Hà Nội dẫn đầu cả nước về giải quyết việc làm
Theo khảo sát của VietnamWorks, Hà Nội hiện đang là thành phố tốt nhất trên toàn quốc để tìm kiếm công việc, hơn TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Những ngành tốt nhất cho người tìm việc trong quý I đầu năm nay vẫn là công nghệ thông tin – nổi bật là Đà Nẵng tăng gấp 3 lần, điện tử (tăng 28%), tư vấn (32%), dệt may và da giày (38%), dược phẩm và công nghệ sinh học (66%), bán buôn và bán lẻ (105%), tất cả đều vượt qua suy thoái và tăng trưởng số lượng công việc so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp đã bắt đầu mở rộng đầu tư và tuyển dụng nhân lực mới. Trong khi đó các ngành trong các tổ chức phi Chính phủ, pháp lý, y tế và nông nghiệp lại thiếu người có đủ chuyên môn.
Theo ANTD
Thị trường lao động tiếp tục ảm đạm
Suy thoái kinh tế đã và đang ảnh hưởng mạnh đến việc làm, đời sống của người lao động khiến cuộc sống nhiều gia đình trở nên khó khăn.
Nhu cầu tìm việc tại các phiên GDVL luôn quá tải.
Thống kê từ các phiên giao dịch việc làm và các mạng tuyển dụng trực tuyến cho thấy, nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 sụt giảm mạnh, thậm chí nhu cầu nhân lực nhiều ngành đang tăng trưởng... âm.
Gia tăng đội quân thất nghiệp
Trong 10 tháng đầu năm, 55/58 ngành có chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng âm. 3 ngành đứng đầu về mức độ giảm nhu cầu nhiều nhất là bất động sản giảm 60%, ngành kế toán kiểm toán giảm 55%, ngành xây dựng giảm 49%.
Được tuyển thẳng vào đại học, đã tốt nghiệp khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2008 với tấm bằng loại giỏi, lại là con thương binh, Nguyễn Thị Hương (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) có nhiều lợi thế được cộng điểm và ưu tiên xét tuyển thi công chức ngành giáo dục. Tuy nhiên, tốt nghiệp đã 4 năm, từng ứng thí 3 lần thi công chức, Hương vẫn chưa thể hiện thực hóa ước mơ được trở thành giáo viên của mình, đành chấp nhận làm gia sư kiếm sống.
Trong thời gian chờ đợi, muốn nâng cao trình độ, Hương học lên thạc sĩ, nhưng đến một số trường dân lập - khi "khoe" ra điều này, Hương lại bị từ chối thẳng thừng vì nếu còn đi học thì làm sao có đủ thời gian đầu tư cho giảng dạy.
Không bị bó hẹp trong khuôn khổ "công chức" như Hương, nhưng hơn 1 năm sau khi tốt nghiệp ngành kế toán - ĐH Thương mại Hà Nội đến nay, Phạm Thị Hải Luyến (Tam Nông, Phú Thọ) vẫn chưa thể thoát được quân số của đội quân thất nghiệp.
Luyến cho biết: Sinh viên mới ra trường như chúng em rất khó xin việc, bởi các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi kinh nghiệm 1-2 năm. Nhưng nếu không nơi nào tuyển chúng em vào làm việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Phần lớn các bạn cùng lớp em cũng vậy - chỉ có 3/10 bạn tìm được việc làm, còn lại là thất nghiệp hoặc phải làm những việc tạm thời, thu nhập rất ít.
Luyến cho biết thêm, ngoài Luyến, cha mẹ cô hiện vẫn phải nuôi một em trai cũng vừa tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và một em gái là sinh viên năm thứ hai nên đời sống gia đình rất khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng: Chỉ 3/58 ngành có tăng trưởng
Theo Vietnamworks - nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến tại VN - ghi nhận qua số liệu 10 tháng đầu năm 2012 cho thấy, nhu cầu nhân lực trực tuyến sụt giảm mạnh (so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 14%). Điều này không nằm ngoài chu kỳ chung của các năm - từ quý IV trở đi - nhu cầu nhân lực trực tuyến sẽ giảm cho đến cuối năm.
Thống kê của Vietnamworks, trong 10 tháng đầu năm, 55/58 ngành có chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng âm. 3 ngành đứng đầu về mức độ giảm nhu cầu nhiều nhất là bất động sản giảm 60%, ngành kế toán kiểm toán giảm 55%, ngành xây dựng giảm 49%. 3/58 ngành hiếm hoi có mức tăng trưởng về nhu cầu nhân lực trực tuyến là dược phẩm/công nghệ sinh học, IT- phần mềm và công việc dành cho người nước ngoài.
Sự sụt giảm về nhu cầu nhân lực trong bối cảnh quân số thất nghiệp gia tăng khiến người tìm việc ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận việc làm mới, còn nhà tuyển dụng có cơ hội lựa chọn kỹ càng hơn. Điều này có thể thấy rõ qua các phiên giao dịch việc làm (GDVL) được tổ chức định kỳ của các trung tâm giới thiệu việc làm (GTVL) trong cả nước.
Tại Hà Nội, theo tổng hợp của Trung tâm GTVL Hà Nội, trong số 264 doanh nghiệp đã tham gia phiên GDVL trong tháng 10, tổng số lao động được tuyển dụng chỉ chiếm 26,06% trên tổng chỉ tiêu tuyển. Gần đây nhất, tại phiên GDVL ngày 29.11, trong khoảng 1.000 người tham gia phiên GDVL, chỉ có 176/863 LĐ đã qua phỏng vấn được tuyển dụng (chiếm khoảng 20%).
Còn tại TP.Hồ Chí Minh, phiên GDVL lần thứ 19 (tổ chức ngày 3.12), có tới 2.189 lượt người đến đăng ký tìm việc, trong đó, số người được dự tuyển phỏng vấn 1.187 người và số người được thông báo nhận việc là 467 người (khoảng 39%). Dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường lao động tiếp tục ảm đạm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tiếp tục giảm mạnh.
Theo laodong
Loại 1/3 công chức: Lấy ai làm? Lãnh đạo Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) đã ví nền hành chính như một cỗ máy đang hoạt động, nếu bị cắt mất 30% thì thử hỏi có hoạt động được hay không? Bàn về con số 30% cán bộ công chức "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là con...