Hà Nội đã chủ động phòng, chống dịch đạt hiệu quả
Ngày 17-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành phố.
Dự tại đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và đại diện các sở, ngành thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Báo cáo tình hình phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã kiểm soát được dịch Covid-19, nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội. Từ ngày 27-1 đến nay, Hà Nội ghi nhận 35 ca mắc tại cộng đồng. Đã qua 30 ngày liên tiếp, thành phố không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng, các ổ dịch đều đã kết thúc. Cộng dồn từ năm 2020 đến nay, Hà Nội có 242 ca mắc, không có ca tử vong.
Về công tác cách ly, Hà Nội tổ chức các khu cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý tại Bệnh viện Công an thành phố và 18 khách sạn đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở cách ly. Hiện các khu cách ly tập trung đã cách ly 51.470 người.
Video đang HOT
Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố tiếp tục đôn đốc các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; giao nhiệm vụ cho 10 bệnh viện của thành phố thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; giao các cơ sở khám, chữa bệnh xét nghiệm cho các trường hợp sốt, ho, khó thở, đến nay, đã xét nghiệm được trên 6.000 trường hợp nghi ngờ. Ngoài ra, thành phố cũng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên những khu vực có nguy cơ cao tại các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện…
Đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết thêm, thành phố đã quyết liệt trong công tác kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch theo thông điệp “5K”, trong đó đặc biệt tập trung vào việc tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, tập trung đông người; kiểm tra nội dung liên quan đến yêu cầu tạm dừng một số hoạt động để bảo đảm công tác phòng, chống dịch; yêu cầu các địa phương tùy vào tình hình thực tế của dịch để điều chỉnh các hoạt động, nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch nhằm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. Đồng thời, các địa phương, đơn vị phải nhanh chóng có biện pháp khoanh vùng, dập dịch khi phát hiện ca mắc mới.
“Thành phố rất linh hoạt trong việc phòng, chống dịch, giao các địa phương tùy vào diễn biến của dịch tại từng thời điểm để có biện pháp giãn cách hay nới lỏng phù hợp nhằm bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả và vẫn duy trì các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội”, đồng chí Chử Xuân Dũng nói.
Ngoài ra, thành phố duy trì thường xuyên việc giao ban hằng tuần công tác phòng, chống dịch Covid-19 để có chỉ đạo sát sao, tránh tâm lý lơ là, chủ quan khi thành phố thực hiện các biện pháp nới lỏng một số hoạt động. Thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định đeo khẩu trang, khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Các đơn vị thực hiện cách ly tập trung phải bảo đảm an toàn tại các khu cách ly, không để lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành kế hoạch cụ thể cho việc triển khai tiêm vắc xin, từ việc rà soát đối tượng cho đến hoạt động tiêm, theo dõi, giám sát, xử lý sau khi tiêm. Đến nay, Hà Nội đã tiêm được 2.000 mũi cho các cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị cho người bệnh và các cán bộ điều tra, xử lý ca bệnh. Những người đã tiêm hiện tại đều có sức khỏe ổn định.
“Dự kiến tuần này và tuần sau, Hà Nội triển khai tiếp hoạt động tiêm chủng cho các đơn vị theo kế hoạch tiêm đợt 1″, đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết.
Đánh giá việc phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội đã rất quyết liệt và chủ động ngăn chặn kịp thời những đợt dịch xảy ra trên địa bàn và các vùng xung quanh, đồng thời đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Hà Nội mở cửa các di tích từ 8/3
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội quyết định cho mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo từ 8/3 nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch.
Chiều 4/3, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Tp. Hà Nội họp phiên thứ 96 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo.
Theo Sở Y tế, mặc dù dịch bệnh tại Hà Nội đã được kiểm soát tuy nhiên nguy cơ vẫn ở mức cao bởi dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, các chuyên gia vẫn nhập cảnh vào Việt Nam, hoạt động nhập cảnh trái phép còn diễn ra tại một số địa phương.
Tại Việt Nam, vẫn ghi nhận thêm ca mắc mới và từ 0h ngày 3/3 tỉnh Hải Dương đã kết thúc thực hiện Chỉ thị 16 nên người dân có thể đi đến các tỉnh thành khác và có thể có nguy cơ khi những người này có mang mầm bệnh mà không có triệu chứng.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kết luận. (Ảnh Vietnamnet)
Các trường đại học, cao đẳng mở cửa trở lại, sinh viên các tỉnh sẽ trở lại thủ đô học tập nhiều hơn trong đó có thể có những trường hợp đến từ các tỉnh thành có dịch.
Theo đó, các đơn vị phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân biết các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phối hợp thực hiện. Chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai việc tiêm vaccine theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Y tế. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế trên địa bàn để thực hiện rà soát, thống kê đối tượng tiêm vaccine Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban chỉ đạo yêu cầu, khi học sinh, sinh viên các đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại, nhà trường phải tổ chức khử khuẩn; yêu cầu khai báo y tế, nắm bắt chắc số lượng học sinh, sinh viên quay trở lại từ các vùng dịch để phục vụ giám sát dịch tễ tại cộng đồng; học sinh đến trường phải đeo khẩu trang và được giám sát, kiểm tra thân nhiệt thường xuyên theo quy định.
Chủ động xây dựng kịch bản chi tiết tại nhà trường, cơ sở giáo dục khi học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, Sở VH&TT, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, các di tích trên địa bàn TP, các điều kiện để sẵn sàng mở cửa trở lại khi được phép.
Kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng điểm lại những nguy cơ dịch bệnh có thể quay trở lại Hà Nội. Ông Dũng lưu ý: "Sắp tới các hoạt động được nới lỏng, việc giãn cách được hạn chế, khoảng 750.000 học sinh, sinh viên quay trở lại học tập, sinh sống...Vì vậy không được chủ quan lơ là".
Thực hiện nghiêm việc khai báo qua phần mềm QR Code tại các cơ quan, công sở, nhà hàng, dịch vụ, cơ sở giao dịch... từ Trung ương đến địa phương của Hà Nội. "Đây là hình thức nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, đơn giản và hiệu quả, nếu có dịch truy vết sẽ nhanh hơn. Yêu cầu hết ngày mai 5/3 hoàn thành triển khai việc khai báo QR Code", ông Dũng đánh giá.
Nếu đảm bảo các yêu cầu thì xem xét mở lại các di tích, cơ sở tôn giáo từ 8/3. Giao Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Trưởng ban tôn giáo TP và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long căn cứ tình hình dịch bệnh và các điều kiện chủ động quyết định thời gian mở lại các di tích đón khách, tuyệt đối không tổ chức lễ hội.
Đẩy mạnh phát triển làng nghề Phát triển làng nghề khu vực nông thôn không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương. Sản xuất mây tre đan tại xã Tân Thọ (Nông Cống). Hiện, Thanh Hóa có 36 nghề, với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 75...