Hà Nội: “Đạp vịt” cũng phải mặc áo phao
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cương quyết không cho phương tiện (cả trên sông, trên hồ, khu vui chơi giải trí…) xuất bến khi hành khách không mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân…
(Ảnh minh họa)
Cương quyết không cho phương tiện (cả trên sông, trên hồ, khu vui chơi giải trí…) xuất bến khi hành khách không mặc áo phao cứu sinh
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2003, hàng loạt vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng đã xảy ra liên quan đến các hoạt động vận chuyển hành khách ngang, dọc sông, trong lòng hồ, các khu vui chơi giải trí và một số tuyến đường thủy nội địa.
Trước tình trạng này, Sở Giao thông Vận tải vừa dề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phăng tăng cường công tác kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vận chuyển hành khách ngang sông, dọc sông, trong lòng hồ, các khu vui chơi giải trí, các tuyến đường thủy nội địa.
“Cương quyết đình chỉ các phương tiện hoạt động không đảm bảo an toàn kỹ thuật; người điều khiển phương tiện không có đầy đủ bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; phương tiện chở quá số người được phép chở trên phương tiện; bến khách ngang sông không đủ điều kiện an toàn, hoạt động trái phép.” – công văn do Phó Giám đốc Sở Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh.
Sở Giao thông Vận tải cũng yêu cầu, đối với phương tiện vận chuyển du lịch tại các bến khách, phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị theo quy định, có đầy đủ định biên thuyền viên; thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện được đào tạo, có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận phù hợp theo quy định.
Video đang HOT
Đặc biệt, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải yêu cầu, cương quyết không cho phương tiện xuất bến khi trên phương tiện vẫn còn hành khách không mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Ngoài ra, ông Linh cũng đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa và có biện pháp bảo đảm cho việc đi lại của người dân được an toàn.
Trong thời gian tới, Thanh tra giao thông của Sở Giao thông Vận tải Hà Nọi sẽ tập trung xử lý mạnh những vi phạm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường thủy.
Quy định chặt chẽ của Hà Nội không phải không hợp lý bởi hồi năm 2009, trong ngày nghỉ tập quân sự ở thị trấn Xuân Hòa, Vĩnh Phúc, khi đạp vịt ở hồ Đại Lải, không may xe đạp vịt bị lật khiến 2 nữ sinh viên trường đại học Ngoại thương đã tử nạn.
Ngay hồi tháng 5/2013 vừa qua, 2 bé gái cũng thiệt mạng tại hồ đạp vịt khu du lịch sinh thái Cánh buồm Xanh (Gia Lâm, Hà Nội).
Mới đây nhất, trong vụ tai nạn đường thủy kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của 9 người, nếu hành khách mặc áo phao thì chắc chắn đã không có những cái chết thương tâm như vậy.
Theo Xuân Hưng
Vnmedia
Thương mẹ bệnh tim, cô học trò quyết tâm đỗ thủ khoa đại học
Mẹ bị bệnh tim đã 20 năm khiến em Nguyễn Diệu Hằng luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để mẹ vui lòng. Thành quả được đền đáp trong kì thi đại học vừa qua là em đã đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Quyết tâm học vì sợ làm mẹ buồn
Biết về hoàn cảnh của cô học trò Nguyễn Diệu Hằng - học sinh lớp 12E Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, ai cũng khâm phục ý chí học tập của em. Gia đình em ở tổ dân phố số 3, thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc), bố em làm ruộng, hàng ngày mẹ đi chợ bán rau kiếm thu nhập. Mẹ em mắc bệnh tim đã hơn 20 năm nay nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có điều kiện chữa trị thường xuyên. Thương mẹ, từ nhỏ cô bé Hằng đã tự hứa với bản thân phải ngoan và học giỏi để mẹ không phiền lòng.
Em Nguyễn Diệu Hằng đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương với 27 điểm.
Kỳ thi đại học vừa qua, Diệu Hằng trở thành thủ khoa khối D4 của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với số điểm 27 (Văn 8,25, Toán 9,25 và Tiếng Trung 9,5). Khối A, em còn thi vào Học viện Tài chính và được 21,5 điểm. Kết quả khiến Hằng mừng khôn xiết vì một lí do đơn giản là thấy mẹ cười. Bản thân em hiểu căn bệnh tim của mẹ nếu gặp chuyện buồn sẽ rất dễ dẫn đến đột quỵ, nên khi được hỏi "Điều gì tác động đến việc học của em nhiều nhất", Hằng thật thà chia sẻ: "Bản thân em cũng như các bạn ạ, học vì mình thích và vì tương lai sau này, nhưng với em điều quan trọng hơn cả là em muốn mẹ vui".
Tự học để rèn luyện bản thân
Chọn thi vào khoa Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Diệu Hằng cho biết em muốn trở thành nhà kinh tế giỏi để sau này có thể góp phần công sức bé nhỏ của mình vào việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi theo quan điểm của em: "Kinh tế vô cùng quan trọng, nó tác động và có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Kinh tế mạnh thì mới thúc đẩy được những cái khác mạnh theo".
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Diệu Hằng không có điều kiện đi học thêm, vì thế em luôn đề cao tính tự học. Những tài liệu mượn được từ thầy cô, bạn bè được em coi như một "báu vật" để rồi tự mày mò, nghiên cứu.
Thương bố vất vả sớm hôm với đồng ruộng, mẹ bệnh tim, Diệu Hằng càng quyết tâm học giỏi.
Theo em cái khó đối với người học tiếng Trung là nhớ mặt chữ, vì là ngôn ngữ tượng hình, có nhiều nét, khó nhớ nên đòi hỏi người học phải chăm chỉ học từ mới mỗi ngày.
Đối với phần Ngữ pháp, kinh nghiệm của Diệu Hằng là sau mỗi bài học, em tự tổng hợp lại kiến thức từ bài giảng trên lớp và sách vở dưới dạng sơ đồ cây cùng với các từ khóa sau đó làm nhiều bài tập. Việc này giúp cho em có cái nhìn tổng quát về kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu nhất.
Sắp nhập trường, Diệu Hằng chỉ mong muốn được ở kí túc xá để giảm chi phí sau đó sẽ đi làm thêm tự trang trải cuộc sống cho mình.
Đối với Ngữ âm, sau mỗi bài khóa, em chú ý nghe cô phát âm trên lớp và về nhà tự đọc lại thành tiếng đồng thời tích cực nghe đĩa để tự chỉnh sửa cách phát âm cho mình.
Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, Diệu Hằng cho hay sẽ cố gắng học thật tốt ở Trường ĐH Ngoại thương sau đó tìm kiếm cơ hội đi du học. Tuy nhiên cô thủ khoa cũng chia sẻ điều trăn trở: "Em đi học nữa là bố mẹ sẽ nuôi 2 chị em cùng học đại học, mà nguồn thu nhập của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào quầy bán rau nhỏ của mẹ nên bố mẹ em sẽ càng vất vả hơn. Trước mắt, em chỉ mong muốn nhà trường tạo điều kiện cho em được ở kí túc xá đề đỡ chi phí, sau đó em sẽ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống".
Theo Xahoi
Rớt nước mắt tâm sự nam sinh đỗ ĐH Ngoại thương 27,5 điểm Dân mạng đang xôn xao về câu chuyện một chàng trai giấu tên đã quyết định nói dối rằng trượt đại học bởi lí do nhà nghèo, mẹ bệnh nặng, trong khi thực tế cậu đỗ Ngoại thương với điểm số 27,5. Tối ngày 24/7, trang Confession (thú nhận) trường Đại học ngoại thương đã đăng một bài viết cảm động tâm sự...