Hà Nội đã nghiên cứu đặt tên đường, phố Võ Nguyên Giáp từ lâu
Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu về vấn đề đặt tên đường, phố Võ Nguyên Giáp từ lâu. Trong nhiều phiên họp, có ý kiến nên đặt tên đường, phố Võ Nguyên Giáp ngay khi đại tướng còn sống…
Tại cuộc họp giao ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 8.10, nhận được câu hỏi về việc thành phố Hà Nội có kế hoạch cụ thể thế nào về vấn đề trên, ông Phan Đăng Long- Phó trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, thành viên Hội đồng đặt tên đường, phố Hà Nội, cho biết:
Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã có quy chế rõ về việc đặt tên đường, phố, trong đó địa danh được ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến danh nhân. Bên cạnh đó, với danh nhân cũng có quy định: Tối thiểu sau 10 năm từ khi qua đời mới được đặt tên đường, phố.
“Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt. Vừa qua, Hà Nội đã họp và quyết định về việc đặt tên con đường mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù thời gian cố Thủ tướng qua đời chưa đủ theo quy định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là nhân vật lịch sử đặc biệt, được Hà Nội và cả nước quan tâm. Việc dành một con đường hiện đại, xứng đáng, có ý nghĩa nhất hiện nay mang tên đại tướng là điều chắc chắn”, ông Long cho biết.
Với câu hỏi về việc GS, TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội đưa ra mong muốn lựa chọn tuyến đường cao tốc từ Nội Bài đến cầu Nhật Tân, nối sân bay vào trung tâm Thủ đô để đặt tên đường mang tên đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Long nhấn mạnh: Mỗi con đường trước khi đặt tên cần họp bàn với sự tham gia của nhiều ban, ngành.
Video đang HOT
“Chọn đường xứng đáng thì không thể vội vàng. Đặt tên cho mỗi con đường cần sự nghiên cứu, bàn thảo kỹ lưỡng bởi phải xem xét con đường ấy với cái tên được đặt có phù hợp với nhiều yếu tố kèm theo hay không. Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu về vấn đề đặt tên đường, phố Võ Nguyên Giáp từ lâu. Trong nhiều phiên họp, có ý kiến nên đặt tên đường, phố Võ Nguyên Giáp ngay khi đại tướng còn sống bởi đại tướng là người có công lao, đức độ và cần để sẵn đường, phố để đặt tên khi đại tướng qua đời.
Nhưng theo tôi, nếu báo cáo với đại tướng điều này từ trước thì chắc chắn đại tướng sẽ không đồng ý và dân cư ở khu vực này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì đường, phố không có tên trong thời điểm chờ. Tại kỳ họp HĐND thành phố tới, vấn đề này sẽ được đưa ra họp và Hà Nội sẽ nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng về việc chọn đường, phố nào cho phù hợp”, ông Long cho biết.
Theo Dân Việt
"Việc xếp hàng chứng tỏ sự lan tỏa của một nhân cách lớn"
Sau buổi chiều xếp hàng viếngĐại tướng Võ Nguyên Giáp vào chiều qua, trưa nay (8/10), trao đổi với chúng tôi, Gs Văn Như Cương cho biết, ông rất tâm đắc khi thấy nhiều bạn trẻ, học sinh đến xếp hàng viếng Đại tướng. Việc xếp hàng chứng tỏ sự lan tỏa của một nhân cách lớn, lay động đến tất cả mọi người.
Giáo sư Văn Như Cương sinh năm 1937, hiện đang là Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh Hà Nội. Mặc dù năm nay tuổi đã cao, nhưng chiều qua ông vẫn đến xếp hàng chờ viếng Đại tướng.
Trao đổi với chúng tôi về việc hàng nghìn người xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Gs Văn Như Cương cho biết, việc người dân đội nắng xếp hàng chờ viếng Đại tướng nói lên nhiều điều và thể hiện lòng tin yêu của nhân dân với một người có công lao rất lớn. Điều đó cho thấy, hình ảnh của Đại tướng sẽ không bao giờ xóa mờ trong lòng nhân dân.
