Hà Nội đã phê duyệt gần 44 km chỉ giới đường đỏ tuyến Vành đai 4
Đến nay, TP. Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ được 3/5 đoạn thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô.
Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, đến nay, Thành phố đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ được 3/5 đoạn thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô với tổng chiều dài 43,7 km.
Cụ thể, 3 đoạn này gồm đoạn 1 từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến cầu Hồng Hà dài 11km; đoạn 2 từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6 dài 17,7 km; đoạn 3 từ quốc lộ 6 đến quốc lộ 1A dài 15 km.
Hai đoạn còn lại dài 14,5 km (đoạn từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 32 dài 9,5 km và đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở dài 5 km) sẽ được phê duyệt trong tháng 9/2022. Dự kiến, Ban quản lý dự án sẽ cắm xong mốc chỉ giới trong tháng 10/2022.
Về công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng bàn giao cho địa phương, Ban quản lý dự án đã hoàn thành công tác cắm mốc đối với 3 đoạn đã có quyết định phê duyệt chỉ giới với tổng chiều dài 36 km.
Hiện còn 22,2 km, trong đó có 14,5 km chưa phê duyệt chỉ giới và 6,5 km đã có quyết định phê duyệt chỉ giới đoạn qua sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức chưa được cắm mốc, địa phương đang thống nhất thỏa thuận phương án thiết kế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cộng với 1,2 km thuộc phạm vi một số nút giao dự kiến sẽ cắm xong mốc trong tháng 10/2022. Riêng các nút giao kết nối với đường song hành sẽ cắm theo thiết kế được duyệt.
Video đang HOT
Là dự án quan trọng quốc gia, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long.
Dự án đi qua địa phận thành phố Hà Nội (dài 58,2 km), Hưng Yên (dài 19,3 km), Bắc Ninh (dài 25,6 km) và tuyến nối (dài 9,7 km). Mặt cắt ngang hoàn thiện rộng 90 – 135m, trong đó, đoạn không có đường sắt song hành rộng 90m, đoạn thông thường có đường sắt song hành rộng 120m, đoạn đi ngoài đê sông Đáy rộng 135m. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng.
TS. Đinh Thế Hiển: Nhà giàu rầu rĩ khi đang phải sống trên đống bất động sản
Linh Phong
Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn chưa thể thu phí
Đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, theo kế hoạch thu phí hoàn vốn dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 sẽ diễn ra vào ngày 1/8/2022.
Tuy nhiên đến thời điểm này, dự án chưa thể thu phí theo kế hoạch do UBND tỉnh Tiền Giang (cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án) chưa phê duyệt mức giá dịch vụ.
Phương tiện lưu thông trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đoạn qua xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy sáng ngày 30/4/2022. Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN
Trước đó, vào ngày 30/7/2022, Bộ Giao thông vận tải đã có công văn gửi UBND tỉnh Tiền Giang để phản hồi văn bản số 4033/UBND - KT ngày 26/7/2022 về tham vấn ý kiến đối với phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1.
Tại văn bản này, Bộ Giao thông vận tải khẳng định: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên việc xác định giá dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của tỉnh Tiền Giang.
Điều đáng nói là quy định này đã được xác định rất rõ, đầy đủ tại Luật Giá và các Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 và số 28/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ Giao thông Vận tải quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải cho hay, theo quy định tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định giá tối đa đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh; dịch vụ sử dụng đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý.
UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, dịch vụ sử dụng đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngoài ngân sách, do địa phương quản lý...
"Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên việc xác định giá dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của tỉnh Tiền Giang.
Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang căn cứ quy định của pháp luật về giá, quy định của hợp đồng dự án và các quy định khác có liên quan. Đồng thời, tham khảo thêm giá ở các dự án đường bộ cao tốc có tính chất tương đồng để quyết định và tổ chức thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ phù hợp, tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Mặt khác, ngày 1/8 vừa qua, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có thông báo kết luận của Hội đồng về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo đó, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành của các chủ đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng theo thiết kế được duyệt.
Tuy nhiên, thay vì mạnh dạn quyết những vấn đề trong thẩm quyền, được pháp luật cho phép, UBND tỉnh Tiền Giang lại loay hoay đi hỏi các bộ, ngành liên quan đối với việc ban hành mức giá dịch vụ cho cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã dẫn tới sự chậm trễ không đáng có, dù công trình này đã được đưa vào khai thác từ 3 tháng trước.
Kể từ khi nhận vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 từ 3 năm trước, UBND tỉnh Tiền Giang khá thận trọng trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, có thể thông cảm phần nào do địa phương này chưa từng quản lý một dự án hạ tầng giao thông nào có quy mô lớn, phức tạp như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Nhưng, nếu không dám quyết nhanh, gọn đối với những vấn đề đã rõ như phương án giá thu phí thì lại gây cản trở tới tiến độ triển khai công trình, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51,5km, nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trên tuyến bố trí các trạm thu phí gồm: Trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, trạm thu phí Cai Lậy, trạm thu phí Cái Bè, trạm thu phí An Thái Trung, tất cả các trạm đều đã được lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng - ETC.
Tuyến cao tốc này đã được thông xe chính thức từ ngày 30/4/2022 nhưng đến nay UBND tỉnh Tiền Giang trong vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa chốt mức giá sử dụng đường bộ; thời điểm triển khai thu phí gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Giải quyết điểm tắc nghẽn về hạ tầng giao thông các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, đầu giờ sáng 10/6, Quốc hội thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề...