Hà Nội: Đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2019, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Bằng các hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao cũng như cho mọi người dân trong cộng đồng, hoạt động này đã thu hút được với sự tham gia của 30 quận, huyện, thị xã; các sở, ban ngành, đoàn thể.
Tính đến 31-8-2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn TP là 27.902 người; trong đó: 21.847 người nhiễm HIV còn sống, 6.055 trường hợp người tử vong, số người nhiễm HIV phát hiện mới và cập nhật 8 tháng 2019: 1032 người, tăng 51,8% so với cùng kỳ 2018 (8 tháng 2018 phát hiện 680 người). Trên địa bàn thành phố có 17 cơ sở điều trị Methadone, điều trị cho: 4.945 bệnh nhân (đạt 76,1% chỉ tiêu được thành phố giao). Đồng thời, duy trrì 73 phòng xét nghiệm sàng lọc.
Ảnh minh họa
Đối với các hoạt động can thiệp, tính đến 30-6-2019, đã cấp phát 1.583.816 chiếc bơm kim tiêm cho 9.599 người tiêm chích ma túy (đạt 99% so với kế hoạch), cấp phát 849.703 chiếc bao cao su cho 1.610 phụ nữ mại dâm (đạt 49% so với kế hoạch), 4.031 người nam có quan hệ tình dục đồng giới (đạt 69% so với kế hoạch), 8.774 người nghiện chích ma túy và 2.074 người vợ/chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV.
Video đang HOT
Trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, đã duy trì 22 phòng khám ngoại trú (PKNT) điều trị 14.050/18.000 người, đạt 78,1% kế hoạch năm; số người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại 20 cơ sở điều trị HIV/AIDS do Sở Y tế quản lý: 9.529/14.000 người, đạt 68,1%kế hoạch năm; số bệnh nhân mới điều trị ARV: 955/5.358 người, đạt 17,8% kế hoạch năm. Đã xét nghiệm 71.438 phụ nữ mang thai, phát hiện mới 21 trường hợp.
Trong những tháng cuối năm, Sở Y tế sẽ tiếp tục duy trì đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại các cấp bằng nhiều phương thức khác nhau; Tổ chức triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ngày 1/12 tại Thành phố và 30 quận/huyện/thị xã. Đồng thời, tiếp tục triển khai lấy mẫu giám sát trọng điểm HIV tại các quận/huyện cho đối tượng nguy cơ cao.
Ngoài ra, tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia BHYT; đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT và triển khai cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua BHYT, đảm bảo 70% bệnh nhân đang điều trị được tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ qua BHYT.
Theo PLXH
Tin vui mới cho những người nhiễm HIV
Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một lớp hợp chất có thể phá vỡ các phân tử virus HIV và vô hiệu hóa hoạt động của chúng.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phần Lan, Nga, Thụy Sỹ, Anh, và Mỹ đã phát hiện cơ chế vô hiệu hóa các phân tử HIV, theo thông cáo báo chí của trường đại học South Urals.
Đây là cơ chế của một lớp hợp chất có thể được sử dụng để điều trị các căn bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư và HIV.
(Ảnh minh họa: CCO)
"Tầm quan trọng của phát hiện này là ở chỗ, cùng 1 loại thuốc giống nhau nhưng chúng có thể được sử dụng cho các loại bệnh khác nhau", thông cáo cho biết.
Giáo sư Oleg Rakitin, một thành viên trong nhóm các nhà khoa học kể trên nói rằng, hợp chất này có khả năng tạo điều kiện cho việc loại bỏ nguyên tử kẽm (zinc) khỏi phân tử HIV, từ đó vô hiệu hóa hoạt động của chúng.
Thông tin mới này cũng cho hay, hợp chất này có hiệu quả khá cao, nhưng lại không gây độc cho vật chủ.
"Từ đầu, chúng tôi coi hiệu quả chống ung thư của loại thuốc này là ưu tiên hàng đầu. Nhưng bất nhờ là những hợp chất này hóa ra lại có hiệu quả khá cao và có những tác động nhất định đối với loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở mèo, dạng gần nhất đối với virus HIV ở người", Giáo sư Rakitin nói.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, đây là lần đầu tiên hiệu quả như thế này được phát hiện. Họ sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu nhằm xác định những căn bệnh nào khác có thể được điều trị bằng cơ chế tương tự.
Virus HIV làm suy giảm hệ miễn dịch của con người, khiến các loại bệnh khác phát triển mạnh trên cơ thể người nhiễm. Theo số liệu của UNAIDS, Hiện có khoảng 37,9 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó có 1,7 triệu người mới nhiễm trong năm 2018. Khả năng sống thêm trung bình của một người nhiễm HIV tước tính là 9-11 năm. Những người nhiễm mới đã giảm kể từ năm 1998 và số người tử vong liên quan đến AIDS cũng đã giảm từ năm 2004.
UNAIDS đang đặt mục tiêu tới năm 2030 có thể xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này./.
Theo VOV
TPHCM: 23 đơn vị triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM vừa tổ chức sự kiện "Tôi đi tìm PrEP" nhằm giới thiệu dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Tìm hiểu về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm Đây cũng là sự kiện đánh dấu chương trình cung cấp thuốc điều trị dự...