"Việc xếp hàng như vậy ngoài Bác ra từ trước đến nay chưa từng có. Tôi nghĩ ngày nay, ngày mai mọi người sẽ đều cố gắng để đến đó. Mặc dù, đến đó chỉ có bàn thờ và di ảnh chứ không phải đến để vái lạy người đang nằm trong quan tài, không được mang hương nhưng mọi người vẫn đến thì đây là sự lan tỏa của một nhân cách lớn, lay động đến tất cả mọi người", Gs Văn Như Cương nói.
Giáo sư Văn Như Cương xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 7/10. Ảnh: Ngoisao
Theo Gs Văn Như Cương, trước khi đi ông đã biết việc có hàng nghìn người xếp hàng dài chờ vào viếng Đại tướng nhưng khi đến nơi ông vẫn bất ngờ. Giữa trời nắng, dòng người lặng lẽ đi trong thương nhớ rất cảm động.
Gs Văn Như Cương cho biết, ông rất tâm đắc và rất mừng khi trong dòng người xếp hàng chờ viếng Đại tướng có rất nhiều các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, có thể ở chỗ nào đó nhóm người trẻ này lộn xộn, la ó nhưng ở đây, khi đến tang lễ không có ai có hành động như thế. Hành động này càng cho thấy sức lan tỏa của một con người lớn mạnh dường nào.
Đề cập đến việc ông xếp hàng viếng Đại tướng chiều qua, Gs Văn Như Cương cho biết, thực ra học sinh có nguyện vọng nên ông đưa các em đến xếp hàng. Tuy nhiên, bản thân ông, trong lúc xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng, có thể do một số người thấy ông già cả nên cho mình ông vào trước, không phải chờ đợi lâu.
"Cũng như mọi người, việc Đại tướng mất đi với tôi đó là một tổn thất rất lớn. Trong thế hệ lãnh đạo thời xưa, Tướng Giáp là người cuối cùng, học trò thân cận nhất của Bác...", Gs Văn Như Cương nói về cảm xúc khi ông nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
Đã 3 ngày nay, ngày nào cũng có hàng nghìn người xếp hàng kéo dài hàng cây số trên đường Hoàng Diệu, Điên Biên Phủ chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Xuân Tùng
Từ 2h30 phút chiều (6/10), sau khi gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp mở cửa cho người dân vào thăm viếng, hàng nghìn người đã tập trung đến phố Hoàng Diệu xếp hàng dài chờ vào tiễn biệt Đại tướng.
Chỉ trong buổi sáng ngày thứ 2 (hôm qua 7/10), đã có hàng nghìn người vào gửi xe ở Hoàng Thành để vào viếng Đại tướng. Cuối giờ chiều qua, dòng người xếp hàng chờ vẫn kéo dài đến trước khu vực Lăng Hồ Chủ Tịch...
So với 2 ngày trước đó, sáng nay (8/10) số người tập trung đến xếp hàng viếng Đại tướng còn đông hơn. Tuy 8h gia đình nhà Đại tướng mới mở cổng đón khách vào viếng, nhưng từ 5h sáng nay đã có rất đông người xếp hàng, kéo dài ra tới khu vực Lăng Hồ Chủ Tịch.
Theo thông báo từ gia đình Đại tướng, người dân sẽ được vào viếng, tiễn biệt Đại tướng từ 2h30 phút chiều mùng 6/10 đến hết ngày 11/10.
Theo VnMedia
Nhiều lần xót xa nhìn bữa cơm Đại tướng "Bữa trưa của Đại tướng và phu nhân có khi chỉ có chút cơm trắng và 2 quả trứng luộc. Ông nhường bà và bà lại nhường ông", Đại tá Trần Hồng, người chụp ảnh riêng của Đại tướng, chia sẻ. Chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1972, sau này Đại tá Trần Hồng được ông chọn là người chụp...