Hà Nội: Đã hoàn thiện 13 đoàn tàu tuyến Cát Linh Hà Đông
Nguồn tin từ Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đến nay đã hoàn thành công tác sản xuất, chế tạo 13 đoàn tàu tại Trung Quốc để phục vụ cho Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông. Đoàn tàu đầu tiên đang được vận chuyển về Việt Nam bằng đường thủy và sẽ cập cảng Hải Phòng để làm thủ tục nhập khẩu.
Sau ngày 30/9/2017, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ đưa vào vận hành thử.
Đại diện Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đến nay dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông về công tác xây lắp cơ bản đáp ứng được tiến độ thi công đề ra, hoàn thành 90%. Các bên đang tiếp tục bám sát tiến độ thi công tổng thể đã đề ra, đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp, trang trí hoàn thiện trong quý I năm 2017. Sau ngày 30/9/2017 sẽ đưa dự án vào vận hành thử liên động toàn hệ thống với thời gian chạy thử 3-6 tháng như chỉ đạo của Bộ GTVT, Ban QLDA Đường sắt đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm 2017 như sau:
Hoàn thiện toàn bộ phần xây dựng lắp trang trí kiến trúc bao gồm cả khu Depot trước ngày 31/3/2017; bắt đầu lắp đặt thiết bị ngày 15/3/2017; hoàn thành lắp đặt thiết bị ngày 31/7/2017; đóng điện toàn tuyến ngày 1/9/2017; thời gian vận hành thử liên động toàn hệ thống tối thiểu 3 tháng và có thể lên tới 6 tháng tùy thuộc kết quả chạy thử trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác.
Nói về công tác mua sắm các đoàn tàu để phục vụ cho dự án trên, đại diện Ban QLDA Đường sắt thông tin, sẽ mua sắm 13 đoàn tàu chuẩn B1. Đến nay đã hoàn thành công tác sản xuất, chế tác cho cả 13 đoàn tàu bên Trung Quốc. Đoàn tàu đầu tiên đang được vận chuyển về Việt Nam bằng đường thủy và sẽ đến cảng Hải Phòng để làm thủ tục nhập khẩu vào đầu tháng 2/2017. Các đoàn tàu còn lại sẽ lần lượt được vận chuyển về Việt Nam trước thời gian vận chạy thử năm 2017.
Sáng ngày 4/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra thực tế tại nhà ga La Khê của dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Ngoài ra, 11 chuyên ngành thiết bị còn lại của Dự án bao gồm: Thu soát vé tự động (AFC); Thiết bị công nghệ khu Depot, Cung cấp điện (9 hồ sơ chuyên ngành con); Ray tiếp xúc; Thang cuốn thang máy; Điều hòa thông gió; Cấp thoát nước và PCCC; Cảnh báo cháy tự động FAS; Điện động lực chiếu sáng; hệ thống Thông tin và hệ thống Tín hiệu. Tổng thầu đang tiến hành mua sắm/đấu thầu cho dự án. Hiện tại, đã lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị của một số chuyên ngành như: hệ thống Thông tin, hệ thống Tín hiệu, AFC, một số thiết bị thuộc chuyên ngành công nghệ khu Depot và hệ thống ray tiếp xúc, dòng điện rò, tủ đóng cắt 750 DC.
Video đang HOT
Đại diện Ban QLDA Đường sắt thông tin thêm, công tác đào tạo nhân lực đang thực hiện theo kế hoạch, tổng số nhân lực cần đào tạo theo kế hoạch dự án là 651 người (đào tạo tại Trung Quốc là 201 người và đào tạo tại Việt Nam là 450 người).
Đối với công tác đào tạo tại Trung Quốc, đã hoàn thành và cấp chứng chỉ cho 190/201 người, chỉ còn 11 nhân sự quản lý thuộc trưởng, phó phòng sẽ được tiến hành đào tạo trong tháng 3/2017 (đào tạo 24 ngày).
Đối với công tác đào tạo tại Việt Nam, đã hoàn thành công tác tuyển dụng và đào tạo lý thuyết 439/450 nhân sự vận hành, khai thác dự án. Công tác đào tạo thực hành sẽ được tiến hành đồng thời với quá trình lắp đặt thiết bị, bắt đầu từ quý 2 năm 2017 và hoàn thành trước khi bắt đầu lắp đặt chạy thử. Hiện còn thiếu 11 nhân sự thuộc các vị trí công nhân sửa chữa, bảo dưỡng đường ray, AFC. Tuy nhiên, các nhân sự này không ảnh hưởng đến quá trình vận hành, khai thác giai đoạn đầu, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội sẽ tiến hành tuyển dụng bổ sung đáp ứng yêu cầu của Dự án.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối mới chạy tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Sáng nay (4/2), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra thực tế hai dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông. Tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với tuyến Cát Linh - Hà Đông (đưa tàu vào vận hành thử trong tháng 9/2017) khi chạy thử phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới được đưa vào sử dụng...
