Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Ngày 4-2, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 391/UBND-NC về tuyên truyền, phổ biến các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, triển khai một số nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu 2021.
Theo đó, các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ: Tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 7 luật (Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Cư trú; Luật Biên phòng Việt Nam và 13 nghị quyết.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, UBND các cấp tổ chức PBGDPL cho nhân dân với nội dung tập trung vào các quy định của pháp luật về thương lượng, hòa giải, khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, hình phạt đối với tội phạm giết người; tăng cường tuyên truyền các quy định pháp luật về đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội; đổi mới hình thức PBGDPL để phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, trong đó tập trung vào các hoạt động phổ biến tại cơ sở.
Một buổi tuyên truyền phố biến pháp luật tại Hà Nội.
Video đang HOT
UBND thành phố cũng đề nghị các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Trên cơ sở các nhiệm vụ nêu trên, UBND thành phố đề nghị các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn bám sát các giải pháp quy định của Trung ương và thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố. Chủ động tổ chức phổ biến, thông tin, truyền thông về các nội dung có liên quan bằng hình thức linh hoạt, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm.
Trong quá trình thực hiện cần nắm bắt và phản ánh kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền về ý kiến của nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội đối với tính khả thi, hiệu quả, phù hợp của văn bản mới ban hành trên thực tế; tổ chức phổ biến, kịp thời định hướng thông tin về những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận trong thực hiện các văn bản pháp luật mới ban hành cũng như các vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội nảy sinh; tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao…
Công bố 7 luật đã được Quốc hội thông qua
Sáng 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
7 luật đã được Quốc hội thông qua gồm: Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Cư trú năm 2020; Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Luật Bảo vệ môi trường. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo, sau khi nghe đồng chí Phạm Thanh Hà công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật, đại diện các bộ lần lượt giới thiệu những nội dung cơ bản của các luật. Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã thay mặt Bộ Công an giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Cư trú năm 2020. Luật có 7 chương, 38 điều, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.
So với Luật Cư trú năm 2006, Luật Cư trú năm 2020 có một số nội dung mới nổi bật như sau: Luật quy định thay thế việc đăng ký, quản lý thường trú từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an giới thiệu Luật Cư trú tại họp báo. Ảnh: TTXVN
Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin về nơi cư trú của mỗi công dân là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Luật cũng đã bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu. Do sử dụng phương thức quản lý hiện đại nên thời hạn giải quyết đăng ký thường trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thời gian và thủ tục.
Bên cạnh đó, Luật cũng bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú, thời gian tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần...
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí về tiến độ thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân. Thứ trưởng Lê Quốc Hùng khẳng định, tiến độ thực hiện 2 dự án trên đảm bảo. Bộ Công an đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân liên quan đến các dự án trên theo hướng tạo thuận lợi nhất cho người dân và các cơ quan hữu quan.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã tăng mức xử phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực quản lý nhà nước, gồm: Giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; giáo dục; điện lực; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thủy lợi; báo chí; kinh doanh bất động sản. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã sửa đổi, bổ sung 15 điều và bãi bỏ 2 điều.
Luật quy định, người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ thông báo cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn, người sống chung như vợ, chồng của người nhiễm HIV, nhằm đảm bảo dự phòng lây nhiễm HIV cho các đối tượng trên. Độ tuổi của trẻ được quyền tự nguyện đề xuất xét nghiệm HIV giảm từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi, nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế và sự gia tăng số trẻ em nhiễm HIV trong giai đoạn hiện nay...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp xúc cử tri tại TP Cần Thơ Tại buổi tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP. Cần Thơ báo cáo những nội dung cơ bản của kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Chiều 24/11, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội...