Hà Nội: Đề nghị không thu tiền vào công viên
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa đề nghị UBND thành phố bãi bỏ việc bán vé thu tiền vào cửa đối với các công viên lớn.
Kiến nghị được đưa ra trong báo cáo giám sát việc đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao ở Hà Nội từ năm 2012 đến nay. Đây là kết quả của đợt giám sát trực tiếp kéo dài nhiều ngày tại 5 quận, huyện gồm Cầu Giấy, Đống Đa, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ và nhiều đơn vị khác.
Kiến nghị của Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố nêu rõ: Cải tạo, đầu tư xây dựng các công viên theo hướng công viên mở, không hàng rào, bao gồm cây xanh, vườn hoa và sân bãi tập luyện thể dục thể thao… Để tạo điều kiện cho người dân tập luyện thể thao, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo không thu vé vào cổng các công viên Nghĩa Đô, Bách Thảo, Thống Nhất theo Quyết định 1467 ngày 20/10/2008 của UBND thành phố.
Theo bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa- Xã hội, HĐND thành phố, công viên, vườn hoa là không gian công cộng cho mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập, không phải là nơi để thu tiền. “Khi mở cửa các công viên này, tôi tin là nhiều người dân sẽ hào hứng vào luyện tập.
Tiền thu từ vé vào cửa Công viên Thống nhất là 1,2 tỷ đồng/năm. ảnh: Minh Tuấn.
Video đang HOT
Khi nhiều người vào công viên, sẽ tạo điều kiện để đầu tư các hạng mục xã hội hóa. Tiền vé vào cửa không phải trả, nhưng khi sử dụng các dịch vụ xã hội hóa thì người dân phải trả tiền. Tôi ví dụ trước đây có 1.000 người vào thì sau khi mở cửa có 10.000 người vào thì khả năng sử dụng dịch vụ sẽ tăng lên”, bà Thùy nói.
Khó kiểm soát?
Ông Hoàng Kim Hồng, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Công viên Thống Nhất, nói rằng, qua việc thu vé vào cửa (2.000-4.000 đồng), lực lượng bảo vệ đã sàng lọc, ngăn chặn được một số đối tượng lang thang, lưu manh vào công viên.
Theo ông Hồng, nếu bỏ thu vé thì ảnh hưởng nhiều đến người lao động đang làm việc tại đây, tài sản trong công viên cũng rất khó bảo quản. Được biết, mỗi năm, trung bình tiền thu từ vé vào cửa công viên Thống Nhất là 1,2 tỷ đồng. Số tiền này dùng để trả lương cho bảo vệ trông giữ, bán vé cổng, sửa chữa ki-ốt bán vé.
Các hạng mục đầu tư lớn như đường dạo, đường nhựa, trồng cây, thảm cỏ, chiếu sáng… do ngân sách đảm bảo. “Tôi lo là nếu mở cửa theo hướng không có bảo vệ gác cổng thì cũng lo vì người vào sẽ rất đông, không kiểm soát được. Giải pháp là khi bỏ thu vé vào cổng thì hằng năm thành phố phải cấp bổ sung một khoản tương đương như vậy”, ông Hồng nói.
Bà Thùy khẳng định: “Khi không thu vé vào cửa, lượng người vào công viên tăng lên nhưng chúng ta phải thích nghi với điều này. Không phải cứ thấy khó quản một chút là đóng cửa lại. Đây không phải là mô hình mới mẻ gì vì đã nhiều quốc gia thực hiện lâu rồi. Hiện nay ý thức của người dân Hà Nội đã khác nhiều”.
Bà Thuỳ cho biết, quá trình giám sát tại nhiều quận, huyện cho thấy, nội thành đang thiếu nơi vui chơi cho người dân, nhất là thanh thiếu niên, người già. Tại quận Đống Đa, có những phường có gần chục tổ dân phố, nhưng không có nổi một phòng sinh hoạt cộng đồng, có những phường rất khó tìm ra nơi để bảng tin.
Phong trào thể thao quần chúng hiện rất phát triển, trong khi đó, nhiều không gian công cộng chưa được khai thác tốt, chưa thật sự trở thành nơi thu hút người dân đến tập luyện, thư giãn, nghỉ ngơi. Theo Đoàn giám sát của HĐND thành phố, mô hình quản lý các công viên hiện còn thiếu thống nhất. Tại quận Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô thu tiền vào cửa, còn công viên Cầu Giấy thì không.
Giải thích tình trạng èo uột trong tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí, đại diện lãnh đạo nhiều công viên của Hà Nội nói rằng, nhiều hạng mục trò chơi đã lạc hậu, vì rất khó kêu gọi đầu tư.
Theo Minh Tuấn
Doanh nghiệp né... nhà ở xã hội?
Ngày 12.11, UBND TP.HCM cho biết hiện trên địa bàn thành phố có 81 dự án phát triển nhà ở có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải thực hiện quy định dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Chung cư Đông Hưng 2, quận 12 - một trong 4 dự án nhà ở xã hội của TP.HCM đã hoàn thành - Ảnh: Diệp Đức Minh
Tuy nhiên, quy định này lại khiến các doanh nghiệp "né" nhà ở xã hội bằng cách chỉ thực hiện dự án dưới 10 ha.
Nhiều doanh nghiệp lấy lý do là nhà ở xã hội sẽ phá vỡ quy hoạch tổng thể của dự án nên xin chuyển nhà ở xã hội sang các phần đất khác.
Theo UBND TP.HCM, trước tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội của thành phố cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành đến nay, UBND thành phố đã chấp thuận đầu tư 25 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 21.750 căn nhà ở xã hội.
Hiện chỉ có 4 dự án xây dựng hoàn thành, quy mô 294 căn nhà ở xã hội: chung cư Đông Hưng 2, quận 12; chung cư số 242/16 đường Bà Hom, quận 6; chung cư số 157/R8 đường Tô Hiến Thành, quận 10; chung cư số 241/1/25C Nguyễn Văn Luông, quận 6.
Theo TNO
Hà Nội xây 14 nhà vệ sinh 'dát vàng' bằng ngân sách Hà Nội quyết định đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng được lấy từ tiền ngân sách của thành phố. Nhà vệ sinh công cộng. (Ảnh minh họa) Quyết định trên do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi ký ngày 31/10. Cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, ông...