Hà Nội dành một phút mặc niệm Đại tướng
Tỏ lòng thương tiếc và biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại lễ kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô diễn ra sáng 10/10, toàn thể Hội nghị dành một phút mặc niệm “Người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng nay, ngày 10/10, Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2013), biểu dương điển hình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2013.
Hình ảnh Đại tướng luôn đẹp mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam
“Kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô năm nay diễn ra trong không khí đặc biệt xúc động khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa vĩnh biệt chúng ta. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục trên 80 năm, Đại tướng đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ toàn quân”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo xúc động nói.
Để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, đề nghị toàn thể Hội nghị dành một phút mặc niệm “Người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại lễ kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội vinh danh 10 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2013, trong đó có Nhà thơ Bằng Việt(SN 1941) – Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội; Giáo sư sử học Lê Văn Lan (SN 1936) – Nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Việt Nam Cổ – Trung đại, Viện Sử học; ô ng Nguyễn Công Soái – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội; Giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam (SN 1936); Đại tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng Công binh Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Thủ đô (SN 1958); Bà Chu Anh Đào – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Hà Nội (SN 1938).
Ngoai ra, co bà Nguyễn Phi Nga – Tổ trưởng sản xuất tổ MT 4 – Chi nhánh Hoàn Kiếm (SN 1961); ông Nguyễn Văn Thanh – Hội viên Hội Nông dân xã Vạn Thái, Ứng Hòa (SN 1963); bà Nguyễn Thị Tiêu – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh (SN 1943); ôngNguyễn Văn Tỵ – Nguyên Chủ tịch UB MTTQ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (SN 1916).
Video đang HOT
Quang Phong
Theo Dantri
Những cánh thư yêu thương của người vợ Đại tướng
Có gần 10 năm tình nghĩa vợ chồng, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái luôn sống trong xa cách.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Ảnh tư liệu.
Họ đã trao gửi cho nhau bằng những cánh thư chất chứa yêu thương. Chúng tôi đã có may mắn được tiếp cận với những bức thư ấy từ một người lính già thân cận với Đại tướng. Ở đó, toát lên một góc khác, rất con người và rất đời thường của Đại tướng mà ít người biết được...
Yêu trong cách trở
Những bức thư chúng tôi tiếp cận được chủ yếu là những lá thư được liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái gửi cho người yêu, người chồng Võ Nguyên Giáp từ năm 1933 cho đến năm 1936. Đây là giai đoạn hai người bắt đầu yêu nhau rồi kết hôn. Căn cứ vào ngày tháng ghi trên thư và những nội dung trong thư cho thấy, hầu như ngày nào hai người cũng có sự liên lạc. Khi ấy, bà Quang Thái ở Vinh (Nghệ An) còn Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội.
Gần như toàn bộ số thư được bà Quang Thái xưng hô một cách rất tình cảm bằng tên gọi là "Giáp" với "Thái", chỉ một số ít thư bà Quang Thái gọi người yêu là "anh". Các bức thư được người phụ nữ đặc biệt này viết cho người yêu, sau đó là cho chồng vô cùng xúc động. Bà kể những chuyện diễn ra xung quanh mình một cách chân tình và nói về tình cảm đôi lứa với tư duy khá hiện đại.
Trong một bức thư bà viết: "Giáp đi phen này, Thái ở nhà nỗi nhớ nhung khó lòng khuây khỏa lắm...". Hay một thư khác, bà viết: "Nhờ 6 ngày nay mà Thái hiểu Giáp hơn và có ái tình mật thiết hơn xưa. Bây giờ mới đúng là ái tình chứ không phải ái tình 6 tháng trước kia...".
Có bức thư khi hai người đã kết hôn, bà kể đến cô con gái đầu lòng bằng câu chữ vừa yêu thương vừa có ý hờn trách: "...Con Anh đã ngủ từ lúc 8h. Nó vừa giở mình nằm nghiêng như người lớn... Giáp có biết lúc ở ga về Thái nghĩ gì không?... Nhớ những lần Thái tiễn Giáp ở Vinh ra Hà Nội, vừa đi như đi "trong mộng". Thái không biết ai đi chung quanh mình nữa. Về ẵm con, tắm cho con rồi Thái bế nó đi rong trong nhà mãi. Nhà vắng, trời chiều, mẹ bế con rươm rướm nước mắt".
Bức thư nào cũng thể hiện sự nhớ nhung, quan tâm của người vợ trẻ với người chồng phương xa. Vì thế, đa phần những bức thư ấy mang âm hưởng buồn mà người viết cũng tự nhận ra điều đó.
