Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 tăng 5%
Theo Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng năm 2022 ngành công thương Hà Nội vẫn đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%.
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho các loại ô tô, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2022, Sở sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025. Cụ thể từ nay đến cuối năm 2022 tổ chức triển khai Kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025; thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2021, nhưng ngành dịch vụ vẫn tăng 2,71% so với năm 2020, trong đó giá trị tăng thêm hoạt động bán buôn bán lẻ là 1,88%. Đặc biệt xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế khi kim ngạch đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2020, một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Cụ thể, hàng dệt may tăng 18,3%, máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 19,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 40,2%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 39,3%, giày dép tăng 55%.
Video đang HOT
Để hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu, UBND thành phố Hà Nội đưa ra những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, tập trung thực hiện 7 giải pháp chủ yếu, gồm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đồng thời, thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn, kết nối cung – cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực… Đặc biệt, thành phố Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nguồn vốn, công nghệ chất lượng cao, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5% trong năm nay, trong thời gian tới ngành công thương Hà Nội cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại thông qua công cụ và nền tảng trực tuyến, nhất là năng lực ứng phó với các biện pháp phòng vệ và tranh chấp thương mại quốc tế. Đồng thời, tăng cường các công cụ và biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp cam kết trong các FTA như công cụ về thuế quan, phi thuế quan, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và thành phố, các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hà Nội: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19
Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến thời điểm hiện nay nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào.
Hầu hết các hệ thống đều chủ động nguồn hàng, kho dự trữ tại các tỉnh, dự trữ tại các hệ thống phân phối, tăng đối đa hệ thống dự trữ tại các siêu thị nên người dân không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây mất ổn định thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẵn sàn mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng.
Với phương châm 4 tại chỗ "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ" và 3 sẵn sàng "Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương", Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường.
Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.
Đến nay, 100% UBND các quận, huyện, thị xã đã xây dựng đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ứng phó với dịch COVID-19.
Theo đó UBND các quận huyện, thị xã đã chủ động chuẩn bị bố trí 1.920 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho dự trữ và điểm bán hàng lưu động, 236 xe ô tô sẵn sàng vận chuyển hàng hóa khi cần thiết.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 2-3 lần so với bình thường và tăng cường sản xuất, khai thác, dự trữ hàng hóa đầy đủ tại các kho hàng của doanh nghiệp và đặt hàng với nhà cung cấp đảm bảo lượng hàng hóa được giao sẵn sàng phục vụ nhân dân khi cần thiết.
Hà Nội tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân Chiều 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương...