấy từ con sông này. Kênh nước sạch lộ thiên chạy qua khu dân cư với nhiều nguồn thải tiềm ẩn.
Ông Nguyễn Văn Mậu – Chủ tịch UBND xã Hợp Thành ( huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đặt trạm bơm đẩy nước từ sông Đà qua đoạn kênh nước sạch dài khoảng 3 km về nhà máy xử lý để cấp nước cho Thủ đô Hà Nội.
Kênh nước sạch qua địa phận xã gần 3 km có đến 2,5 km là đường kênh lộ thiên và còn lại được cống hóa. “Hai bên kênh nước sạch là khu vực sản xuất nông nghiệp của bà con, khoảng 500 m là có dân sinh sống. Việc sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng nguồn nước sạch lộ thiên…”, ông Mậu nói.
Còn ông Nguyễn Trọng Lê – Chủ tịch UBND xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) thì cho biết, quanh các suối chảy về hồ Đầm Bài hiện có khoảng hơn 100 hộ dân các xã: Yên Quang, Phú Minh, Hợp Thành sinh sống.
“Riêng xã Phú Minh có 46 hộ dân xóm Vật Lại sinh sống, hơn 100 nhân khẩu. Xóm Chằm Cun của xã Yên Quang thì đông dân – trực tiếp liên quan đến suối Chằm Cun chảy về suối Trầm ra hồ Đồng Bài. Tóm lại, hồ Đầm Bài hiện có 2 suối chính chảy vào là suối Vật Lại (điểm xuất phát từ suối Chằm Cun đến suối Trầm) và suối Hém (xóm Vật Lại, xã Phú Minh) chảy xuống hồ Đầm Bài” – ông Lê nói.
Xuân Hinh
Theo Petro times
85 mẫu nước kiểm tra đều trong ngưỡng cho phép
Sở Y tế Hà Nội vừa có kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch từ nguồn Nhà máy Nước sạch sông Đà. Trong đó, 85 mẫu nước lấy tại nhà máy và các hộ dân đều trong ngưỡng cho phép.
Cụ thể, từ ngày 10/10 đến ngày 20/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước, lấy mẫu nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà tại các vị trí, gồm: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; bể chứa trung gian tại xã Yên Bình (huyện Thạch Thất); trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại họng kiểm soát 1.200 Big C.
Đồng thời phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) phân tích các mẫu nước.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã trực tiếp lấy nước tại nhiều điểm để xét nghiệm.
Kết quả, đợt xét nghiệm mẫu nước đầu tiên (được lấy trong ngày 10 và 11/10) có 4/4 mẫu có chỉ tiêu Styren cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT. Tuy nhiên, 5 đợt lấy mẫu nước (diễn ra từ ngày 14 đến 20/10) đều cho kết quả 16/16 mẫu đều đạt quy chuẩn kỹ thuật theo QCVN 01:2009/BYT, trong đó chỉ tiêu Styren trong ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, kết quả kiểm tra chất lượng nước trong mạng cấp nước hộ gia đình và khu chung cư trong ngày 11 và 12/10 cho kết quả 4/4 mẫu nước tại các hộ gia đình thuộc quận Thanh Xuân và Hoàng Mai có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
Tuy nhiên, 69/69 mẫu nước được lấy từ ngày 14 đến 20/10 tại các hộ dân trên địa bàn 8 quận, huyện có sử dụng nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà là: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai đều có chỉ tiêu Styren đạt quy chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT.
Như vậy, từ ngày 14 đến 20/10, tổng số 85 mẫu nước được lấy tại nhà máy và các hộ dân đều trong ngưỡng cho phép.
Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy mẫu nước trong các ngày tiếp theo và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường lấy mẫu nước của Nhà máy nước Sông Đà và các hộ dân để phân tích đánh giá chất lượng nước sinh hoạt.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, các địa phương đã tích cực thực hiện các biện pháp súc xả đường ống, làm sạch bể nước, cung cấp nước sạch trở lại cho người dân.
Minh Khuê
Theo LĐTĐ
Tỉnh Hòa Bình 'đòi' hồ ầm Bài, yêu cầu làm kênh kín Nhằm tránh nguồn nước bị nhiễm bẩn, UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản đề nghị Cty CP ầu tư nước sạch sông à (Viwasupco), phải xây dựng kênh kín để đảm bảo an ninh nguồn nước sông à theo đúng mục tiêu dự án. Cùng với đó, tỉnh Hòa Bình yêu cầu hồ ầm Bài phải được sử dụng đúng chức...