Một bức thư gửi chồng, bà Quang Thái viết: "Tối hôm qua viết dài đọc lại thấy không vui Thái lại xé bỏ. Giáp sẽ trách Thái... làm gì cũng không nhất định. Hôm nay không viết dài nữa... Ruột Thái đang rối lên đây. Óc loạn lên đây... Cơn buồn kéo đến!... Sao không bao giờ tôi viết được một bức thư vui? Buồn cười!".
Đại tá Nguyễn Huy Văn lập bàn thờ tướng Giáp. Ảnh:HP
Tuy nhớ nhung, buồn thương nhưng người vợ ấy luôn một lòng hướng về chồng. Trong một lá thư hiếm hoi bà gọi chồng mình là "anh": "Anh đã khỏe hơn chưa? Anh có mang theo gương không đấy? Hãy thử soi xem nước da có tốt hơn không?". Một bức thư bà viết thể hiện rõ tấm lòng son sắt với chồng: "Tương lai với chúng mình khổ ư? Chúng ta có như ai mà mê giàu sang? Tinh thần, lý tưởng thì quyết bền vững, không như những thứ ái tình xốc nổi, yêu vì danh, lợi, tài, sắc".
Người thủ thư đặc biệt
Hơn 100 bức thư của liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái gửi người chồng Võ Nguyên Giáp được Đại tá Nguyễn Huy Văn (Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân) lưu giữ. Đại tá Huy Văn tuy không phải là cán bộ trong Văn phòng Đại tướng nhưng ông khá thân cận với tướng Giáp. Những năm Đại tướng còn khỏe mạnh, ông thường qua Văn phòng Đại tướng giúp việc sắp xếp tài liệu và đồ đạc.
Ông kể: "Bên ấy tài liệu nhiều quá. Một lần Đại tướng bảo tôi xếp lại tài liệu ở một cái tủ thì tôi tìm thấy những bức thư này. Đại tướng bảo tôi xếp lại và giữ cẩn thận cho ông. Tôi đã đi sao chép chúng ra và gửi lại bản gốc cho cô Hồng Anh (con gái đầu của Đại tướng và liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái, đã qua đời năm 2009 - PV) vì tôi nghĩ bản gốc nên để cô ấy giữ là phù hợp nhất".
Nói về những bức thư này, Đại tá Nguyễn Huy Văn nhận xét: "Tôi thấy thư có lời văn rất hiện đại. Bức nào cũng chan chứa tình yêu đôi lứa. Thế nhưng, tôi đọc kỹ thì hiểu rằng không chỉ có tình yêu đôi lứa trong đó mà hai người còn trao đổi cả công việc. Tôi đã lưu giữ chúng rất cẩn thận trong nhiều năm qua".
Một bức thư chan chứa yêu thương.
Đại tá Huy Văn xúc động nói về mối tình của Đại tướng với người vợ đầu: "Họ đã sống trong xa cách. Sau này, Đại tướng đi Trung Quốc, bà Quang Thái hoạt động cách mạng phải gửi cô Hồng Anh về quê. Họ chia tay nhau bên đường Cổ Ngư và xa nhau mãi mãi, vì sau đó bà Thái bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi hy sinh trong tù. Bà Thái mất, Đại tướng sốc lắm! Khi về nước ông cũng rất vất vả trong việc đi tìm nơi chôn cất của bà, vì thời đó người chết trong tù (có thông tin cho rằng bà Thái, sau khi nhiễm thương hàn trong HỏaLò đã được địch chuyển qua nhà thương, nay là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và hy sinh tại đây - PV) như thế chẳng biết phần mộ ở chỗ nào. Mãi sau Đại tướng mới tìm thấy và đưa hài cốt của bà về nghĩa trang".
Đại tá Huy Văn cho biết, Đại tướng vốn rất quý những bức thư ấy và ông thường nói chuyện về người vợ đầu trong trăn trở. Đại tướng thi thoảng lại thở dài nói: "Anh thương chị Thái lắm!". Câu nói ấy, tình cảm ấy với người vợ đầu được Đại tướng nhắc lại nhiều lần trong những năm sau này.
Theo Hoàng Phương
Gia đinh & Xa hôi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người con rể vĩ đại của làng Thanh Xuân Biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, mấy ngày qua, hàng nghìn người dân ở làng Thanh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), từ trẻ đến già đều nghẹn ngào, xót thương. Trong suy nghĩ của người dân nơi đây, Đại tướng như một "người con rể vĩ đại" của làng. "Dân làng này coi Đại tướng là người con rể vĩ...