Điểm kiểm tra thực tế đầu tiên của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Nhà ga La Khê (Quang Trung, Hà Nội) của tuyến đường sắt số 2A (Cát Linh - Hà Đông). Tại đây, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đến nay đã hoàn thành xây lắp được 90%. Các bên đang tiếp tục bám sát tiến độ thi công tổng thể đã đề ra, đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp, trang trí hoàn thiện trong quý I năm 2017 và đưa tàu vào vận hành thử trong tháng 9/2017.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm Nhà ga La Khê của tuyến đường sắt số 2A (Cát Linh - Hà Đông).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra hệ thống đường ray của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Điểm đến tiếp theo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là công trường nhà ga số 2, thuộc tuyến đường sắt số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội). Đại diện Ban Quản lý đô thị Hà Nội đã báo cáo Phó Thủ tướng về tiến độ thi công, cũng như những khó khăn vướng mắc và kiến nghị. Theo đó, Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội bao gồm 10 gói thầu chính: 1 gói thầu Tư vấn chung thực hiện dự án: Công ty Systra S.A (Pháp); 5 gói thầu xây lắp (Gói thầu số 1 - tuyến trên cao; Gói thầu số 2 - các ga trên cao; Gói thầu số 3 - hầm và các ga ngầm; Gói thầu số 4 - công trình hạ tầng kỹ thuật Depot; Gói thầu số 5 - công trình kiến trúc của Depot); 4 gói thầu thiết bị (Gói thầu số 6 - mua sắm đầu máy toa xe và hệ thống cơ điện; Gói thầu số 7 - hệ thống kiểm soát môi trường, thang máy và thang cuốn, PCCC và thoát nước; Gói thầu số 8 - hệ thống ray và Gói thầu số 9 - hệ thống vé).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng bắt tay thăm hỏi công nhân tại công trường xây dựng nhà ga số 2 của Dự án tuyến đường sắt số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội).
Đại diện Ban Quản lý đô thị Hà Nội báo cáo Phó Thủ tướng về tiến độ thi công của Dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
Đến nay tiến độ chung Dự án tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đã đạt trên 30%. Công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đảm bảo giao thông trên công trường được quản lý chặt chẽ. Tiến độ tổng thể dự án đã bị chậm so với kế hoạch ban đầu; dự kiến hoàn thành, khai thác dự án vào cuối năm 2021.
Sau khi đi thăm thực tế tại công trường của hai dự án nói trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc làm việc nhanh với đại diện lãnh đạo các bộ GTVT, Kế hoạch và Đầu Tư, Tài Chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, cùng lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng đánh giá, đường sắt đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các đô thị lớn, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Phó Thủ tướng biểu dương tinh thần làm việc tập trung, trách nhiệm của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội, Ban Quản lý Dự án Đường sắt và các nhà thầu đối với hai dự án đường sắt nói trên.
Theo Phó Thủ tướng, ùn tắc giao thông là thách thức lớn đối với các đô thị tại các nước đang phát triển, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, trong thời gian qua, TP Hà Nội đã rất nỗ lực tìm mọi giải pháp để chống ùn tắc giao thông trong nội thành, nhưng tình hình vẫn hết sức nghiêm trọng. Ùn tắc giao thông đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân, gia tăng ô nhiễm môi trường do các phương tiện phải đốt nhiều nhiên liệu trên đường...
Phó Thủ tướng cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông ở Hà Nội, trong đó có việc tăng dân số cơ học một cách khó kiểm soát; kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, hạn chế; chưa có nhiều phương tiện giao thông đô thị công cộng (mới chiếm khoảng 10%); phương tiện cá nhân tăng đột biến, nhất là ô tô - một ô tô chiếm diện tích bằng ba xe máy; thiếu giao thông ngầm và trên cao; thiếu diện tích cho giao thông tĩnh, các bãi đỗ xe còn rất hạn chế.
"Khi hai tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đi vào sử dụng sẽ hạn chế đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội. Do đó, các chủ đầu tư, các nhà thầu và các đơn vị chức năng liên quan cần tập trung đẩy nhanh hai dự án này để có thể đưa vào sử dụng càng sớm càng tốt" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công hai dự án tuyến đường sắt nói trên trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động, an toàn cho người tham gia giao thông trên đường, an toàn môi trường và không để xảy ra cháy nổ; đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình.
Đối với tuyến Cát Linh - Hà Đông khi chạy thử phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới được đưa vào sử dụng. Bộ Xây dựng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cần phải xem xét kỹ các hạng mục của Dự án này trong quá trình nghiệm thu, hoàn thiện đến đâu cần nghiệm thu ngay đến đó.
Đối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, hoàn đúng thời hạn vào năm 2021 hoặc sớm hơn.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh thêm, cần phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực khi công trình trên đi vào sử dụng. Đội ngũ nhân viên vận hành phải chuyên nghiệp cả về chuyên môn và văn hóa ứng xử, giao tiếp với khách hàng, với nhân dân.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử vào tháng 10 Thời gian chạy thử của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông se kéo dài 3 - 6 tháng trước khi khai thác thương mại vào quy 2/2018. Tuyên đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông đa hoan thiên 90% khôi lương công viêc. Anh: Ba Đô Sang 2/2, phát biểu tại lễ ra quân phat đông thi...